Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
Hoạt động Công đoàn - 27/11/2022 08:21 PGS. TS. Vũ Quang Thọ - Trường Đại học Lương Thế Vinh
Điểm mạnh thứ nhất
Công đoàn hiện là một khối. Chỉ có một tổ chức là CĐVN, thành viên của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Không có cạnh tranh với tổ chức khác vì đại bộ phận CNLĐ đều chỉ biết đến tổ chức CĐVN, gắn bó máu thịt với CĐVN, chia sẻ lợi, quyền trong tổ chức CĐVN. Chúng tôi cho rằng, đây là điểm thuận lợi nhất trong tất cả những thuận lợi của quá trình tồn tại và hoạt động của CĐVN.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023. Ảnh: baochinhphu.vn |
Hiện CĐVN đang quản lý và điều phối khoảng 14 triệu CNLĐ, trong đó có 10,5 triệu là đoàn viên trong tổng số 17 triệu lao động chính thức. Tổ chức đại diện người lao động (NLĐ), mặc dù chỗ này, chỗ kia đã từng bước hình thành ở Việt Nam, hoặc đã manh nha xuất hiện, nhưng chưa hội đủ cơ sở pháp lý, có các văn bản dưới luật dẫn dắt, hướng hành động theo một khuôn khổ chính thức. Vì vậy, về luật, hiện nay cũng chỉ có một tổ chức CĐVN - thành viên trong hệ thống chính trị, huy động, đoàn kết những NLĐ mưu lợi ích cho CNLĐ Việt Nam. Và hơn 10 triệu công nhân vẫn ngày đêm lao động quên mình, ngày đêm chiến đấu và hy sinh, vì lợi quyền của dân tộc Việt Nam - trong đó có quyền và lợi ích của chính mình.
CĐVN đã có gần 100 năm sánh cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc, lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước, đã có nhiều thế hệ lãnh đạo của CĐVN hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, lao động. Các thế hệ cán bộ CĐVN tiếp tục trưởng thành trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, chống mọi kẻ thù của dân tộc và những thế lực đen tối, mưu đồ làm suy yếu Việt Nam, làm suy yếu những thành quả của cách mạng mà lớp lớp những chiến sỹ cách mạng đàn anh đã chiến đấu, hy sinh, đã phấn đấu quên mình.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Nguyễn Đình Khang và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Trần Văn Thuật (bên phải) tham gia Hội nghị đánh giá tình hình thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, khu vực phía Bắc tại Hà Nội, tháng 5/2022. Ảnh: HÀ ANH. |
Điểm mạnh thứ hai
CĐVN được tổ chức khá chặt chẽ, từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất. Tất cả đoàn viên công đoàn đều thống nhất tuân thủ điều lệ của tổ chức Công đoàn, đó là công đoàn được tổ chức theo 04 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương; cấp quận, huyện, thị, khu công nghiệp và cấp cơ sở. Mọi hoạt động của công đoàn đều diễn ra ở cấp cơ sở, nơi được xem là nền tảng vững chắc của CĐVN, nơi thực hiện các Nghị quyết công tác của công đoàn, nơi hiện thực hóa các chức năng của tổ chức CĐVN, nơi CNLĐ chia sẻ tình cảm yêu thương trong tổ chức của mình; cũng là nơi thể hiện trách nhiệm xây dựng tổ chức vững mạnh, nơi vừa thể hiện, vừa đo đếm, xác nhận thành tích của CNLĐ và ghi nhận những đóng góp của mỗi người với tổ chức của mình.
Một nguyên tắc được tập thể CNLĐ thống nhất là, cấp trên phục vụ cấp dưới; phục vụ những lợi ích căn bản của cấp dưới. Vì thế CĐVN là một khối đoàn kết, vững chắc. Lợi ích là cụ thể, rõ ràng, không có quyền lợi trừu tượng, chung chung. Quyền lợi luôn trả lời câu hỏi: Của ai? Về cái gì? Ai hưởng? Cũng vậy, CĐVN đan kết mọi sức mạnh của từng đoàn viên riêng rẽ, thành sức mạnh to lớn của số đông, của tổ chức. Một đôi đũa thì sức mạnh còn hạn chế, còn nhỏ hẹp; nhưng cả bó đũa, có thể tạo nên sức mạnh to lớn, là bức thành đồng vững chắc. Đó chính là: “Chúng chí thành thành”.
Kỷ luật của tổ chức cũng là tối thượng. Nhiều tấm gương trung liệt trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ đánh Pháp đến đánh Mỹ, đánh kẻ thù phương Bắc, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, đã ghi nhận ý chí sắt đá và kỷ luật vô biên của tổ chức CĐVN. Thiếu kỷ luật, tổ chức Công đoàn có thể tan rã.
Hiện, Công đoàn Việt Nam đang quản lý hơn 10,5 triệu đoàn viên công đoàn. Trong ảnh: Trao quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Superemech Đà Nẵng. Ảnh: PHƯƠNG TRÀ. |
Điểm mạnh thứ ba
Tổ chức CĐVN hiện sở hữu và quản lý nguồn lực tài chính tập trung.Nguồn lực tài chính công đoàn, trước hết là từ đoàn phí của các thành viên trong tổ chức, đóng góp hằng tháng, hằng năm - gọi chung là đoàn phí của đoàn viên công đoàn. Mức thu đoàn phí hiện là 1% của mức lương hằng tháng. Mặc dù lương của công nhân là không cao, nên phần đóng góp của họ, dưới hình thức đoàn phí khá khiêm tốn. Những NLĐ và chủ sử dụng lao động (các chủ doanh nghiệp, những trung tâm thuê sử dụng lao động và tất cả những tổ chức có sử dụng lao động) phải đóng góp thêm 2% trên tổng quỹ lương. Đây là khoản thu khá lớn của công đoàn đã được quy định trong luật.
Những khoản thu này của công đoàn được sử dụng để phục vụ lợi ích thiết thực, hợp lý của CNLĐ. Đó là những khoản chi về ma chay, hiếu hỷ cho NLĐ, hỗ trợ NLĐ khi họ gặp khó khăn, hỗ trợ hoạt động từ tổ công đoàn, đến các cấp công đoàn… Cũng đã có không ít ý kiến, đặt vấn đề về tính hợp lý, cần thiết trong việc sử dụng quỹ 2% phí công đoàn. Nhưng theo tác giả bài viết, đây là khoản thu cần thiết, hợp pháp (vì luật quy đinh) và phục vụ lợi ích của NLĐ, của công đoàn.
Theo dõi trong vài ba năm gần đây, không thấy những vi phạm, liên quan đến tài chính công đoàn - mặc dù đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, dễ làm sa ngã cán bộ nhất. Hình như mỗi người trong tổ chức đều cảm nhận, đây là nguồn quỹ của NLĐ, do NLĐ đóng góp và bảo vệ, nên cần các cơ quan công quyền chung tay, cùng bảo vệ, giữ gìn?. Nguồn tài chính công đoàn ngoài việc để công đoàn trang trải cho một số hoạt động lớn: Quỹ xây dựng và bảo vệ Trường Sa; những khoản chi đã giúp cho nhiều mảnh đời khó khăn của NLĐ, giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt. Cũng cần nói thêm rằng, đây là nguồn quỹ tài chính tập trung lớn được gây dựng, hình thành và tập trung trong tay tổ chức Công đoàn, được bảo hộ bằng luật pháp, và việc chi dùng, sử dụng hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật. Nguồn quỹ này tương đối bảo đảm cho tổ chức Công đoàn có thể trang trải cho các hoạt động, vì lợi ích NLĐ.
Thúc đẩy thương lượng tập thể ngành, tăng quyền lợi cho người lao động Ngày 22.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội ... |
Nhận diện yếu tố tác động mạnh nhất đến kinh tế, lạm phát toàn cầu tuần tới Diễn biến lạm phát tại Mỹ cũng như nhiều nước khác chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng quan trọng lên định hướng chính sách ... |
Kiểm tra, chấm điểm, phân loại chất lượng hoạt động công đoàn năm 2022 Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đã kiểm tra, chấm điểm, phân loại hoạt động công đoàn năm 2022 tại LĐLĐ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định