Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 16/11/2021 19:49 Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An
Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch số 58/KH–TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 02 của Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: QĐ. |
Phát huy, phát triển nguồn lực tài chính công đoàn (TCCĐ)
Một trong 6 nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết quan tâm để góp phần quan trọng trong đổi mới hoạt động CĐVN trong tình hình mới là tài chính của tổ chức Công đoàn.
Xuất phát từ quan điểm giai cấp công nhân (GCCN) là giai cấp lãnh đạo cách mạng, mà công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và NLĐ, công đoàn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải xây dựng GCCN vững mạnh, nên tổ chức Công đoàn phải có nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đó.
Nghị quyết số 02 chỉ rõ: “Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn, tài sản công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng cơ chế sử dụng tài chính gắn với nhiệm vụ chung, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, cân đối giữa các cấp công đoàn. Duy trì các nguồn lực hiện có; thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài chính, tài sản công đoàn, ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ...”.
Để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực tài chính, tài sản, cần hiểu rõ thực trạng về tài chính, tài sản CĐVN đang quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và phát triển nguồn lực tài chính, tài sản nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động của tổ chức CĐVN trong thời kỳ mới.
Lễ ra mắt công đoàn cơ sở Công ty TNHH Woosin Vina (Khu công nghiệp VSIP Nghệ An) Ảnh: Hoàng Yến. |
Công tác TCCĐ từng bước đi vào nề nếp
Có thể hiểu nguồn thu TCCĐ được tạo lập từ các nguồn thu bao gồm: Nguồn thu thứ nhất: Thu 2% kinh phí công đoàn, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về TCCĐ. Thứ 2: Thu 1% đoàn phí công đoàn, do đoàn viên đóng thực hiện quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn. Thứ 3 là các nguồn thu khác, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động của CĐCS...
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, sau 7 năm triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012, công tác TCCĐ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, CĐVN đã có nguồn lực cần thiết để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, thu hút ngày càng đông đảo NLĐ tham gia công đoàn, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Việc quản lý, phân phối nguồn TCCĐ từng bước được công khai, minh bạch và công bằng theo hướng tăng dần cho công đoàn cấp dưới, đặc biệt là CĐCS theo chủ trương đưa hoạt động về cơ sở. Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ kinh phí công đoàn phân phối cho CĐCS tăng dần từng năm từ 65% (năm 2015) lên 71% như hiện nay. Mỗi năm tăng 1%, đến 2025 nguồn kinh phí dành cho CĐCS là 75% để có điều kiện chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên và NLĐ.
BCH Tổng Liên đoàn cũng đã ban hành Nghị quyết số 9c/NQ-BCH ngày 19/10/2016 về điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN. Đây là một trong những nội dung hoạt động TCCĐ mang tính đột phá, dành một phần nguồn kinh phí để chăm lo đến nhu cầu thiết yếu thiết thực cho đoàn viên, NLĐ tại các KCN trên cả nước, đó là nhu cầu nhà ở, nhà trẻ, phòng khám, siêu thị....
Các cấp công đoàn đã sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các quy định về tài chính phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó giúp cho công tác tài chính đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để tổ chức tốt hoạt động của các cấp công đoàn trong cả nước vẫn còn nhiều khó khăn. Một số đơn vị thu kinh phí, đoàn phí công đoàn chưa đạt so với dự toán được giao. Thu kinh phí chưa đúng quỹ lương đóng BHXH, thu đoàn phí chưa đúng điều lệ của CĐVN quy định, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn.
Công nhân sản xuất tôn tại Nhà máy Tôn Hoa Sen (Nghệ An). Ảnh: Lâm Tùng. |
Giải pháp cho công tác TCCĐ - Nhìn từ Nghệ An
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu có quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình. Sản xuất, kinh doanh (SXKD) không ổn định; có doanh nghiệp chỉ có tên, còn địa điểm và hoạt động SXKD không rõ ràng, khó khăn trong việc tiếp cận tuyên truyền, thu kinh phí công đoàn. Theo số liệu thống kê năm 2020, Nghệ An có 4.441 doanh nghiệp có mã số đăng ký kinh doanh nhưng số doanh nghiệp có trên 10 lao động đã vận động thành lập tổ chức Công đoàn chỉ đạt 517. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, trong việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn lên cấp trên và sử dụng đúng quy định nguồn ngân sách CĐCS. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn hầu như không thu được kinh phí công đoàn. Nguồn kinh phí công đoàn tại các cơ quan, đơn vị có số đoàn viên từ 10-30 đoàn viên quá eo hẹp...
Để thực hiện tốt các nội dung mà Nghị quyết số 02 đã đề ra, năm 2022 và những năm tiếp theo, các cấp công đoàn Nghệ An sẽ phấn đấu thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng nguồn lực tập trung cho chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên công đoàn. Tập trung xây dựng các cơ chế, giải pháp thu ở khối doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Tăng cường tuyên truyền vận động, thuyết phục thành lập CĐCS ở doanh nghiệp có từ 10 lao động để tăng cường nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Xây dựng cơ chế phân phối nguồn lực đối với những CĐCS có số lượng lao động, đoàn viên ít và chính sách hỗ trợ tài chính để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Thắt chặt chi tiêu hành chính, kết hợp với bố trí nguồn nhân lực trong tổ chức Công đoàn phù hợp với điều kiện hoạt động công đoàn trong tình hình mới, tránh lãng phí. Có giải pháp chia sẻ, tạo điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp khi hoạt động SXKD gặp khó khăn.
Công đoàn với việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp Để góp phần nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) cho NLĐ trong các doanh nghiệp, ngày 15/8/2019, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành ... |
Công đoàn Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho nữ CCVCLĐ Trong tháng 10, LĐLĐ tỉnh Nghệ An phát động đợt thi đua đặc biệt trong nữ công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) để ... |
Công đoàn Nghệ An chung tay cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động Các cấp công đoàn tỉnh Nghệ An đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức phát động các phong trào thi đua liên tục, sôi ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025