Tết là dịp quên đi chuyện cũ, cùng nhau hướng về tương lai tươi sáng
Kinh tế - Xã hội - 23/01/2023 21:59 PHẠM THUỶ
TS. Nguyễn Trí Dũng: "Tết là dịp quên đi chuyện cũ, cùng nhau hướng về tương lai tốt đẹp". Ảnh: PV |
PV: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, xin ông chia sẻ đôi lời về bản thân với bạn đọc Tạp chí?
Tôi sinh năm 1948, tại Sài Gòn. Từng là sinh viên Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Năm 1967, tôi sang Nhật du học và tốt nghiệp Tiến sĩ ngành quản lý Kỹ thuật, nhận bằng Tiến sĩ ngành Kế hoạch định lượng. Sau khi hoàn tất luận án tiến sĩ, thì được mời làm chuyên gia tại Liên hợp quốc về hoạch định chính sách hỗ trợ các nước đang phát triển.
PV: Là một trong những Việt kiều đầu tiên được Chính phủ mời về thăm quê hương để góp phần giúp đất nước vượt qua khó khăn những năm đầu sau giải phóng, gần 40 năm qua trên nhiều cương vị khác nhau, điều gì khiến ông tâm đắc nhất khi trở về?
Hơn 16 năm làm việc với Liên hiệp quốc với vai trò là chuyên gia phát triển kinh tế, tôi nhận ra rằng dù đóng góp cho cơ quan quốc tế lớn như thế nào đi nữa thì vẫn thiếu niềm hãnh diện khi không đóng góp cho Tổ quốc.
Trở về quê hương, chứng kiến những khó khăn của đồng bào mình, tôi khởi động phong trào vận động máy may cho phụ nữ Việt Nam thông qua Hội Thị dân TP. Nagoya. Phong trào được biết đến và nhanh chóng lan tỏa khắp nước Nhật. Hơn 1000 chiếc máy may đã được trao cho hơn 30 trung tâm dạy nghề may mặc của Hội Phụ nữ Việt Nam ở nhiều tỉnh, thành. Dự án thành công tạo điều kiện cho chị em phụ nữ Việt Nam tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế của đất nước.
Gói bánh chưng, một trong những hoạt động truyền thống ngày Tết ở vườn Minh Trân của TS. Nguyễn Trí Dũng. Ảnh: PV |
PV: Tiếp nối thành công đầu tiên đó, đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam-Nhật Bản trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, thương mại đầu tư văn hóa - xã hội giáo dục và đào tạo. Nhân dịp đầu năm mới, xin ông chia sẻ những cảm nhận của mình về những mùa xuân xưa? Khi ông xa quê hương, ký ức của ông về mùa xuân là gì?
Đối với tôi, mùa xuân chính là những chuyến du xuân ở chợ hoa thành phố. Nó thể hiện rõ phong thái thanh lịch của một Sài Gòn Nam Bộ. Những đoá vạn thọ, hoa mồng gà, hoa lay ơn, hoa ly bừng sáng, thơm ngát. Chị em trong gia đình cùng mặc trang phục truyền thống, nữ thì diện áo dài, nam quần tây áo sơ mi đi chợ hoa. Đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên nhau. Những gia đình nhiều thế hệ cùng nhau đón giao thừa trong không khí đầm ấm sum vầy. Sau khi tiếng pháo dứt, những người lớn sẽ tặng phong bao lì xì cho trẻ. Trẻ nhận phong bao lì xì, vòng tay, gửi những lời chúc đến người lớn tuổi trong không khí linh thiêng của đất trời. Ngày nay, nhiều nét văn hoá tốt đẹp trong ngày Tết đã mai một đi, một phần do cuộc sống đã thay đổi, thời đại cũng thay đổi. Tôi mong mỗi chúng ta đều có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của ngày Tết. Bởi vì, chúng ta cần bám lấy truyền thống, như cách chúng ta luôn có mối liên hệ với nguồn cội để bảo đảm nguồn sống được duy trì liên tục, để có thể vững bước tiến lên hiện đại, như tôi từng chia sẻ rất nhiều.
Trò chơi nhảy sạp thường có ở Tết xưa ở vườn Minh Trân của TS. Nguyễn Trí Dũng. Ảnh: PV |
PV: Từng sống rất lâu ở Nhật, bản thân ông cũng thừa nhận mình chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hoá Nhật, ấn tượng lớn nhất của ông về văn hoá Nhật Bản là gì?
Nền tảng của sự phát triển thần kỳ ở đất nước Nhật Bản chính là sự đóng góp của tập thể những con người rất trách nhiệm, kỷ luật, cầu tiến, chịu khó học hỏi và đặc biệt là trong mỗi người dân Nhật có ý thức cộng đồng rất cao. Đó cũng là điều tôi học hỏi từ họ. Tôi từng có một quyết định rất khác biệt tại thời điểm chọn trường, chọn đất nước để du học. Tôi học trường Pháp, dùng tiếng Pháp nhưng tôi chọn du học Nhật. Nhật Bản thời ấy cũng vừa thoát khỏi chiến tranh được ít năm. Lí do của quyết định khi đó là đất nước mình đang có chiến tranh với Mỹ. Và bây giờ sau nhiều năm tôi có thể khẳng định, quyết định năm xưa của mình là hoàn toàn chính xác. Nhờ sống tại Nhật, làm việc cho Liên Hiệp quốc nhiều năm tôi đã làm khá tốt công tác thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam-Nhật Bản ở các lĩnh vực khoa học - công nghệ, thương mại đầu tư văn hóa - xã hội giáo dục và đào tạo.
Khi làm chủ tịch Network of International ở Nagoya (Nhật Bản),tôi đã từng đưa các đoàn quan chức và doanh nhân Việt Nam đến Nhật Bản để thực hiện xúc tiến đầu tư vào thị trường Nhật. Và đồng thời tôi rất vui khi nhờ hàng trăm cuộc xúc tiến thương mại này, giới doanh nhân giới khoa học Nhật ngày nay đã dành sự quan tâm sâu sắc đến thị trường Việt Nam. Tôi tin chúng ta cũng có thể làm được những điều như nước Nhật, người Nhật đã làm. Ưu điểm của chúng ta là chúng ta có rất nhiều người tài. Nhưng chúng ta vẫn còn thiếu người làm. Và cách tốt nhất để cống hiến cho xã hội, cho đất nước chính là mỗi người làm tốt hơn nữa công việc của mình, làm với tinh thần trách nhiệm cao. Như người Nhật.
PV: Theo ông có những nét tương đồng giữa văn hoá Nhật và Văn hoá Việt hay không?
Tôi nghĩ đó chính là tinh thần Phật giáo trong mỗi người dân ở hai nước. Hình ảnh vị Phật tổ trong văn hoá tín ngưỡng của Việt Nam và Nhật có những nét tương đồng, nó thể hiện tinh thần dĩ hoà vi quý ở những dân tộc yêu hoà bình, đề cao sức mạnh dân tộc và sự đoàn kết. Ngày Tết chính là một ngày để người ta thể hiện tinh thần ấy, chuyện cũ quên đi, xoá bỏ những hờn giận trong quá khứ, cùng nhau hướng về tương lai tươi sáng tốt đẹp đang chờ phía trước.
Trò chơi Bắn cung ở vườn Minh Trân của TS. Nguyễn Trí Dũng |
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Từ năm 1978 – 1993, TS Nguyễn Trí Dũng làm việc cho Liên hiệp quốc (UNCRD). Là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giám đốc Công ty Công nghệ cao Minh Trân (TP. HCM), Phó chủ tịch ALOV phụ trách Nghiên cứu Phát triển, là NVNONN tiêu biểu từ Nhật Bản. Năm 2015, ông Nguyễn Trí Dũng được Chính phủ Nhật bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc vì những cống hiến trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều năm qua. Với những cống hiến không mệt mỏi của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước, TS Nguyễn Trí Dũng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng Bằng khen. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 10:43
Hai cha con mê offroad vượt hơn 1.600 km đi xem PVOIL VOC 2024
Cha con anh Quốc Nam lên kế hoạch vượt hơn 1.600 km từ Biên Hòa ra chảo lửa Đồng Mô xem đua offroad, trải nghiệm lái thử xe và cổ vũ cho đương kim vô địch Hạng SUV Nâng cao Nghĩa Phương.
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 09:00
Auto gymkhana: Vũ điệu tốc độ và kỹ năng trên đường đua
Auto gymkhana là một môn thể thao đua xe đầy kịch tính và kỹ thuật, nổi bật với các pha trình diễn điều khiển xe linh hoạt, tốc độ và kỹ năng lái xe cao.
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 08:00
Ngắm 'quái thú' Ford Ranger Raptor hầm hố và uy lực tại PVOIL VOC 2024
Khán giả tại PVOIL VOC 2024 không chỉ được xem những màn đọ sức giữa các mẫu xe, bên cạnh đó còn có cơ hội tìm hiểu và lái thử mẫu bán tải hiệu năng cao Ford Ranger Raptor.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 20:00
Dầu hộp số Kia Morning: Bao nhiêu lít và những điều cần biết
Để duy trì hiệu suất vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ của Kia Morning, việc bảo dưỡng định kỳ là điều cần thiết. Một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình bảo dưỡng là việc thay dầu hộp số.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 14:00
Ranger For Work kể câu chuyện thành công của chủ sở hữu
Ranger For Work là dự án chia sẻ ứng dụng trong công việc của Ford Ranger và cách mỗi doanh nghiệp, cá nhân vươn tới thành công bên cạnh sự đồng hành đắc lực của dòng bán tải mang tính biểu tượng của Ford.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 11:00
Subaru Crosstrek ra mắt Việt Nam, xe nhập khẩu từ Nhật Bản với giá hơn 1 tỷ đồng
Subaru đã chính thức giới thiệu mẫu SUV Crosstrek hoàn toàn mới với thiết kế mạnh mẽ, hệ thống truyền động đa dạng và công nghệ an toàn hiện đại.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân