“Thuyền trưởng không phải người quyền lực, mà là nhiều áp lực nhất”
Hoạt động Công đoàn - 27/08/2021 14:12
Tình nguyện viên F0 kể lại quá trình tự điều trị tại nhà Đưa kỹ thuật hiện đại vào điều trị bệnh nhân Covid nặng |
| |
Anh Vương Tuấn Anh - Thuyền trưởng tàu Vinaship Pearl (Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship). Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021 |
Muốn xuống biển phải vượt qua nỗi sợ say sóng
Để trở thành thuyền trưởng, anh Vương Tuấn Anh - Thuyền trưởng tàu Vinaship Pearl, Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship đã rất nỗ lực, quyết tâm rèn luyện, trong đó có việc vượt qua những trận sóng dữ dội, nhớ đời.
Háo hức với chuyến ra khơi đầu tiên, chàng trai Vương Tuấn Anh tận hưởng cảm giác trở thành thủy thủ như từng ước muốn. Nhưng khi bước chân xuống tàu, anh mới thấy để làm thủy thủ không đơn giản. Đã là thuyền viên, ai cũng đều được rèn luyện bằng những cơn say sóng "mật xanh, mật vàng".
"Vừa mới ra trường năm 2010, tôi được nhận vào làm thử việc tại Công ty Vận tải biển Vinaship. Con tàu đầu tiên mà tôi xuống mang tên “Hưng Yên". Thời điểm ấy, tàu đông lắm chứ không khan hiếm thuyền viên như bây giờ. Cả tàu có hơn 30 người đầy đủ các chức danh và thử việc. Lúc mới xuống tàu, tôi “ngán” nhất là những cơn say sóng. Những khi biển động dữ dội, say sóng đến mức ăn bao nhiêu nôn hết bấy nhiêu. Có những lần nôn cả mật xanh, mật vàng, đắng nghét miệng lưỡi. Nhưng ai đi tàu cũng vậy cả. Anh em trên tàu động viên nhau vượt qua. Mọi người "nửa đùa nửa thật" rằng thủy thủ vừa đeo xô trước ngực để chống… nôn, vừa làm việc như bình thường. Nhưng đấy là ngày xưa, còn hiện tại, khi nào cá say thì mình mới say…. ” – anh Vương Tuấn Anh chia sẻ.
Con tàu mà anh Vương Tuấn Anh làm thuyền trưởng |
Thấm thoắt, chàng thủy thủ ấy đã có hơn 11 năm gắn bó, lênh đênh trên những chuyến tàu. Gắn bó với công ty từ tháng 6/2010 đến nay, anh Vương Tuấn Anh đã trải qua gần như đầy đủ các vị trí, chức danh trên tàu: thủy thủ, sỹ quan vận hành và Đại phó. Không ngừng tích lũy kiến thức từ những chuyến đi thực tế, cộng với lòng nhiệt huyết, say mê, yêu nghề, anh đã khẳng định được năng lực của mình. Tháng 1/2018, anh Tuấn Anh đã được bổ nhiệm chức danh Thuyền trưởng. Ở tuổi 35, anh Vương Tuấn Anh là một trong những thuyền trưởng trẻ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Anh Vương Tuấn Anh trong giờ làm việc. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021 |
Đối diện với nguy hiểm
Đi tàu, người thủy thủ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi sớm. Mặt trời nhô lên trên sóng. Biển như được dát kim cương. Những buổi chiều hoàng hôn êm đềm thi vị đến mức kẻ khô khan nhất cũng có thể làm thơ, viết nhạc! Đêm xuống, bầu trời đầy sao, lấp lánh trên mặt sóng. Nhưng biển không chỉ đáng yêu mà còn đầy nguy hiểm. Những cơn say sóng "sống như chết, chết như sống" chỉ là một trong những khó khăn ban đầu rất nhỏ mà những anh chàng "biển một bên và xô một bên" phải vượt qua.
Anh kể, thuyền viên gắn với những chuyến tàu lênh đênh trên biển dài ngày và nhiều vùng đất mới lạ. Niềm vui có, nỗi buồn có. Cả cơn sợ hãi ớn lạnh cũng có.
"Trước khi đi biển, tôi chưa hình dung được biển như thế nào. Khi đi biển rồi, tôi lại trở thành người chỉ đường giữa trời biển giao hòa, không gian mênh mông. Mỗi một câu nói ra được coi là mệnh lệnh" - anh Tuấn Anh nói.
Có một kỷ niệm mà anh cũng như bất cứ ai là thuyền viên đều phải đối mặt, đó là bão biển.
“Một lần, tàu chúng tôi cập cảng Subic (Philippines). Khi đã trả được nửa hàng thì Cảng vụ thông báo có bão về. Cảng vụ yêu cầu tàu phải rời cầu ra ngoài vịnh neo nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cầu cảng. Đây là cơn bão có tên quốc tế Mangkhut và gần như mạnh nhất của năm 2018. Tàu ra neo để tránh bão ai ngờ lại là ra đón bão. Vị trí tàu neo đúng vào đường đi của tâm bão.
