Thách thức và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0
Việc làm - tuyển dụng - 20/11/2019 13:10 Triệu Phương
Vấn đề thách thức và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 được lãnh đạo ngành Dệt May sớm nhận thức đầy đủ, bởi Dệt May là ngành được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh thoibaotaichinhvietnam.vn |
Thách thức và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 là điều từ cấp quản lý đến các doanh nghiệp, người lao động nhận thức được và đang chuyển hóa thành hành động.
Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, những ngành thâm dụng lao động như Dệt May sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất. Đơn cử, nhà máy sợi theo mô hình 4.0 cho phép giảm tới 70% lao động và giảm năng lượng sử dụng tới 25%. Nhà máy dệt nhuộm 4.0 giúp giảm 30% lao động, giảm 50% lượng nước sử dụng cho nhuộm và 50% năng lượng tiêu hao.
Đối với ngành May, xu thế sử dụng robot trong khâu trải vải, cắt có thể giúp giảm tới 80% lao động, tiết kiệm được 3% nguyên vật liệu; trong các công đoạn khó như bổ túi, tra tay, vào cổ... sử dụng thiết bị, robot tự động sẽ làm giảm đáng kể số lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào lao động tay nghề cao. Lợi thế về nhân công giá rẻ, vốn là một lợi thế truyền thống để thúc đẩy tăng trưởng của ngành Dệt May Việt Nam sẽ không còn.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, công nghệ tự động hóa hay máy móc công nghệ hiện đại có thể thay thế 85% lao động dệt may của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Tỷ lệ này nếu chuyển thành con số tuyệt đối sẽ rất lớn, bởi dệt may sử dụng tới gần 3 triệu lao động, trong đó có khoảng 78% là lao động nữ.
Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở khu vực chính thức. Như vậy việc giải quyết lao động dư thừa như thế nào, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao cũng là bài toán lớn đối với ngành Dệt May Việt Nam.
Vấn đề thách thức và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 với nghề lái xe ta xi càng cấp bách, bởi đây là nghề được dự báo có thể sẽ bị ô tô tự động thay thế trong thời gian gần. Ảnh news.zing.vn |
PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì cho rằng, những ngành gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tiếp đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa. “Nguy cơ gần nhất có thể thấy là với ngành lái xe. Theo đó, trước tiên là lái xe taxi có thể bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa khi những loại xe ô tô tự động xuất hiện ngày càng nhiều”, ông Thiên nói.
Nắm bắt xu thế của thời đại, tổ chức Công đoàn thời gian qua đã tích cực vận động công nhân lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi. Tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện để công nhân lao động chưa qua đào tạo nghề đang làm công việc đơn giản tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề dưới hình thức bồi dưỡng, tập huấn tại doanh nghiệp hoặc bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ sở dạy nghề phù hợp.
Nhiều cấp công đoàn cũng đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động vào nội dung nghị quyết Hội nghị người lao động và nội quy, quy chế của đơn vị hàng năm; thương lượng, đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào thỏa ước lao động tập thể. “Chúng tôi, những người trực tiếp lao động cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới, buộc chúng tôi phải tự nâng cao trình độ học vấn bên cạnh việc nâng cao năng lực sử dụng máy tính văn phòng cũng như chương trình kỹ thuật. Thái độ và tinh thần làm việc phải chủ động hơn. Trau dồi các kinh nghiệm trong sửa chữa thực tế để áp dụng vào công việc với tinh thần sáng tạo cao, có nhiều sáng kiến cải tiến để phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, kỹ sư Phạm Minh Khuê, Phòng Kỹ thuật KCS Nhà máy Bia Hà Nội cho biết.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sớm chuyển động, đối mặt với những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong ảnh, hệ thống rô bốt đóng gói hàng vận hành hoàn toàn tự động tại Nhà máy Sữa Việt Nam. Ảnh tuoitre.vn |
Một số ngành sản xuất đã nhạy bén đi đầu trong chuyển đổi công nghệ mấy năm trở lại đây. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong phối hợp với chuyên môn thực hiện công tác này cũng như đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại kỹ năng, trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động khá nổi bật, thông qua các phong trào thi đua, việc tham gia thảo luận kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như các chương trình kiểm tra, giám sát.
Điển hình, ngành Điện đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa với mức độ khá cao. Nhiều công việc, nhiều vị trí vận hành hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện trước đây phải sử dụng nhiều kỹ sư, công nhân kỹ thuật thì đến nay đã giảm đi phần lớn, có những vị trí giảm 100% công nhân kỹ thuật vận hành và được thay thế bằng hệ thống tự động hóa. “Trạm Truyền tải điện Mai Động 22 kV của chúng tôi chỉ cách đây mấy năm có tới hơn 50 cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật, thì nay chỉ còn chưa đến 10 người, bao gồm cả bảo vệ”, chị Nguyễn Thị Bích Liên, Công ty Truyền tải điện Hà Nội nói.
Ông Vũ Tiến Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam lại cho rằng, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, muốn nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động từ góc độ công đoàn, trước hết cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ công đoàn từ cơ sở đến cấp trên cơ sở. “Tôi cho rằng hoạt động công đoàn phải có thay đổi, không thể theo lối mòn. Muốn vậy, phải quan tâm tới đội ngũ cán bộ công đoàn”, ông Dũng nói.
Có thể thấy “tâm thế” đón cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn và người lao động Việt Nam tuy còn ở những mức độ khác nhau, song đều đang có những chuyển động nhất định để không bị bỏ lại trên “chuyến tàu” thời đại.
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.
Việc làm - tuyển dụng - 05/10/2024 10:14
Hệ thống phòng khám da liễu Maia&Maia tuyển nhân sự tại Hà Nội và Bắc Ninh
Hệ thống phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia đang tuyển dụng 50 nhân sự cho 24 vị trí làm việc tại Hà Nội và Bắc Ninh. Ông Nguyễn Phương Linh, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp cho biết, Công ty yêu cầu trình độ tối thiểu từ THPT trở lên cho các công việc giản đơn, đồng thời cam kết đào tạo và có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho người lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 27/09/2024 20:00
Tạp chí Lao động và Công đoàn công bố kết quả tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa ra Quyết định số 87/QĐ-LĐCĐ ngày 26/9/2024 về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc