Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy
Người lao động

Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

NGUYỄN VIỆT
Tác giả: NGUYỄN VIỆT
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là tuyên ngôn chính trị, kinh tế quan trọng, mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ đánh thức sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Nhưng tác động của thông điệp này không dừng lại ở giới doanh nghiệp, mà còn mở ra những chuyển động sâu rộng đến tổ chức công đoàn, công nhân và toàn thể người lao động, những người trực tiếp góp phần xây dựng nền kinh tế tư nhân vững mạnh.

Sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân sẽ mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân sẽ mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Với gần 40 triệu việc làm được tạo ra từ khu vực kinh tế tư nhân, chiếm 82% lực lượng lao động trong nền kinh tế, Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của khu vực này trong việc bảo đảm an sinh và chất lượng sống của người dân. Điều này kéo theo yêu cầu cấp thiết phải xây dựng một hệ sinh thái lao động – công đoàn phù hợp với thực tế đang thay đổi nhanh chóng.

Công nhân không phải là “chi phí” mà là “tài sản”

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, mà còn được đánh giá là “kim chỉ nam” cho việc định hình lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp – người lao động – tổ chức công đoàn trong thời kỳ phát triển mới.

Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy chính sách đã mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển dài hạn. Nhưng để đi đường dài, chúng ta cần phải một lực lượng lao động có kỹ năng, gắn bó và được bảo vệ. Vai trò của công đoàn và chính sách lao động phải được đặt lại cho phù hợp.

Ông Hoàng Minh Tuấn, giám đốc một công ty sản xuất công nghiệp (Hải Dương) rất ấn tượng khi Tổng Bí thư đặt người lao động là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế tư nhân. Điều này khiến chúng tôi nhìn nhận lại vai trò của tổ chức công đoàn không chỉ là người bảo vệ quyền lợi, mà còn là đối tác đồng hành trong phát triển năng suất và ổn định nhân lực.

“Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với công đoàn xây dựng các chương trình phúc lợi, đào tạo nghề, chăm sóc đời sống cho công nhân tốt hơn”, ông Tuấn bày tỏ.

Còn theo bà Nguyễn Thị Bích Trâm, giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu (TP.HCM), thông điệp của Tổng Bí thư khẳng định vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, đi cùng đó là áp lực nâng tầm quản trị nhân sự.

Chúng tôi nhận thấy cần thay đổi tư duy: “công nhân không phải là chi phí mà là tài sản”. Phải đầu tư vào đào tạo, an sinh, sức khỏe và cả sự tôn trọng văn hóa doanh nghiệp thì mới có thể giữ chân được lao động giỏi trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Tuy nhiên, để hưởng trọn lợi ích từ làn sóng này, lực lượng lao động phải thích nghi với yêu cầu mới: kỹ năng công nghệ, kỷ luật lao động, sáng tạo trong công việc.
Tuy nhiên, để hưởng trọn lợi ích từ làn sóng này, lực lượng lao động phải thích nghi với yêu cầu mới: kỹ năng công nghệ, kỷ luật lao động, sáng tạo trong công việc.

Các doanh nghiệp đều đồng thuận rằng, tư tưởng xuyên suốt trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm là “đặt người lao động làm trung tâm của phát triển”, và điều này không chỉ mang tính chính trị mà còn là một yêu cầu quản trị hiện đại.

Bài viết không chỉ truyền cảm hứng mà còn tạo ra áp lực tích cực để doanh nghiệp thay đổi cách đối xử với lao động, định nghĩa lại vai trò của công đoàn, và đặt mục tiêu phát triển con người song song với phát triển lợi nhuận – một hướng đi đầy tính nhân văn và bền vững.

Trong bối cảnh mới, công đoàn không chỉ là “người đại diện đòi quyền lợi” mà đang chuyển mình trở thành “đối tác phát triển” trong doanh nghiệp. Với sự thúc đẩy phát triển các tập đoàn tư nhân tầm cỡ quốc tế, mô hình quản trị nguồn nhân lực cũng cần tương thích với chuẩn mực toàn cầu, yêu cầu công đoàn phải chuyên nghiệp hơn, chủ động hơn trong việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể, phúc lợi, đào tạo kỹ năng.

Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ công đoàn tại Bình Dương chia sẻ bài viết của Tổng Bí thư giúp chúng tôi nhìn thấy phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là phát triển kinh doanh mà còn là phát triển con người.