Tàu lắc có lúc lên đến hơn 40 độ. Cánh gà buồng lái nhúng cả xuống mặt biển. Mọi thứ trên tàu đổ vỡ gãy rụng hết cả. Chúng tôi cho thả 2 neo và chạy hết máy để hỗ trợ và giữ hướng. Tuy nhiên, bão vẫn thổi tàu trôi về phía sau và có nguy cơ đập vào núi. Có lúc, tàu chỉ cách núi có mấy trăm mét. Tôi và anh em trong Ban chỉ huy tàu đã phải ra một quyết định: Thông báo bằng loa và tín hiệu yêu cầu tất cả anh em thuyền viên mặc áo phao và tập trung để sẵn sàng bỏ tàu. An toàn của tàu và sinh mạng của anh em đều nằm trong tích tắc và quyết định của chính Ban chỉ huy. May sao, bão qua nhanh, trời quang mây tạnh trở lại. Tôi nhìn ra ngoài, thấy tàu sát vách núi mà ớn lạnh…" - anh kể.
Anh Vương Tuấn Anh trong giờ làm việc. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021 |
Anh chia sẻ, ai cũng nghĩ thuyền trưởng là người quyền lực nhất trên tàu. Đúng là thuyền trưởng được ra mệnh lệnh cho tất cả mọi người. Nhưng thuyền trưởng còn là người phải chịu áp lực lớn nhất. Họ chịu trách nhiệm trước công ty về tài sản lớn - con tàu có giá trị hàng triệu đô la chất chứa bao nhiêu hàng hóa trên tàu. Quan trọng hơn nữa là trách nhiệm đối với sinh mạng hàng chục thuyền viên.
Mỗi chuyến tàu ra khơi là một lần chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Trước khi tàu rời cảng ra biển đã dự tính những khó khăn. Nhưng trên thực tế luôn phát sinh những tình huống vượt quá khả năng tính toán của con người. Có những khó khăn có thể chủ động như máy hỏng hóc, sự cố hay anh em ốm đau đột xuất trên tàu. Có những rủi ro, nguy hiểm khó lường có thể đe dọa tính mạng của thuyền viên và sự an toàn của con tàu.
“Mọi quyết định của thuyền trưởng lúc đó đều là mệnh lệnh tối thượng đối với cả kíp. Chỉ một quyết định không chuẩn xác, kịp thời thôi là có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không còn có cơ hội để rút kinh nghiệm được nữa” – anh Vương Tuấn Anh cho biết.
Nhận thức sâu sắc về điều này, trên cương vị Thuyền trưởng, trước mỗi chuyến đi dài ngày trên biển, anh luôn xây dựng nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt hải trình. Anh cũng thường xuyên trao đổi, lắng nghe và chia sẻ kế hoạch hoạt động, nêu ra những vấn đề và nguy cơ để cùng thảo luận với anh em sĩ quan, thuyền viên.
|
“Mỗi chuyến đi không thể thiếu sự đoàn kết, thống nhất và phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của mỗi thuyền viên trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Mong muốn cao nhất mà mọi người đều hướng tới đó là những chuyến đi an toàn cho thuyền viên, mang hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” – anh Vương Tuấn Anh chia sẻ.
Nhiều năm liền anh luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020.
Theo Công đoàn Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship, để đảm bảo quyền lợi, động viên tinh thần khối sĩ quan, thuyền viên ổn định công tác trên các tàu, Ban Chấp hành Công đoàn đã phối hợp cùng Tổng Giám đốc sửa đổi bổ sung về quy chế trả lương cho khối sĩ quan, thuyền viên. Đồng thời tăng chế độ ăn theo định lượng của sĩ quan, thuyền viên đang công tác trên các tàu của công ty, khen thưởng kịp thời tập thể và cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất.
Đồng thời, Công đoàn tham gia giám sát công tác xây dựng chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động theo các điều khoản trong Thỏa ước lao động tập thể, Bộ luật Lao động và Công ước Lao động Hàng hải (MLC 2006) để sĩ quan, thuyền viên yên tâm vượt biển, cùng doanh nghiệp vượt khó.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị thành viên thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, nhất là với đội ngũ sĩ quan, thuyền viên. |
Tình nguyện viên F0 kể lại quá trình tự điều trị tại nhà Nữ giáo viên mầm non Nguyễn Thị Huyền Trang chia sẻ tới Cuộc sống an toàn những câu chuyện của bản thân từ lúc tham ... |
Đà Nẵng thêm nhiều phương án cung ứng thực phẩm trong 10 ngày phong tỏa tiếp theo Đà Nẵng sẽ tiếp tục kéo dài phương án “ai ở đâu ở yên đó” thêm 10 ngày nữa. Thực phẩm dự trữ của nhiều ... |
Những cái chết để lại sự sống Hơn 2300 y bác sĩ, nhân viên y tế bị lây nhiễm và hàng chục ngàn người vẫn miệt mài chiến đấu với Covid-19. Họ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền