e magazine
02/05/2022 17:41
Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?

02/05/2022 17:41

Theo TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, các doanh nghiệp đều đã chuẩn bị tâm thế cho việc tăng lương tối thiểu. Thực tế, các hiệp hội không phản đối tăng lương mà là kiến nghị không tăng lương từ ngày 1/7. Vậy thời điểm này có ý nghĩa gì và tổ chức Công đoàn cần làm thế nào để bảo vệ quyền lợi người lao động?
Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?

VÌ SAO DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HOÃN TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ NGÀY 1/7?

Theo TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, các doanh nghiệp đều đã chuẩn bị tâm thế cho việc tăng lương tối thiểu. Các hiệp hội không phản đối tăng lương mà là kiến nghị không tăng lương từ ngày 1/7. Vậy thời điểm này có ý nghĩa gì và tổ chức Công đoàn cần làm thế nào để bảo vệ quyền lợi người lao động?

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” phương án tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1/7/2022. Tuy nhiên, 8 hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ hoãn tăng lương tối thiểu vào thời điểm nói trên.

Doanh nghiệp đã chuẩn bị tâm thế nhưng vẫn kiến nghị hoãn

Theo TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, ngay từ cuối năm 2021, các doanh nghiệp đã chuẩn bị tâm thế cho việc tăng lương tối thiểu. Không phải đợi đến khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp về tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp ở khu vực phía Nam đã chủ động tăng lương để giữ chân lao động. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thị trường lao động ở Việt Nam hiện tại, thay vì nhìn nhận tăng lương tối thiểu như là sự “ăn - thua” thì nên hiểu theo hướng người lao động được hưởng mức lương cao hơn, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?Phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ảnh: TH

“Ngay từ cuối năm 2021, doanh nghiệp Da giày, Dệt may ở miền Bắc và miền Trung đã tăng khoảng 10% tổng thu nhập của người lao động. Bởi lẽ, doanh nghiệp miền Bắc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 hơn. Họ nhận được nhiều đơn hàng mới, được tăng giá, thụ hưởng nguồn lao động có kỹ năng từ miền Nam trở về. Nhiều doanh nghiệp ở miền Bắc thường xuyên báo lợi nhuận rất lớn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp miền Nam rất khó khăn nhưng để giữ chân lao động đã phải tăng lương 5%. Đã có doanh nghiệp FDI sử dụng hơn 10.000 lao động quan tâm đến vấn đề lương đủ sống của người lao động. Doanh nghiệp ý thức rằng, trả lương đủ sống, đảm bảo an sinh của người lao động là câu chuyện sống còn của họ” - TS. Đỗ Quỳnh Chi nhấn mạnh.

Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về tăng lương tối thiểu. Ảnh: THC

tăng lương tối thiểu - “nước lên, thuyền lên”

Lý giải việc 8 hiệp hội doanh nghệp kiến nghị Chính phủ hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, TS. Đỗ Quỳnh Chi phân tích:

"Về bản chất, các doanh nghiệp không phản đối tăng lương mà là kiến nghị không tăng lương từ ngày 1/7. Thời điểm này có ý nghĩa là gì?

Thứ nhất, hệ thống lương cơ bản trong các doanh nghiệp chia làm hai loại: Hệ thống lương sản phẩm và hệ thống lương thời gian. Nếu trả lương theo thời gian, doanh nghiệp bao giờ cũng xây dựng giá trị của mức lương thấp nhất trong hệ thống lương cao hơn khoảng 0,5 đến 3% so với mức lương tối thiểu. Sau đó cứ tăng theo tỉ lệ % với các cấp tiếp theo.

Do vậy, khi lương tối thiểu tăng 6%, lập tức quỹ lương của doanh nghiệp tăng lên theo cùng một tỉ lệ. Đó là lí do vì sao các tập đoàn lớn như Pouchen “kêu trời” vì lên đến 20 bậc lương. Có những công nhân làm ở đó 18 đến 20 năm, mức lương của họ rất cao. Mỗi khi tăng lương tối thiểu thì “nước lên, thuyền lên”, quỹ lương của doanh nghiệp tăng cao.

Thứ hai, nếu doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì mức lương tối thiểu sẽ được sử dụng để xây dựng mức lương cơ bản. Lương cơ bản được dùng để đóng Bảo hiểm xã hội, phí Công đoàn. Lương tối thiểu tăng, có thể phần thu nhập của công nhân không tăng ngay lập tức nhưng tiền đóng của doanh nghiệp vào các quỹ này sẽ tăng lên. Việc tăng lên như vậy doanh nghiệp đã lường trước. Nhưng doanh nghiệp nghĩ rằng đến cuối năm 2022, lương tối thiểu mới tăng chứ không phải từ ngày 1/7.

