Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu
Việc làm - tuyển dụng - 19/12/2021 16:41 PV
Người truyền cảm hứng với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển “Tôi muốn thay đổi quan niệm: Cán bộ công đoàn thường không có năng lực chuyên môn cao” |
Học viên tại một cơ sở đào tạo thuyền viên. Ảnh: ST |
Nhân lực thiếu như vậy, nhưng các cơ sở đào tạo thuyền viên của nước ta hiện rất khó thu hút người học. Từng là một cơ sở đào tạo nhân lực uy tín cho ngành Hàng hải, thu hút nhiều thế hệ sinh viên giỏi nhưng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó tuyển đủ chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho biết, người học không còn tha thiết với nghề đi biển, lý do chủ yếu là nghề đi biển rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên xa nhà. Trong khi đó, cơ hội tìm được một công việc trên bờ, trong các khu công nghiệp với mức lương không quá thấp lại tăng lên.
Ở giai đoạn 2006 - 2007, số lượng tuyển sinh của các ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển của nhà trường khoảng 450 sinh viên/ngành/năm. Nhưng đến năm 2016, ngành Điều khiển tàu biển chỉ tuyển được 150 sinh viên; ngành Máy được 100 sinh viên. Năm 2018, số lượng tuyển sinh của nhà trường đã ở mức“chạm đáy”: Ngành Máy tàu biển chỉ tuyển được 40 sinh viên/năm.
Tình hình này tuy có cải thiện nhưng vẫn không bằng 50% so với giai đoạn trước: Năm 2021, số sinh viên theo học ngành Điều khiển tàu biển là 200 sinh viên, Máy tàu biển là 150 sinh viên.
Mục tiêu mà Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đặt ra là sinh viên tốt nghiệp phải được nhiều nước sử dụng. Ảnh: ST |
Không chỉ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh mà nhiều cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành Hàng hải, nhất là đào tạo sĩ quan, thuyền viên cũng chịu chung tình cảnh. Khi các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu, các chủ tàu cũng gặp khó khăn ở khâu tuyển dụng.
Mặc dù đã “hạ thấp” tiêu chí tuyển thuyền viên nhưng các chủ tàu vẫn rất khó tuyển đủ người. Có đơn vị phải chấp nhận tuyển thuyền viên với tiêu chí đủ sức khỏe, có bằng cấp, chứng chỉ, yếu về năng lực chuyên môn để đảm bảo định biên an toàn tối thiểu. Sau đó, chủ tàu sẽ đào tạo thêm trong quá trình làm việc.
Một khó khăn nữa là chủ tàu nước ngoài luôn sẵn sàng trả lương cao hơn khiến chủ tàu Việt Nam ngày càng khó khăn trong việc tuyển thuyền viên. Trong vòng 4 tháng gần đây, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng mức lương “đánh thuê” của thuyền viên tăng 15 - 20%. Các chức danh vận hành tăng đột biến lên 30 - 35%. Có chủ tàu nước ngoài trả mức lương cho chức danh thủy thủ, thợ máy từ 1.350 đến 1.500 USD/tháng. Chức danh Đại Phó, Máy 2 được chủ tàu nước ngoài trả lương từ 3.800 đến 4.600 USD/tháng; Thuyền trưởng là từ 5.500 đến 6.500 USD/tháng. So với mức lương nói trên, chủ tàu Việt Nam hiện trả cho các chức danh đó lần lượt là: 21 đến 25 triệu/tháng, 50 đến 60 triệu/tháng và 70 đến 90 triệu/tháng.
Chính vì vậy mà thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải và Thương mại Thanh Hà phải thuê hàng nghìn thuyền viên Ấn Độ nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn sỹ quan, thuyền viên trong nước.
Chủ tàu phải giữ thuyền viên bằng uy tín
Đại diện Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) từng chia sẻ, doanh nghiệp này đã tìm đến cơ sở đào tạo để tuyển dụng. Mặc dù đưa ra nhiều phân tích cặn kẽ về mức lương, chế độ cho thuyền viên, nhưng nhiều sinh viên không mặn mà. Sinh viên lựa chọn công việc trên bờ, gần nhà hơn là công việc đi biển.
Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết cơn “khát” nhân lực của vận tải biển hiện nay, cơ quan chức năng cần nghiên cứu cấp học bổng cho toàn bộ sinh viên ngành Hàng hải cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên thu hút sinh viên theo học các ngành Lái, Máy, Điện như: Giảm học phí, tăng tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng hoặc cho sinh viên vay tiền ăn, ở, học mỗi tháng và trả nợ sau khi đi làm.
Thuyền viên trong đại dịch Covid-19. Ảnh: ST |
Nhà nước cũng cần đưa ra quy định mức lương tối thiểu, miễn thuế thu nhập cho thuyền viên đi tàu nội địa; cho phép chủ tàu Việt Nam chạy tuyến nội địa được mua nhiên liệu với giá tạm nhập tái xuất mà không phải chịu thuế nhập khẩu để giảm chi phí, lấy số tiền chênh lệch để trả lương cho thuyền viên. Các chủ tàu Việt Nam cũng phải trả cho thuyền viên mức lương cao hơn trên bờ từ 2 đến 3 lần mới thu hút được lao động.
Một lý do nữa, hiện nay, nhiều sĩ quan, thuyền viên không tin tưởng ở chủ tàu do tình trạng trả lương thấp, nợ lương khiến người lao động càng không mặn mà với nghề đi biển.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo sỹ quan thuyền viên không qua cấp đào tạo Đại học cần được tính tới. Đơn vị sử dụng thuyền viên và các cơ sở đào tạo cần phối hợp đào tạo, huấn luyện nhằm đảm bảo nhân lực có kiến thức, kỹ năng sát với yêu cầu thực tế thay vì "thiếu chức danh thì tuyển" như hiện nay. Bên cạnh đó, chủ tàu cần có cơ chế đảm bảo chính sách tiền lương, phúc lợi để giữ chân người lao động.
"Đầu gà" Ngày 14/8/2021, khi dịch đang lên đỉnh điểm ở TP.HCM, mình và anh em trong nhóm "Đầu Gà - Chicken Head" tập hợp một số ... |
Long An tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên mồ côi vì dịch bệnh Covid -19 “Chồng tôi mất vì nhiễm Covid-19, bây giờ bốn mẹ con tôi không biết sẽ sống những ngày tháng tới như thế nào? Tôi đang ... |
Infographic: Mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Ngày 15/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh