Vĩnh Phúc: Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường
Kinh tế - Xã hội - 23/12/2021 10:00 An Bình
Xoay quanh vấn đề này, ông Vũ Kim Thành – Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn về thực trạng và các giải pháp được áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Phóng viên: Tỉnh Vĩnh Phúc hiện là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển và mở rộng các KCN nhanh. Nhận định này dựa trên cơ sở nào thưa ông?
Ông Vũ Kim Thành, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: Ngành Công nghiệp Vĩnh Phúc đang có những bước tiến mạnh, vừa tốc độ vừa vững chắc. Số vốn đầu tư trong và ngoài nước liên tục đổ về các KCN trên địa bàn tỉnh chính là cơ sở xác thực nhất. Chỉ trong 11 tháng năm 2021, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 26 dự án FDI mới và 24 lượt tăng vốn đầu tư; thu hút 13 dự án DDI mới và 02 lượt tăng vốn đầu tư. Đến ngày 15/11/2021, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các KCN là 409 dự án, gồm 78 dự án DDI và 331 dự án FDI.
Sự phát triển nhanh của các KCN đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho trên 100 nghìn người lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phóng viên: Sự phát triển của các KCN có tác động tích cực đến kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Vậy đối với môi trường, điều này có ảnh hưởng như thế nào, xin ông chia sẻ cụ thể?
Ông Vũ Kim Thành: Không thể phủ nhận sự phát triển của các KCN gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trong quá trình vận hành các nhà máy, lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt của công nhân viên trong các doanh nghiệp là không nhỏ.
Với quan điểm “Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường”, ngay từ khi bắt đầu thành lập các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định phát triển các KCN phải đi đôi với bảo vệ môi trường, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư bền vững trong các KCN. Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong các KCN, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất đến môi trường.
Ông Vũ Kim Thành – Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. |
Phóng viên: Thưa ông, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai công tác quản lý môi trường như thế nào để đúng với quan điểm “Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường”?
Ông Vũ Kim Thành: Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã đôn đốc, giám sát chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN đầu tư, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, trồng cây xanh trong KCN. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 14 KCN được quyết định chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích quy hoạch là hơn 2.700 ha, trong đó có 09 KCN đã đi vào hoạt động.
Các KCN đi vào hoạt động có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn, hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
Ban Quản lý cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Bên cạnh đó, Ban Quản lý thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường, công tác phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường trong KCN, kịp thời đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN.
Hệ thống xử lý nước thải KCN Bá Thiện II, huyện Bình Xuyên tiếp nhận, xử lý hiệu quả nguồn nước thải trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Lượng) |
Cụ thể, trong 09 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý đã tham gia đóng góp ý kiến cho Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho 01 dự án; tham gia Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động Môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho 38 dự án; đề xuất UBND tỉnh xem xét ngành nghề dự kiến đầu tư, hạn chế doanh nghiệp tái chế phế liệu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đầu vào; đôn đốc các doanh nghiệp trong KCN thực hiện Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2021.
Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt đối với hoạt động xả thải liên quan đến nước thải công nghiệp tại các KCN, nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường KCN.
Phóng viên: Đến nay các KCN của tỉnh đã và đang xây dựng thành công các KCN theo định hướng phát triển bền vững. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong các KCN, Ban Quản lý cần tập trung vào những hoạt động nào trong thời gian tới?
Ông Vũ Kim Thành: Để đảm bảo môi trường an toàn và phát triển bền vững trong các KCN, cần rà soát quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quá trình lập quy hoạch các KCN tiếp theo phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển KCN phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.
Thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với thực tế và phù hợp với địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN. Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt quy chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả thải. Các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng với các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng quy định.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ cao, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. (Ảnh: Nhà máy Piaggio Việt Nam) |
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt trong vấn đề đồng thuận ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng, bố trí địa điểm xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; không phê duyệt, cấp phép xây dựng các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm.
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan giám sát quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt đối với hoạt động xả thải liên quan đến hóa chất tại các KCN, nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong các KCN, động viên kịp thời các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.
Đây là những hoạt động Ban Quản lý sẽ tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới để giữ vững và tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
PV: Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Bất chấp Covid-19, vốn FDI vào Vĩnh Phúc tăng mạnh Dịch Covid-19 bùng phát trở lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên với các giải pháp cải thiện môi ... |
Tỉnh Vĩnh Phúc tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp Với tốc độ phát triển và mở rộng nhanh chóng của các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc gặp không ít những khó khăn trong công tác ... |
Tăng cường quản lý đầu tư trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc Ngay từ đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Quản lý Khu Công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 04/12/2024 09:10
Toyota Vios 'rộng cửa' về nhất phân khúc sedan cỡ B năm 2024
Tháng 11/2024, Toyota Vios bán ra 2.135 xe, tăng khoảng 21% lượng bán so với tháng trước và tiến thêm một bước tới vị trí số 1 phân khúc năm nay.
Kinh tế - Xã hội - 04/12/2024 09:00
Mazda CX-8 2024 tăng giá so với bản cũ
Website chính thức của Mazda Việt Nam đã công bố giá CX-8 2024, với mức tăng từ 20 đến 25 triệu đồng, đồng thời giảm một phiên bản so với trước.
Kinh tế - Xã hội - 03/12/2024 15:14
Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
Từ đầu năm 2024 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong thu hút đầu tư, khẳng định vai trò quan trọng của Ban Quản lý các KCN trong việc tổ chức, điều hành hoạt động các KCN. Tình hình thu hút đầu tư, triển khai hạ tầng và những dự án điển hình đã góp phần tăng cường vị thế của Vĩnh Phúc trong khu vực và cả nước.
Kinh tế - Xã hội - 03/12/2024 11:36
Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
Những mẫu xe dưới đây đã không xuất hiện trên danh mục sản phẩm tại website chính hãng, trong đó có mẫu được hãng tuyên bố ngừng bán.
Kinh tế - Xã hội - 03/12/2024 10:50
Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn
Camera xử phạt và phân tích giao thông thông minh được chọn trao giải Nhất trong cuộc thi Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam 2024.
Kinh tế - Xã hội - 02/12/2024 09:43
Tính năng nào bị cắt trên Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024?
Từ tháng 12 tới, Ford Ranger và Everest bán ra tại Việt Nam sẽ có một số thay đổi về trang bị, một số tính năng bị cắt bỏ, tuy nhiên giá xe không đổi.