Từ tháng 10/2021 đến nay, sự cạnh tranh thu hút lao động tương đối khốc liệt giữa hai khu vực: Miền Nam - nơi tập trung công nghiệp từ trước đến nay và miền Bắc, miền Trung - nơi có những khu công nghiệp mới nổi. Để lôi kéo lao động, các doanh nghiệp đã tăng lương. Như vậy là, doanh nghiệp chỉ băn khoăn từ ngày 1/7/2022 đến ngày 31/12/2022 (6 tháng tới) làm sao để giải quyết được bài toán về phần tăng lương lên".

Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?

Ông Nguyễn Thanh Dũng (bên phải), Tổ trưởng Tổ Công nhân tự quản số 1 của LĐLĐ TP Đà Nẵng đã giảm tiền thuê nhà cho công nhân kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Ảnh: Báo Người lao động

Giải pháp đối với doanh nghiệp và Công đoàn

Từ góc độ nghiên cứu, TS. Đỗ Quỳnh Chi đề xuất giải pháp: “Các hiệp hội doanh nghiệp không nên chỉ hướng vào Nhà nước để xin hỗ trợ. Thực tế, đối tượng giữ “túi tiền” của doanh nghiệp xuất khẩu chính là các nhãn hàng. Nên chăng các doanh nghiệp trong nước đoàn kết với nhau, thương lượng, đàm phán lại với các nhãn hàng. Bởi đời sống người lao động khó khăn và tăng lương tối thiểu là bất khả kháng vì lợi ích của họ. Các nhãn hàng cũng không thể nào từ chối tăng giá đơn hàng chỉ vì tăng lương tối thiểu.

Thời gian qua, các nhãn hàng ngành Da giày đã tăng giá đơn hàng từ 5 đến 10%. Năm 2022, ngành Dệt may sẽ tăng giá đơn hàng khoảng 3%. Trong khi đó, lương tối thiểu hay lương cơ bản chiếm tỉ lệ thấp (60% hệ thống lương thời gian và chiếm khoảng 40% thu nhập của người lao động). Nên chăng các doanh nghiệp tăng một phần lương cơ bản thay vì chỉ tăng trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. Làm như vậy, doanh nghiệp không bị động khi lương tối thiểu được điều chỉnh, người lao động cũng được hưởng lợi vì mức đóng Bảo hiểm xã hội của họ cao lên”.

TS. Đỗ Quỳnh Chi cũng đề xuất, sẽ có hiện tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm các cắt giảm một số khoản tiền của người lao động (như khoản phúc lợi, trợ cấp, thưởng, tăng định mức sản phẩm…) để bù đắp chi phí tăng lương tối thiểu. Đây là lúc công đoàn cơ sở cần vào cuộc để giám sát doanh nghiệp, tránh cho người lao động bị thiệt thòi về quyền lợi.

“Nên chăng, trong tình hình hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đối thoại với các hiệp hội nhãn hàng (nơi có rất nhiều nhãn hàng lớn của Việt Nam) về điều kiện lao động và tiền lương của người lao động. Dịch bệnh Covid-19 cho thấy, duy trì chuỗi cung ứng là câu chuyện toàn cầu. Trách nhiệm hỗ trợ người lao động cũng là của các nhãn hàng, không chỉ riêng các quốc gia đơn lẻ như Việt Nam" - TS. Đỗ Quỳnh Chi đề xuất.

Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?Công nhân Tổng công ty May 10. Ảnh: THC

Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời gian qua xuất hiện nhiều ý kiến xung quanh việc tăng lương tối thiểu. Đồng chí nhấn mạnh, chăm lo cho người lao động không chỉ ở hiện tại mà còn cho thế hệ sau của họ. Những trẻ em thiếu dinh dưỡng, không được học hành đến nơi đến chốn sẽ khiến đất nước phải gánh chịu hệ lụy rất lớn, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng xa.

Bài viết: HÀ VY

"Tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng điều chỉnh được" "Tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng điều chỉnh được"

Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề tăng lương tối thiểu, TS. Nguyễn Việt Cường - Thành viên độc lập Hội đồng Tiền ...

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần nhìn nhận sòng phẳng Tăng lương tối thiểu vùng: Cần nhìn nhận sòng phẳng

Câu chuyện tăng lương vẫn đang “tiến thoái lưỡng nan” khi 8 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ lùi thời gian ...

Tăng lương tối thiểu là phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường Tăng lương tối thiểu là phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường

Nhiều chuyên gia tham dự hội thảo "Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh" cho ...

Xem phiên bản di động