Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn

Theo báo cáo “Triển vọng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng 2023” của ManpowerGroup, mô hình bán hàng trực tiếp có lợi nhuận biên được kỳ vọng tăng tới 40% khi bỏ qua các đại lý bán hàng truyền thống và dự kiến đạt mốc tăng trưởng trên 20% cho đến năm 2025, mở ra nhiều triển vọng phát triển tích cực và cơ hội việc làm hấp dẫn.
Hàng chục nghìn cơ hội việc làm khi VinFast ra mắt “xe ôm” điện Nhóm ngành nào đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất?
Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Ảnh minh họa.

Từ nhu cầu mua hàng nhanh chóng, tiện lợi của người tiêu dùng…

Những phát triển đột phá của công nghệ và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng các biến động kinh tế toàn cầu đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng lên một tầm cao mới, mang đến nhiều giá trị hơn, sự cá nhân hóa cao hơn, kết nối nhiều hơn và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Với nhịp sống hối hả hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng kỳ vọng các hình thức mua hàng nhanh chóng, tiện lợi theo kiểu “Sống là không chờ đợi”. Để đáp ứng với nhu cầu này, theo báo cáo từ Crunchbase, các tập đoàn bán lẻ lớn như Amazon hay Albertson's đang thử nghiệm tính năng Check-out free, sử dụng các cảm biến tiên tiến, camera và thanh toán trực tuyến, cho phép người dùng bỏ qua hàng chờ thanh toán thông thường. Bên cạnh đó, McKinsey dự báo thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ và có thể chiếm từ 18-30% doanh số bán hàng ở nhiều thị trường phát triển vào năm 2030, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến.

Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Người tiêu dùng có xu hướng kỳ vọng các hình thức mua hàng nhanh chóng, tiện lợi. Ảnh minh họa.

"Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp cần chủ động tối ưu và đa dạng hóa hình thức tiếp cận khách hàng, đặc biệt là cải thiện trải nghiệm số trong mua sắm", bà Hoàng My Hương - Giám đốc điều hành Oxford MindPower, Nguyên Giám đốc Marketing Abbott Nutrition, Giảng viên Mindfulness, Đại học Oxford nhận định tại Hội thảo trực tuyến “Triển vọng Thị trường Lao động ngành Hàng Tiêu dùng 2023” do ManpowerGroup Việt Nam tổ chức ngày 31/7/2023.

Báo cáo “Triển vọng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng 2023” của ManpowerGroup chỉ ra, các thương hiệu đang đồng thời hướng tới mô hình kinh doanh đa kênh (Omnichannel) và bán hàng trực tiếp (DTC - Direct to consumer) nhằm thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nâng cao trải nghiệm số cho người tiêu dùng và xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Qualtrics - Công ty số 1 thế giới về Quản lý trải nghiệm (Experience Management – XM) cũng nhận định: Các doanh nghiệp có thể mất 4,7 nghìn tỷ USD hàng năm nếu không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm số của người dùng. Ngoài ra, Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin Gartner (Mỹ) dự báo đến năm 2025, 50 doanh nghiệp đi đầu ngành sẽ phát triển ứng dụng mua sắm riêng thông qua việc đầu tư vào AI và công nghệ số. Ngoài ra, “Dark store” hay các trung tâm chỉ thực hiện đơn hàng mang đi đang trở nên phổ biến sau đại dịch Covid-19, thông qua việc chuyển đổi thành các trung tâm trung chuyển, đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực và thời trang.

Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Bà Hoàng My Hương - Giám đốc điều hành Oxford MindPower, Nguyên Giám đốc Marketing Abbott Nutrition, Giảng viên Mindfulness, Đại học Oxford. Ảnh: ManpowerGroup Việt Nam.

Nhu cầu nhân sự với những kỹ năng số và kỹ năng xanh sẽ tăng lên

Song hành cùng sự phát triển vượt bậc, ngành hàng tiêu dùng cũng phải đối mặt với thực trạng khan hiếm nhân tài, cấu thành từ kỳ vọng càng tăng lên của người lao động đối với doanh nghiệp. Chia sẻ tại sự kiện trên, bà Điệp Lê - Trưởng nhóm Tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, dược, giáo dục (ManpowerGroup Việt Nam) nhận định: “Ngành hàng tiêu dùng đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức cam go trong những năm gần đây. Theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng Quý 2 năm 2023” của ManpowerGroup, sự khan hiếm nhân tài đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm với 77% nhà tuyển dụng ngành hàng tiêu dùng toàn cầu cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài”.

Bà Điệp Lê cho biết thêm, mặc dù đang gặp nhiều thách thức về nguồn nhân lực, nhưng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng vẫn có những tín hiệu tích cực. Báo cáo cũng cho thấy triển vọng tuyển dụng toàn cầu của ngành hàng tiêu dùng đã tăng 18%, tăng 11% so với quý trước và sụt giảm chỉ 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành hàng tiêu dùng phát triển tích cực, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Bà Điệp Lê - Trưởng phòng Tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự, ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, dược, giáo dục ManpowerGroup Việt Nam. Ảnh: ManpowerGroup Việt Nam.

“Phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng trong ngành hàng tiêu dùng, hướng tới mang lại giá trị cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội/môi trường. Theo báo cáo từ Deloitte, 97% các “ông lớn” trong ngành hàng tiêu dùng xem phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu và 54% doanh nghiệp đi đầu cho biết tính bền vững là chìa khóa quan trọng cho sự đổi mới của ngành”, bà My Hương chia sẻ.

Khẳng định, phát triển bền vững hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, bà My Hương nhấn mạnh: "Chiến lược phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh “ESG” đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, hướng tới những giá trị tích cực cho môi trường, xã hội. Vào năm 2021, khoảng 1.200 startup xanh áp dụng mô hình kinh doanh đột phá để chống biến đổi khí hậu đã huy động được số tiền kỷ lục, lên tới 90 tỷ USD. Điều này đang tạo thêm áp lực buộc các thương hiệu phải nỗ lực trong việc phát triển bền vững".

Với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, nhu cầu nhân sự với những kỹ năng số và kỹ năng xanh sẽ tăng lên trong thời gian tới, cho thấy tính cấp thiết của việc nâng cao kỹ năng và tái đào tạo kỹ năng cho người lao động. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cải thiện kỹ năng cho người lao động, gia tăng năng suất công việc cũng như nâng cao tầm quan trọng của việc cải thiện hình ảnh nhà tuyển dụng nhằm thu hút và giữ chân nhân tài trong dài hạn.

ManpowerGroup Việt Nam là công ty cung ứng giải pháp nhân sự gồm dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao, khoán việc và cho thuê lại lao động đa quốc gia lớn nhất tại Việt Nam. Đây là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực nhân sự được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động từ năm 2008 với các giải pháp nhân lực toàn diện và linh hoạt bao gồm dịch vụ tuyển dụng cấp cao, dịch vụ khoán việc, cho thuê lại lao động, dịch vụ tính lương... 
Ngành hàng thực phẩm sẽ giúp Aeon Việt Nam chiến thắng đối thủ? Ngành hàng thực phẩm sẽ giúp Aeon Việt Nam chiến thắng đối thủ?

Theo lãnh đạo Aeon Việt Nam, sự khác biệt mà Aeon có được chính là nhờ việc tập trung kinh doanh thực phẩm tươi sống, ...

Sụt giảm nhân lực chất lượng cao trong ngành Hàng hải Sụt giảm nhân lực chất lượng cao trong ngành Hàng hải

Trong 10 năm, số lượng thuyền viên tăng hơn 11.000 người nhưng chủ yếu tập trung ở chức danh thủy thủ và thợ máy. Đây ...

Mảng kinh doanh cốt lõi sụt giảm, Digiworld có Mảng kinh doanh cốt lõi sụt giảm, Digiworld có "cửa" chen chân vào các ngành hàng mới?

Trong bối cảnh Thế Giới Di Động - vốn rất “máu” thử nghiệm những mảng kinh doanh mới - đã tuyên bố ngừng thử nghiệm ...

Tin liên quan

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 vị trí cần lấp đầy.
Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Thực tế, những “bánh vẽ” với thu nhập “khủng” đã khiến nhiều người mơ về cái Tết sung túc nhưng lại gánh nợ chồng chất và tâm lý bất an.
Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Thị trường lao động năm 2025 dự báo sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt khi nhu cầu tuyển dụng cao song hành với tốc độ chuyển đổi công nghệ và sự thay đổi trong hành vi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề triển vọng với mức thu nhập đáng mơ ước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và dịch vụ.
Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.