72% công nhân không muốn con theo nghiệp mình vì quá vất vả

Hoạt động Công đoàn - D.M

TS. Vũ Minh Tiến - Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề bức xúc và kéo dài trong công nhân lao động hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm. Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% công nhân tham gia khảo sát cho biết không muốn con cái sau này nối nghiệp mình.
Công ty thưởng 200 xe máy cho 200 công nhân lao động ưu tú Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?
Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: TSCC

Khó khăn dồn dập đến với gia đình Ytha Sari (dân tộc Chăm, quê ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) từ khi dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Long An.

“Em nghỉ việc 3 tháng nay để chăm con nhỏ cho chồng đi làm. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chồng em phải nghỉ ở nhà 2 tháng. Tiền hết, nợ nần nhiều quá!” - nữ công nhân 30 tuổi nói như khóc.

Vợ chồng Ytha Sari kết hôn đã gần 9 năm. Cha mẹ hai bên đều nghèo khó. Ytha Sari mới lên Long An ở trọ cùng chồng và xin việc làm được hơn 2 năm. Khi chưa xảy ra dịch bệnh, cuộc sống chỉ vừa đủ trang trải nơi đất khách quê người. Hằng tháng, vợ chồng cô gửi 2 triệu đồng về để ông bà chăm sóc đứa con lớn. Đứa nhỏ theo bố mẹ đến Long An ở trọ. Dịch bệnh bùng phát, tiền tích lũy không có, cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn.

“Nhiều ngày tiền hết, em chỉ mua trứng và rau. Lúc bí bách quá, trong phòng còn đồ vật nào giá trị đều cầm cố lấy tiền sinh hoạt. Em phải bán đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng 18k được 4,1 triệu đồng. Cầm cố giấy tờ xe máy được thêm 1,5 triệu đồng. Tiền thuê trọ, điện nước mỗi tháng 1,1 triệu đồng. Đến giờ, vợ chồng em vẫn còn nợ 2 tháng tiền nhà trọ chưa trả" - Yathi Sari nói.

Khu nhà trọ mà Ytha Sari thuê có rất nhiều lao động đến từ các tỉnh khác nhau. Cuộc sống của họ cũng khó khăn không kém.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Khu nhà trọ nơi Ytha Sari sinh sống (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Ảnh: NVCC

Tháng 3/2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khảo sát thực trạng đời sống và nhu cầu tăng lương, thu nhập của công nhân lao động tại doanh nghiệp. Khảo sát tiến hành với 2.016 công nhân làm việc trong các ngành Thương mại, dịch vụ; Dệt may, Da giày; Điện, điện tử; Cơ khí; Chế biến nông, lâm, thủy sản; Giao thông vận tải và Xây dựng… thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp tư nhân ở các vùng I, II, III, IV.

Có 55,6% công nhân tham gia khảo sát cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải chi phí cơ bản. 23,2% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ mới đủ. 13,2% cho biết thu nhập hiện không đủ cho mức sống tối thiểu.

12,0% người lao động cho biết hằng tháng phải đi vay tiền để ổn định cuộc sống; 35,5% người lao động nói cứ 3 đến 4 tháng phải đi vay tiền một lần; 34,8% người lao động nói mỗi năm phải vay tiền từ 1 đến 2 lần; chỉ có 17,8% người lao động nói chưa phải vay tiền để chi tiêu. Hơn 20% số người được khảo sát cho biết đã từng rút Bảo hiểm xã hội một lần.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Con trai của Ytha Sari trải qua những ngày khát sữa, phải uống nước đường thay sữa. Ảnh: NVCC

Lương thấp dẫn tới người lao động phải dè sẻn chi tiêu, bữa ăn thiếu dinh dưỡng. 5,5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 lần/tuần); 33,5% cho biết 3 bữa/tuần có thịt, cá; 31,5% cho biết thu nhập hiện tại chỉ đảm bảo 2 bữa ăn có thịt cá/ngày và chỉ có 27,3% lao động cho biết có thịt, cá trong các bữa ăn.

Nhiều người lao động tham gia khảo sát chưa lập gia đình cho biết tiền lương và thu nhập thấp nên chưa dám lập gia đình vì e ngại không đủ tài chính đảm bảo cuộc sống sau này. Người lao động cũng chần chừ sinh con (ở người đã lập gia đình) hoặc sinh con thứ 2 (người lao động đã lập gia đình, có 1 con) do vấn đề lương thấp.

17,4% người lao động đang có con dưới 18 tuổi tham gia khảo sát cho biết hiện tại con đang không ở cùng bố mẹ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là thu nhập của họ không đủ để gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài

TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nêu kết quả khảo sát tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, đời sống công nhân lao động năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện. Ảnh: CĐ

9,9% cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ để mua thuốc và khám chữa bệnh. 43,4% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có tiền...

Khảo sát do Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy: Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ.

"Có một nghịch lý khá phổ biến, mặc dù công nhân lao động đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. Công nhân lao động ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, thậm chí lên đến 60 - 70 giờ/tháng... Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% công nhân lao động không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình" - TS. Vũ Minh Tiến nhấn mạnh.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh) chuẩn bị bữa ăn đạm bạc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: NN

Theo đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), từ năm 2016 đến 2020, mức điều chỉnh lương tối thiểu bình quân hằng năm là 7,4%. Trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lương tối thiểu không được điều chỉnh nên đã không còn “đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”, không còn là sàn để bảo vệ được người lao động yếu thế, để thương lượng thỏa thuận tiền lương trên thực tế của người lao động và doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19, người lao động gặp rất nhiều khó khăn, giá cả tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm sút, trong khi doanh nghiệp không điều chỉnh lương, tăng lương, dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra vào đầu năm 2022” - đồng chí Lê Đình Quảng phân tích.

Trước tình trạng mức lương người lao động nhận được không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nhiều người phải chấp nhận làm thêm trong nhiều giờ để bù đắp chi tiêu, Công đoàn Việt Nam đã kiến nghị các hiệp hội doanh nghiệp rút đề xuất hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7.

Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập

Quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông ...

Kỳ vọng về Khu kinh tế xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan Kỳ vọng về Khu kinh tế xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan

Trong 15 cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giáp Lào, Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị) - Densavan ...

Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng” Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng”

Khán giả xếp hàng xuyên đêm 12 tiếng trước sân Việt Trì (Phú Thọ) để mua vé bóng đá SEA Games 31. Có lẽ, Huy ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.

Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời

Hoạt động Công đoàn -

Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời

Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Thượng úy Bùi Viết Tuấn - Ngọn lửa sáng trên tuyến đầu sản xuất

Hoạt động Công đoàn -

Thượng úy Bùi Viết Tuấn - Ngọn lửa sáng trên tuyến đầu sản xuất

Thượng úy Bùi Viết Tuấn, Trợ lý Phòng Kỹ thuật Công nghệ - một cái tên không còn xa lạ với cán bộ, công nhân viên nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật). Với sự nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, anh đã trở thành tấm gương sáng ngời, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ cán bộ, kỹ sư trẻ.

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phú Diễn (phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là cán bộ trách nhiệm, giỏi giang, gương mẫu, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác và các hoạt động xã hội. Cô là bông hoa tươi thắm của đơn vị.

Ký ức ấm áp khi nghĩ về người chị nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi

Hoạt động Công đoàn -

Ký ức ấm áp khi nghĩ về người chị nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi

Hơn 20 năm làm công tác công đoàn, chị Nguyễn Thị Ngân, nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi - trực thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) đã để lại ấn tượng cho cán bộ đoàn viên của đơn vị. Dù đã về hưu nhưng khi nghĩ về chị, mỗi đoàn viên luôn cảm thấy ấm áp, tràn đầy yêu thương.

Vượt qua bạo bệnh, thắp sáng niềm tin hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Vượt qua bạo bệnh, thắp sáng niềm tin hướng tới tương lai

Câu chuyện vượt qua bệnh tật của anh Trần Phú Dũng, Trưởng phòng - Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường và sự không từ bỏ. Hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của anh không chỉ là cuộc chiến với bệnh tật mà còn là biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm lo, giúp đỡ của Công đoàn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Lý (phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một cán bộ quản lý năng động, sáng tạo. Cô còn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung và sẵn sàng giúp đỡ đến cùng những người khó khăn, bệnh tật.

“Công đoàn như chiếc phao cứu sinh của cuộc đời tôi”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn như chiếc phao cứu sinh của cuộc đời tôi”

Tôi là đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hoa Hồng (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Những ngày khó khăn, u tối nhất của cuộc đời tôi đã trôi qua. Để vượt qua quãng thời gian ấy, công đoàn trường chính là chiếc phao cứu sinh để tôi bám vào, bước qua nỗi đau.

Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang

Hoạt động Công đoàn -

Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang

Mô hình Sức khỏe của bạn được LĐLĐ tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế triển khai từ năm 2017 đã phát huy hiệu quả thiết thực và được duy trì đến nay. Hai đơn vị thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các doanh nghiệp tổ chức đầy đủ nội dung, ngắn gọn trong các công ty vào dịp cuối tuần, giúp NLĐ được tham gia thuận tiện, nhất là lao động nữ.

Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi!

Hoạt động Công đoàn -

Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi!

Tôi là Trần Thị Thùy Nhung công tác tại khoa Thư viện – Văn phòng, Trường Đại học Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh). Căn bệnh ung thư đã khiến cuộc sống của tôi như đi vào ngõ cụt, nhiều lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng và muốn buông xuôi. Nhưng vì thương chồng, thương con, tôi kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Những ngày tháng đau thương và sợ hãi đó, công đoàn luôn bên tôi, không để tôi đơn độc.

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Trường THCS Hoàng Hoa Thám là ngôi trường đẹp, khang trang, có bề dày về thành tích giáo dục của quận Ba Đình, TP Hà Nội. Nơi đây tổ chức Công đoàn luôn hết lòng chăm lo đời sống cho công đoàn viên và xây dựng một tập thể gắn kết, yêu thương và phát triển.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."

Hoạt động Công đoàn -

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."

Làm sao để nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động, phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa... là những vấn đề được đặt ra cho cán bộ công đoàn.