"Không bao giờ để chồng dạy lái xe"
Kinh tế - Xã hội - 28/01/2022 11:49 Sally Huong
Ai sắp thi thì nên đọc bài này, đây là kinh nghiệm thương đau của em.
Kinh nghiệm đầu tiên: Không bao giờ để chồng dạy lái
Vì sao? Chồng không có kiến thức căn bản, kỹ năng sư phạm nên cách truyền đạt kém. Suy nghĩ của chồng là chồng đã biết đi thành thạo rồi nên nghĩ việc lái xe dễ như ăn kẹo, trong khi mình chưa biết gì, lên xe lái là toát mồ hôi hột, mở khoá còn không biết tra chỗ nào, nên ăn mắng là điều dễ hiểu.
Ngay cái căn bản như cầm lái mình toàn đùn tay chứ không vê lái, lúc mình đi học thầy, mình mới biết cầm tay lái như thế nào cho đúng, ngồi sao cho thoải mái, chân phanh quan trọng như thế nào, canh khoảng cách ra làm sao,… Chưa kể, cậy quen biết nên mắng xả không thương tiếc, sẵn đà có cơ hội mắng vợ nên tiện mắng luôn cả thể. Nào là “đi dễ vậy mà không đi được”, “đi gì chậm thế, đi gì nhanh thế”, “còn ổ gà nào đâm nốt đi”… các kiểu trên đời.
Nghĩ lại thấy mình dại hết chỗ nói, cứ nghĩ chồng dạy sẽ đỡ bị mắng hơn thầy, đỡ tốn tiền lại tiện, học lúc nào cũng được, ai dè chồng mắng té tát không kịp vuốt mặt. Ai mà muốn bảo toàn hạnh phúc gia đình thì chứ có dại mà cho chồng tập lái nhé.
Và sai lầm dựa vào chồng đến từ đó. Chồng tự nộp hồ sơ thi lái cho vợ - nộp đúng ông thầy oái ăm, đúng nghĩa đem con bỏ chợ. Sắp tới ngày thi thì thầy báo: "Đi thi còn học như thế này, thi đậu hay rớt đó là việc của trò, thầy đút túi là hết nhiệm vụ". Ơ hay, e mất tiền dịch vụ mà thầy, nếu vậy em nộp thẳng vào trường giá rẻ hơn nhiều lần, rồi tự em học cũng được mà? Thôi lỡ rồi biết sao giờ, đâm lao theo lao luôn.
Ảnh từ facebook nhân vật |
Ngày đầu tiên đi học để thi, mới lên xe vì không học thầy buổi nào nên thầy úp sọt ngay “không học hôm nào thì thi kiểu gì, e đừng nghĩ tự học mà được nhé”. Và rồi tâm lý lo sợ, stress đến từ đây. Về nhà ám ảnh mãi đến lúc thi, đầu óc không làm được việc gì, suốt ngày chỉ lo thi cử. Nhiều khi thi đại học không bằng, vì thi đại học mình còn tự tin kiến thức mình có, còn đây cứ lơ tơ mơ. Đã vậy còn thích làm tiền, để tính chi phí có cái bằng thì nhiều vô kể.
Người ta tốn 1 thì em tốn 2, đã vậy không gặp được thầy nào có tâm, từ thầy dạy cho tới thầy chip. Vậy là "vứt" luôn thầy, lên youtube học cả lý thuyết lẫn thực hành, rồi tự đăng ký học xe chip để thi. Rồi đến ngày thi, lý thuyết làm rẹt rẹt vì nó quá dễ còn thực hành thì "tạch". Nhụt rất nhụt, vì học chip rất nhiều, tốn biết bao nhiêu tiền, đi chip đa phần toàn đỗ vậy mà vào sân, đời không như là mơ. Tâm lý quyết định phần lớn kết quả thi, đó là mấu chốt vấn đề các bạn ạ.
Lần 2 thi lại, rút kinh nghiệm tìm thầy hướng dẫn chip chuyên nghiệp có tâm. Thuê thầy 1 tiếng, thầy kèm 2 vòng 30 phút, mình đi rất tốt, sau thả thầy xuống, tự đi toàn 95-100. Vậy là hôm sau đủng đỉnh đi thi thôi, kết quả 95/100. Giờ thì ăn Tết ngon rồi, đợi ra Tết có bằng là vèo vèo, không cần chồng ngồi cạnh nữa. Giờ lớ xớ là quát luôn cả chồng, cứ ngồi im đó để vợ lái, không là cho xuống đường đấy!
Mới đầu với suy nghĩ tự học tiết kiệm mà lại tiện lợi, nhưng không với tay lái non và tâm lý kém thì số tiền rất vượt trội, tăng rất nhiều so với dự đoán. Thật người tính không bằng trời tính. Vừa tốn tiền hơn lại được ăn mắng 2 lần hết chồng rồi tới thầy. Đời chưa bao giờ nhục như thế.
Giá như ngay từ đầu chịu khó tìm hiểu, thăm hỏi các chị em bạn dì học lái như thế nào thì đời em đã không khổ. May mắn lần 2 gặp được thầy có tâm, chỉ dẫn thời gian ngắn và hiệu quả. Em thật sợ thi bằng lái tới già, may cả đời chỉ thi có một lần.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định