“Công đoàn không thể làm theo lối cũ được nữa. Chúng tôi phải song hành cùng doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo quyền lợi thực chất cho người lao động”, bà Lan khẳng định.

Đặt người lao động làm trung tâm của phát triển

Sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân sẽ mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, để hưởng trọn lợi ích từ “làn song” này, lực lượng lao động phải thích nghi với yêu cầu mới, kỹ năng công nghệ, kỷ luật lao động, sáng tạo trong công việc.

Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy
Đây là cơ hội lớn để hình thành văn hóa doanh nghiệp mới – nơi người lao động không bị coi là "chi phí", mà là "tài sản chiến lược".

Anh Phạm Văn Hòa, công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cảm thấy rất phấn khởi khi thấy lãnh đạo cao nhất của Đảng quan tâm đến vai trò của người dân, người lao động trong kinh tế tư nhân.

Nhưng cũng lo nếu không được đào tạo lại, thì sẽ có nguy cơ bị thay thế trong thời đại tự động hóa. Điều này đòi hỏi chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi kỹ năng và bảo vệ an sinh xã hội phải được thiết kế lại, theo hướng liên kết giữa nhà nước – doanh nghiệp – công đoàn.

Thông điệp của Tổng Bí thư đã đặt kinh tế tư nhân vào trung tâm chiến lược phát triển quốc gia. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng lao động trong khu vực tư nhân không còn là “hậu phương sản xuất” mà chính là trụ cột của tăng trưởng.

Tổ chức công đoàn vì thế cũng phải nâng cấp vai trò không chỉ bảo vệ quyền lợi, mà phải trở thành một đối tác trong nâng cao năng suất lao động và đổi mới sáng tạo.

Trao đổi với Nhịp sống doanh nghiệp, TS. Dương Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế và Phát triển nguồn nhân lực quốc gia thuộc Hiệp hội các trường cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (VANC), Viện trưởng Viện Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (IBIA), chuyên gia tư vấn phát triển doanh nghiệp với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển DNNVV nhận định, bài viết của Tổng Bí thư là một tín hiệu để cơ cấu lại hệ thống công đoàn theo hướng linh hoạt, thực chất và chủ động hơn hướng tới một mô hình công đoàn gắn kết lợi ích với người lao động lẫn doanh nghiệp, thúc đẩy văn hóa đối thoại và hợp tác.

“Nếu chúng ta xác định kinh tế tư nhân là mũi nhọn tăng trưởng, thì người lao động trong khu vực này chính là động cơ. Mọi chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân chỉ thực sự hiệu quả khi nó song hành với chính sách phát triển nhân lực, cải cách hệ thống công đoàn, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực”, TS. Dương Thị Kim Liên bày tỏ.

Công đoàn, khi thực hiện tốt vai trò trung gian đối thoại, sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các xung đột lao động, tăng cường gắn kết nội bộ, từ đó góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công đoàn khi thực hiện tốt vai trò trung gian đối thoại, sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các xung đột lao động, tăng cường gắn kết nội bộ, từ đó góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đồng thời nhấn mạnh người lao động cần được nhìn nhận không chỉ là nguồn lực sản xuất, mà là chủ thể sáng tạo, là tài sản chiến lược của doanh nghiệp và quốc gia.

Vẫn theo TS. Dương Thị Kim Liên, bài viết của Tổng Bí thư có một chi tiết rất đáng chú ý, đó là việc Tổng Bí thư nhấn mạnh đến “một nền kinh tế vững mạnh chỉ có thể hình thành từ xã hội mà ai cũng hăng say lao động”.

Điều này rất sâu sắc vì đặt vấn đề người lao động vào đúng vị trí chiến lược, không chỉ là người làm thuê, mà là chủ thể tạo ra giá trị. Chính vì vậy, nhà nước cần đảm bảo các cơ chế bảo vệ quyền làm việc, được đào tạo, được hưởng phúc lợi và được phát triển lâu dài.

Như vậy, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ tạo xung lực cho giới doanh nghiệp mà còn đặt ra kỳ vọng cho sự vận hành đồng bộ của “tam giác phát triển”: doanh nghiệp – người lao động – tổ chức công đoàn.

Đây là lúc để tất cả cùng hành động, với niềm tin một Việt Nam thịnh vượng phải được dựng xây từ bàn tay, trí tuệ và quyền lợi hài hòa của tất cả công dân.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ...

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ ...

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể ...

Tin mới hơn

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.

Tin tức khác

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Xem thêm