Bà cháu bán dạo bất ngờ nhận quà Tết từ Công đoàn Đà Nẵng

Bế theo đứa cháu ngoại 4 tuổi đến nhận quà Tết của Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng, chị Đặng Thị Hiệp “quá hạnh phúc” vì món quà bất ngờ đã mang lại cho hai bà cháu một cái Tết ấm áp, đủ đầy.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Hội trường UBND phường Hòa Thọ Tây (Đà Nẵng) tối 25 Tết chật cứng công nhân, người lao động. Hôm nay, những hoàn cảnh khó khăn, những lao động không đủ điều kiện về quê ăn Tết ở tại các Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ được Công đoàn thành phố mời đến nhận quà Tết trong khuôn khổ chương trình “Tết không xa nhà – Xuân Ất Tỵ 2025” do Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng tổ chức.

Chị Đặng Thị Hiệp (quê Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đang ở trọ tại Tổ công nhân tự quản số 14 quá bất ngờ và hạnh phúc khi được Công đoàn trao quà Tết vì chị nghĩ: “mình không phải là công nhân, cũng không phải là đoàn viên Công đoàn mà chỉ là người lao động đi bán dạo thôi”.

Bất ngờ nhận được giấy mời từ Tổ trưởng, hôm nay, chị khấp khởi về sớm để bế cháu xuống nhận quà. “Ăn Tết ở Đà Nẵng mười mấy năm nhưng năm nay quá hạnh phúc luôn. Chỉ mong các cấp chính quyền quan tâm, cho người lao động một cái Tết no đủ như vậy thôi”, chị Hiệp nghẹn ngào.

“Tết quá hạnh phúc”
Chị Đinh Thị Hiệp hạnh phúc khi nhận được món quà Tết từ đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng. Ảnh: Phan Nguyên

Bản thân gần 50 tuổi, lại bị dị tật nhưng hàng ngày chị Hiệp phải bế theo cháu ngoại 4 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh và tăng động rong ruổi khắp phố phường Đà Nẵng mưu sinh bằng nghề bán tăm bông, móc khóa, tăm xỉa răng. Mỗi ngày lời được 5 -7 chục ngàn, có ngày may mắn lời được 150 ngàn: “phấn đấu được chừng mô lo cho cháu chừng nấy thôi chứ biết răng giờ”, chị nói về cuộc sống của hai bà cháu.

Mười mấy năm trước, chị dắt con gái rời vùng quê nghèo của huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế vào thành phố Đà Nẵng đi làm với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một mình nuôi con ăn học, cuộc sống êm đềm trôi rồi bỗng một ngày con gái chị bỏ đi biền biệt, thời gian sau lần lượt mang về hai đứa cháu còn đỏ hỏn rồi lại bỏ đi tiếp.

“Con dại cái mang”, ở giữa thành phố không có người thân, một mình chị bươn chải tiếp tục nuôi hai cháu ngoại. Hiện đứa lớn được 6 tuổi, đứa nhỏ năm nay lên 4. Thời gian gần đây, chị đau ốm liên tục nên đành gửi đứa lớn về quê ở với bà cố.

Theo anh Nguyễn Hoa, Tổ trưởng tổ công nhân tự quản 14 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, nửa năm trước thấy hai bà cháu đến xin thuê trọ, anh cũng lo lắng. “Mình cũng phòng trường hợp lỡ lừa đảo cho vô thuê rồi trộm cắp, ảnh hưởng an ninh trật tự trong Tổ tự quản, nhưng khi tìm hiểu đúng hoàn cảnh khó khăn nên tôi cho hai bà cháu thuê trọ và nhiều lần đề xuất Công đoàn hỗ trợ”, anh Hoa nói.

Chị Hiệp là một trong 282 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn và nằm trong 56 lao động không đủ điều kiện về quê đón Tết ở Tổ công nhân tự quản khu vực quận Cẩm Lệ được Công đoàn hỗ trợ.

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 11.900 suất quà từ nguồn tài chính công đoàn và 8.000 suất quà từ hỗ trợ của thành phố, tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Đồng thời, lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Công đoàn đến thăm, động viên gần 1.000 người lao động không về quê đón Tết, lao động đơn thân có hoàn cảnh khó khăn tại các Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ và Nhà ở Công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm; gặp mặt động viên ban điều hành 67 Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ.

Đồng chí Lê Trọng Nguyên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ cho biết, hiện trên địa bàn quận có 24 tổ công nhân tự quản, quản lý hơn 6.000 công nhân, lao động, đa số đang làm việc tại Khu công nghiệp Hòa Cầm. Nhiều năm qua, Tổ công nhân tự quản là cánh tay nối dài của Liên đoàn Lao động góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công nhân lao động tại khu dân cư.

“Người lao động có hoàn cảnh khó khăn sống ở các Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ đều được hỗ trợ như nhau, không phân biệt công nhân hay lao động tự do”, đồng chí Lê Trọng Nguyên khẳng định.

Chị Đặng Thị Hiệp (quê Phú Vang, Thừa Thiên Huế) chia sẻ những cảm xúc khi nhận món quà Tết bất ngờ của Công đoàn.

Công đoàn Đà Nẵng nỗ lực chuẩn bị Tết cho công nhân lao động Công đoàn Đà Nẵng nỗ lực chuẩn bị Tết cho công nhân lao động

Cùng với hàng chục ngàn phần quà tặng cho đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, các chương trình chăm lo ...

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà ...

Người lao động Đà Nẵng được tặng phiếu mua hàng, lỉnh kỉnh mang quà về đón Tết Người lao động Đà Nẵng được tặng phiếu mua hàng, lỉnh kỉnh mang quà về đón Tết

Những ngày này, chuỗi hoạt động chăm lo Tết dành cho đoàn viên và người lao động tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra sôi ...

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia ...

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.