Asanzo lừa dối khách hàng, giả mạo nhãn hiệu và trốn thuế
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2019 11:39 Vân Anh (TH)
Ảnh: Hoàng Triều |
Tại cuộc họp ngày 28/10, Tổng cục Hải quan công bố kết luận khẳng định, Asanzo có dấu hiệu vi phạm một loạt quy định của pháp luật giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế; giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng. Tổng cục Hải quan cũng đã mời nhiều bộ, ngành đến để trao đổi, bày tỏ quan điểm trước khi báo cáo Thủ tướng vào ngày 30/10.
Có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa
Báo cáo của Tổng cục Hải quan tại cuộc họp cho thấy Asanzo có dấu hiệu vi phạm về lừa dối khách hàng, giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và trốn thuế. Asanzo có quan hệ mua hàng với 58 công ty, trong đó có 9 công ty gắn chữ "Asanzo", thực hiện mua bán linh kiện, sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo.
Theo báo cáo này, bước đầu xác định Asanzo có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giả mạo nhãn hiệu) khi kiểm tra, khám xét đối với lô hàng nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo. Cụ thể, nhãn hiệu "Asano và hình" đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Công ty TNHH TM và Sản xuất Đông Phương.
Cơ quan chức năng cũng đã lần đầu thông báo về kết quả xác minh cáo buộc "lừa dối khách hàng". Trong các video quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, Asanzo thể hiện có dây chuyền, lắp ráp tivi bằng máy móc, thiết bị hiện đại nhưng kết quả kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất không đúng như quảng cáo. Doanh nghiệp (DN) này có 12 dãy bàn với chiều dài khoảng 30 m, rộng 1,5 m (diện tích 45 m2), dùng để lắp ráp tivi và một số sản phẩm khác bằng phương pháp thủ công. Sau khi lắp ráp, tivi được đóng vào các bao bì mang nhãn hiệu Asanzo, in chữ Việt, xuất xứ Việt Nam rồi bán cho 19 công ty khác để đưa ra thị trường nội địa.
Về dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, theo Tổng cục Hải quan, ở các sản phẩm nêu trên, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các DN trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, xuất bán ra thị trường. Những linh kiện này được một số DN nhập khẩu từ Trung Quốc rồi bán lại cho Asanzo. Việc lắp ráp thực hiện trên các bàn trải dài, công nhân lắp ráp các sản phẩm bằng tuốc-nơ-vít, không có dây chuyền, máy móc, thiết bị phức tạp hay yêu cầu kỹ thuật cao.
Trong khi đó, theo số liệu kiểm tra, xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường, tỉ lệ giá trị gia tăng tạo ra sau quá trình lắp ráp rất thấp, chỉ chiếm 1%-2% trong tổng chi phí giá thành sản phẩm. Như vậy, mặt hàng tivi xuất khẩu mang nhãn hiệu Asanzo chỉ thực hiện lắp ráp đơn giản, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Đại diện Bộ Công Thương cũng nhận định đối với hàng hóa xuất khẩu, Asanzo đã vi phạm về xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Nghị định 31. Do đó, có thể coi hàng mà Asanzo xuất đi nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam. Riêng hàng hóa lắp ráp, tiêu thụ, lưu thông trong nước, Bộ Công Thương cho biết hiện chưa có quy định cụ thể nên rất khó để kết luận.
Làm rõ thêm về xuất xứ hàng hóa của Asanzo, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại của VCCI, khẳng định phía Asanzo chưa từng đến VCCI để làm thủ tục C/O cho bất cứ loại hàng hóa nào.
"Phù phép" 500 tỉ đồng
Liên quan đến dấu hiệu trốn thuế của Asanzo, theo báo cáo của đại diện Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP HCM đã xử lý kết quả sau thanh tra tổng số tiền hơn 47,6 tỉ đồng đối với DN này. Ngoài ra, Cục Thuế TP HCM đã có văn bản chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu hình sự sang Cơ quan CSĐT Công an TP HCM.
Đại diện Tổng cục Thuế lý giải rõ hơn về hành vi trốn thuế của Asanzo thể hiện ở việc để ngoài sổ sách; không xuất hóa đơn; trốn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, Asanzo mua linh kiện nhưng lại kê khai mua thành phẩm điều hòa công suất 9.000 BTU để gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đáng chú ý, Asanzo có hành vi sử dụng hóa đơn đầu vào ghi cao hơn giá bán giao dịch thực tế để trốn thuế. Theo đó, Asanzo sử dụng hóa đơn đầu vào của các công ty không còn hoạt động, chủ yếu do người lao động của Asanzo đứng tên đại diện pháp luật để nhập linh kiện bán cho Asanzo. Qua kiểm tra tài khoản ngân hàng, tiền Asanzo chuyển thanh toán các công ty, cuối cùng lại được chuyển ngược về Asanzo và được người nhà của lãnh đạo Asanzo rút ra với tổng số ước tính hơn 500 tỉ đồng.
Đối với các vi phạm về thuế vừa nêu, ông Lại Anh Tuấn, đại diện VKSND Tối cao, cho rằng Asanzo có dấu hiệu trốn thuế nhưng chưa đủ căn cứ để xác định các công ty thuộc DN này có phạm tội hay không. Theo ông Tuấn, hiện tại Asanzo mới có dấu hiệu về không xuất hóa đơn bán hàng, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng hóa đơn có giá trị ghi cao hơn thực tế. "Asanzo khai báo mua bán rất nhiều hàng hóa nhưng có khi việc khai báo chỉ nhằm mục đích nâng cao giá trị hình ảnh, việc mua bán chưa chắc đã nhiều nên cần điều tra, làm rõ" - ông Tuấn đề nghị.
Sau khi các bên có ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, ông Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh việc làm rõ dấu hiệu trốn thuế, vi phạm nhãn mác là xác định ban đầu và có những nội dung đã được xử lý. "Những vấn đề có dấu hiệu vi phạm về hình sự, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh và tiếp tục điều tra theo quy định. Liên ngành đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an, VKS sớm thực hiện điều tra theo pháp luật" - ông Nguyễn Văn Cẩn lưu ý.
Cục Thuế TP. HCM hủy bỏ 21 tỷ đồng phạt thuế Asanzo Do vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra nên Cục Thuế TP HCM vừa hủy một phần quyết định truy thu và phạt ... |
Đâu là cách Asanzo trốn thuế? Qua việc kiểm tra hóa đơn chứng từ và xác minh tài khoản ngân hàng, cơ quan thuế phát hiện Công ty CP Tập đoàn ... |
Tổng cục Hải quan: Asanzo có dấu hiệu trốn thuế và xâm phạm về nhãn hiệu Chiều 24/10, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết Asanzo có dấu hiệu xâm phạm về quyền sở ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng