Bạo hành trong trường học: Bao giờ đến hồi kết?
Kinh tế - Xã hội - 07/10/2019 16:45 Hữu Phúc
Cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú) bạo hành học sinh đang gây phẫn nộ - Ảnh: Cắt từ camrea. |
Bà Khuất Thanh Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non TD's Kindergarden (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết:
“Năm nay, tôi đã 59 tuổi, cống hiến lâu năm, tôi cũng buồn và trăn trở khi chứng kiến nhiều vụ việc bạo hành học đường thầy, cô giáo với các em.
Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh, xã hội một điều: Những bậc cha mẹ cần chia sẻ nhiều hơn với các cô giáo về vấn đề của con, bất cứ vấn đề nào hãy mạnh dạn chia sẻ, trao đổi với cô giáo để cùng nhau đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Phụ huynh phải thường xuyên chia sẻ với con cái, tâm sự với các con để hiểu con mình hơn, dễ nắm bắt tâm lý con trẻ hơn. Không nên vì những sai phạm thiểu số mà đánh mất niềm tin với những người giáo viên và sự nghiệp giáo dục đầy nhân văn của dân tộc ta”.
Với góc nhìn thẳng thắn cùng kinh nghiệm đứng bục giảng của bản thân, qua trao đổi về vấn đề bạo hành trong ngành giáo dục, một số giáo viên cũng đã bày tỏ quan điểm cá nhân.
Áp lực và "cái tôi"
Cô Phạm Thị Thương, Giáo viên THPT tại Hải Phòng chia sẻ: “Tôi thấy, cái “tôi” của các cô quá cao khi có những cách xử phạt như thế. Công tác trong nghề gần chục năm, tôi cũng gặp những trường hợp gây ức chế nhưng luôn phải kìm nén mình để tránh làm tổn thương học trò. Quá đáng lắm, tôi sẽ làm việc với phụ huynh. Tôi nghĩ sự phẫn nỗ của dư luận hiện nay, dường như là hình phạt nặng nề, cảnh tỉnh và nhắc nhở mỗi nhà giáo cần tránh mắc phải sai lầm trong ứng xử với học trò.”
Bà Hoàng Thị Thu Nga, Giáo viên Trường Tiểu học thuộc Tp. Hưng Yên cũng cho biết: “Hiện nay, giáo viên, đặc biêt là cấp Tiểu học trong thời điểm này chịu vô vàn áp lực từ các phụ huynh học sinh, công việc, Ban Giám hiệu, cấp trên. Vì chịu áp lực, một số giáo viên có những cách hành xử không đúng chuẩn mực nhà giáo hoặc do kinh nghiệm của giáo viên còn ít. Ngoài ra, tôi nghĩ có thể do chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình hoặc phim ảnh.
Cô giáo Hoàng Thị Thu Nga - Ảnh nhân vật |
Bởi vì người chọn nghề chứ đâu phải nghề chọn người, cô giáo đó chưa có tố chất và khả năng phù hợp với nghề giáo nhưng vẫn lựa chọn nghề nghiệp này. Tuy nhiên, dư luận cũng nên bớt soi mói vào đời tư của cô giáo viên đó, đừng để gia đình, vợ chồng, con cái phải chịu búa rìu dư luận. Về phía gia đình em học sinh, khi xảy ra những sự vụ không mong muốn, chúng ta hãy rộng lòng tha thứ và tìm tiếng nói chung để giải quyết sự việc, bởi nếu không người chịu thiệt thòi nhất là con trẻ. Hãy để học sinh này được xin lỗi chân thành và trấn an tinh thần, đừng đem đứa trẻ trong sáng làm bình phong giải quyết chuyện người lớn.
Sau vụ việc, các trường Sư phạm nên chú trọng giáo dục kĩ năng sống của sinh viên. Ban Giám hiệu nên để giáo viên mới ra trường tập sự khoảng 3 năm trước khi làm Chủ nhiệm. Đồng thời, Ban Giám hiệu nên kịp thời nắm bắt tâm tư của đội ngũ giáo viên. Hãy để nghề chọn người để chọn ra người có năng lực, niềm đam mê xứng đáng với công việc chứ đừng để người chọn nghề.”
Nhìn nhận câu chuyện bạo hành trong giáo dục, những "Cô giáo tương lai" cũng chia sẻ những suy nghĩ, trăn trở của bản thân về sự nghiệp giáo dục sau này...
Bạn Phạm Hồng Anh - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Theo bạn Phạm Hồng Anh, Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội: “May mắn trong quá trình thực tập, tôi được các em học sinh giúp đỡ rất nhiều nên chưa gặp tình huống ức chế nào. Nhưng tôi luôn tâm niệm phải kiên nhẫn, lắng nghe, thấu hiểu học sinh, xử phạt hay gặp gia đình chỉ là những giải pháp cuối cùng. Nếu các em học sinh thấy được tôn trọng thì các em sẽ tự động kính trọng lại các thầy.
Tôi hoàn toàn phản đối những hành động của cô giáo đánh, véo tai học sinh như thế. Có lẽ, các tình huống trên xảy ra chủ yếu là do con người, vẫn còn rất nhiều nhà giáo đáng trân trọng. Tôi mong rằng, xã hội không đánh đồng chất lượng giáo viên giảm sút.”
Khách sạn trên Mã Pì Lèng và không khí dưới Hà Nội Ứng dụng đo ô nhiễm không khí AirVisual đang nổi đình nổi đám đột nhiên biến mất chỉ sau một đêm và những lùm xùm ... |
Thời tiết ngày 7/10: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa và dông rải rác vào chiều tối Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo có mưa vào chiều tối ngày 7/10. |
“Nghịch lý” ở phố cà phê đường tàu: Khách kéo đến đông nghẹt sau tin sẽ bị giải tỏa Sau thông tin sẽ giải tỏa cà phê đường tàu, nhiều người đã tranh thủ đến nơi đây trong dịp cuối tuần. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng