Tuyên truyền phòng chống ma tuý là biện pháp hiệu quả, ít tốn kém
Hoạt động Công đoàn - 17/12/2022 06:55 PHẠM THUỶ
Đồng chí Nguyễn Văn Quang tặng quà đoàn viên công đoàn. Ảnh: internet |
PV: Xin chào đồng chí. Là người đã có gần 10 năm làm công tác liên quan đến tệ nạn ma tuý trong CNLĐ tại TP.HCM, đồng chí vui lòng chia sẻ đôi nét về thực trạng này?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: TP.HCM là nơi kinh tế trọng điểm của cả nước, gần ba năm qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn xã hội, trong đó có đời sống của công nhân lao động. Vì thế, phong trào tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trên địa bàn TP. HCM cũng đã chững lại. Đây là nguyên nhân khiến cho tình hình tệ nạn xã hội, trong đó phải kể đến tệ nạn ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Hiện nay nền kinh tế đang chững lại, trước áp lực sản xuất, đơn hàng giảm, gánh nặng tài chính, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành giảm lực lượng lao động. Như vậy, sẽ có một lượng người không có công ăn việc làm. Trước áp lực chi phí thuê trọ, chi phí sinh hoạt, ăn uống, những lao động không có thu nhập, thu nhập bấp bênh này rất dễ trở thành đối tượng của tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm.
PV: Công nhân lao động trong lĩnh vực ngành nghề nào sẽ dễ bị lôi kéo dụ dỗ vào con đường nghiện hút ma tuý?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Theo tôi các đối tượng có nguy cơ cao sa vào ma tuý là CNLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX), bộ phận CNLĐ làm việc tại ngành nghề đặc thù như tại các dự án điện, giao thông, xây dựng và ở những địa phương có tụ điểm ma túy. TP.HCM có 13 triệu dân với hơn một nửa là CNLĐ, trong thời điểm khó khăn này, xã hội và các tổ chức xã hội, chính trị cần có những kế hoạch can thiệp và truyền thông sớm để ngăn ngừa hiểm hoạ ma tuý. CNLĐ là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như an toàn trật tự xã hội, là đối tượng cần quan tâm đặc biệt.
PV: Là người có nhiều năm tham gia vào chương trình phòng chống ma tuý trong CNLĐ, đồng chí vui lòng chia sẻ nhận định về giải pháp hiệu quả nhất?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Công tác tuyên truyền phòng chống là quan trọng nhất. Công tác này vừa rẻ lại ít tốn nhân lực. Nếu để NLĐ nghiện ma tuý thì hệ luỵ nhiều hơn: tăng ca mắc HIV, bệnh da liễu, chi phí điều trị tăng, tốn kém tiền của, nhân lực trong khi còn nhiều CNLĐ chưa có BHYT. Điều này tạo ra gánh nặng xã hội cũng như ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Một thiệt hại khác nữa là khi nhiễm ma tuý thì NLĐ không thể đạt năng suất lao động tốt. Điều này gây ảnh hưởng dây chuyền trong sản xuất, và do đó cũng tác động tới sự phát triển chung.
Nếu phải cần tới 13 đồng chi phí điều trị cho người mắc nghiện ma tuý, nhiễm bệnh thì chỉ cần 1 đồng cho công tác truyền thông. Do vậy, trong phòng chống ma tuý, các cấp ngành đặc biêt quan tâm đến công tác truyền thông với đối tượng CNLĐ trong hệ thống công đoàn. Vì công đoàn chúng ta có "chân rết". Tại tất cả các nhà máy đều có hoạt động công đoàn, thông qua hoạt động CĐ chúng ta sẽ tuyên truyền cho phụ nữ, CNLĐ về cách tránh hiểm hoạ HIV/ AIDS, tuyên truyền cho CNLĐ ngành xây dựng xa nhà, những đối tượng không có ai quản lý nên rất dễ lao vào con đường sử dụng ma tuý trái phép. Và cũng chỉ công đoàn mới biết công nhân nghỉ ngày nào, rảnh giờ nào, trống ngày nào và chính những người công nhân này sẽ tuyên truyền lại cho công nhân, chúng tôi gọi là giáo dục viên đồng đẳng. Công nhân nói với công nhân thì tốt hơn là chúng ta từ trên, ở ngoài vào, chúng ta nói một chiều. Chúng tôi thường tuyển giáo dục viên đồng đẳng từ các nhà máy. Những người mà chúng tôi nhận định có đủ uy tín, có năng lực, kỹ năng truyền đạt tốt, và lại cũng là thành viên trong Ban Chấp hành công đoàn thì truyền thông càng hiệu quả hơn.
Tôi cũng kiến nghị tiếp tục duy trì hoạt động của công đoàn trong vấn đề hoạt động truyền thông phòng chống tệ nạn mua bán, tàng trữ chất ma tuý và hành nghề mua bán trái phép chất ma tuý trong công nhân. Vì đây là hoạt động rất có lợi về nhiều mặt, đặc biệt là trong công tác của công đoàn.
PV: Đồng chí vui lòng chia sẻ một số công tác tuyên truyền nổi bật nhất của CĐ hiện nay ạ?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Trước đây, thông qua hoạt động công tác xã hội của LĐLĐ TP, chúng ta có các dự án can thiệp phòng chống bệnh tật viêm nhiễm tại nơi làm việc của các tổ chức trên thế giới tài trợ. Từ đó, chúng ta có kinh phí tuyển giáo dục viên đồng đẳng. Tuy nhiên, khi Việt Nam tuyên bố thoát nghèo thì các dự án quốc tế đã rút khỏi Việt Nam trong khi nguồn nhân lực Việt Nam chưa đủ để lo cho công tác này. Tuy vậy, chúng ta vẫn duy trì hoạt động truyền thông thông qua công đoàn các cấp. Không thường xuyên, một vài tháng tổ chức một hai buổi truyền thông, Trung tâm Công tác xã hội - LĐLĐ TP.HCM mời Cục phòng chống HIV/AIDS hay Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội TP.HCM về báo cáo tuyên truyền tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý và các bệnh lây nhiễm, phụ khoa ở phụ nữ. Song song đó, Trung tâm Công tác xã hội - LĐLĐ TP.HCM sẵn sàng truyền thông cho các công đoàn cơ sở về giáo dục sức khoẻ cộng đồng. Và để nhân rộng thông tin này, trong Trung tâm Công tác xã hội có Trung tâm Tư vấn Y khoa sức khoẻ cộng đồng, với 6 hotline dành cho CNLĐ. Công nhân chỉ cần bấm gọi tổng đài là được kết nối với chuyên viên tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, cách ngăn ngừa bệnh lây nhiễm.
Xin cảm ơn đồng chí!
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 15:50
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Tuy chỉ chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động nhưng lực lượng công nhân cùng với người sử dụng lao động đóng góp trực tiếp khoảng trên 50,34% giá trị tăng thêm cả nước.
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 14:15
Công đoàn Vietinbank Đắk Lắk: Chắp cánh cho tinh thần đoàn kết và nhân văn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đắk Lắk không chỉ là một tổ chức kinh doanh tài chính hàng đầu mà còn là ngôi nhà thứ hai của hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV).
Công đoàn - 09/12/2024 20:29
Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
“Nghĩ về công đoàn, nước mắt tôi lại một lần nữa rơi xuống - giọt nước mắt hạnh phúc”. Đó là tâm sự của cô giáo Đỗ Thị Lý, giáo viên Trường Tiểu học thị Trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), người đang chống chọi với căn bệnh ung thư và luôn nhận được tình thương yêu, đùm bộc từ tổ chức Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 09/12/2024 18:47
Thi đua “ba tiên phong, hai trách nhiệm” trên các công trình trọng điểm của EVN
Tại Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát động phong trào thi đua "ba tiên phong, hai trách nhiệm" để đẩy nhanh các dự án, công trình trọng điểm của ngành Điện năm 2025.
Hoạt động Công đoàn - 09/12/2024 16:48
Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu
"Chính sách nuôi dạy con của công nhân phải được xem là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng nhất là chúng ta đề xuất được các chính sách khả thi", đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.
Hoạt động Công đoàn - 08/12/2024 17:18
Công đoàn "Hành quân về nguồn" trên mảnh đất Cao Bằng
Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với LĐLĐ tỉnh Cao Bằng, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Công đoàn Công an Nhân dân tổ chức chương trình "Hành quân về nguồn", nhằm tri ân với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cao Bằng.