Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

Sáng 10/2, tại điểm cầu tỉnh Gia Lai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tham dự Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNN, LĐTB&XH, TT&TT, Xây dựng, VHTT&DL, Y tế, GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc và lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Hội nghị nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Tây Nguyên là địa bàn đặc thù, có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị, quốc phòng, an ninh với diện tích rộng lớn, chiếm khoảng 1/6 diện tích cả nước nhưng chỉ có khoảng 6,3 triệu người sinh sống (chiếm tỉ lệ 6% dân số cả nước), trong đó đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm 36,5%. Đời sống nhân dân tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm 2022 của vùng là hơn 8,6%, cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước là 5,2%. Vì vậy việc triển khai thực hiện tốt, hiệu quả 3 chương trình MTQG là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.

Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên đánh giá kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP/Hải Minh

Ba Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 đó là: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là các mục tiêu được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, người dân đặc biệt quan tâm.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình MTQG là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các tỉnh Tây Nguyên. Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 11.731,505 tỷ đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước. Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình MTQG cho vùng Tây Nguyên là 3.878,700 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022. Tính đến ngày 31.12.2022, các tỉnh vùng Tây Nguyên giải ngân được 1.348,732 tỷ đồng, đạt 34,77% kế hoạch cấp có thẩm quyền giao, thấp hơn 2,96% so với bình quân chung của cả nước (37,73%).

Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch nêu các kiến nghị tại buổi làm việc. Ảnh: daibieunhandan.vn

Nêu một số vướng mắc cụ thể của địa phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết, hiện nay, Chính phủ chưa ban hành định mức về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung nên các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, các địa phương không còn quỹ đất sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo vì theo quy định không cho phép sử dụng kinh phí hỗ trợ mua đất sản xuất.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc đối với các nội dung như: cho phép người dân tự mua bán, chuyển nhượng đất sản xuất bằng nguồn kinh phí được hỗ trợ; hướng dẫn cụ thể đối với việc trên cùng một diện tích thực hiện khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng có được nhận cùng lúc tiền thu được từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và nguồn vốn hỗ trợ khoán, bảo vệ rừng… để địa phương có cơ sở thực hiện.

Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Nguyễn Hữu Tháp nêu khó khăn và các bước triển khai tại địa phương. Ảnh: daibieunhandan.vn

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Nguyễn Hữu Tháp đề cập những vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách như: công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm so với thời điểm giao kế hoạch, dự toán hằng năm của địa phương gây nhiều khó khăn cho việc cân đối nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động nguồn lực hợp pháp để thực hiện các chương trình; gây khó khăn trong công tác tổng hợp nhu cầu từ cấp trực thuộc để xác định danh mục dự án đầu tư trình HĐND tỉnh.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao các phần việc mà 5 tỉnh Tây Nguyên đã làm được, tuy có một số việc kết quả còn thấp so với cả nước, nhưng có một số việc rất có giá trị, được quan tâm tạo tiền đề tích cực để triển khai một số nhiệm vụ tiếp theo.

Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, việc triển khai các Chương trình MTQG tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung còn chậm, nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống văn bản, hướng dẫn quy định của Trung ương có những quy định còn chưa rõ, nhiều cách hiểu khác nhau nên địa phương khó thực hiện. Còn có tình trạng vênh nhau về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định, quy trình do sự tiếp nối các Chương trình trước đây và lồng ghép các Chương trình hiện nay, Phó Thủ tướng đề nghị cần sớm giải quyết vấn đề này.

Hội nghị tại các tỉnh Tây Nguyên là hội nghị đầu tiên trong 3 hội nghị do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì với các vùng của cả nước để trực tiếp nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình MTQG.

Sau các hội nghị này, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG sẽ họp phiên thứ 3 để đề ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình này.

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Hội LHPN tỉnh ký kết chương trình phối hợp LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Hội LHPN tỉnh ký kết chương trình phối hợp

Ngày 29/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức Hội nghị ký kết ...

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới” “Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”

Để chấn hưng đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu và ...

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế

Ngày 07/2, Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dự kiến Chương ...

Tags:

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông?

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông?

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông dựa trên các quy định của luật và các văn bản pháp lý có liên quan. Các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt gồm công an, thanh tra giao thông và một số cơ quan khác.
Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng chờ mua rước lộc đầu năm

Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng chờ mua rước lộc đầu năm

Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người đã có mặt từ sớm tại các cửa hàng để mua vàng cầu may, dù giá vàng trong nước ghi nhận mức tăng bứt phá.
Hé lộ ô tô điện địa hình:

Hé lộ ô tô điện địa hình: 'Quái thú' Audi Q6 e-tron Offroad

Mẫu SUV Audi Q6 e-tron Offroad sở hữu thiết kế táo bạo của hãng xe sang Đức về một chiếc xe mạnh mẽ, sẵn sàng chinh phục mọi địa hình khắc nghiệt.
Những chiếc mô tô Triumph hai thì, một phần lịch sử độc đáo

Những chiếc mô tô Triumph hai thì, một phần lịch sử độc đáo

Chắc hẳn những ai đam mê mô tô, đặc biệt là các tín đồ của những chiếc xe cổ, đều sẽ không thể bỏ qua những chiếc mô tô Triumph 2 thì với động cơ tách đôi đầy ấn tượng.
Thành tựu kinh tế Việt Nam 2024 và triển vọng 2025

Thành tựu kinh tế Việt Nam 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi và tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam, bất chấp những thách thức toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, Việt Nam nằm trong nhóm những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Thành tựu này có được nhờ vào các chính sách điều hành linh hoạt, đẩy mạnh đầu tư công và phục hồi mạnh mẽ trong các lĩnh vực như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và du lịch.
Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc nối TP.HCM và Bình Dương

Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc nối TP.HCM và Bình Dương

Sáng 1/2 (nhằm mùng 4 Tết), tại đường DT. 746, phường Tân Hiệp, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã dự lễ khởi công đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Giám khảo XE CỦA NĂM 2025 so sánh Mitsubishi Triton với Toyota Hilux

Giám khảo XE CỦA NĂM 2025 so sánh Mitsubishi Triton với Toyota Hilux

Các giám khảo có mặt tại buổi lái thử xe khu vực miền Bắc, thuộc khuôn khổ sự kiện XE CỦA NĂM 2025 hôm 25/12/2024, cho rằng Mitsubishi Triton vượt trội hơn Toyota Hilux.
Tay chơi xe cổ và câu chuyện

Tay chơi xe cổ và câu chuyện 'đống sắt vụn biết kể chuyện'

Nhà sưu tập xe cổ 9x đến từ Hà Nội trải lòng về thú chơi xe cổ và câu chuyện đằng sau mỗi chiếc xe anh sở hữu.
Hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong mùng 3 Tết Nguyên đán

Hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong mùng 3 Tết Nguyên đán

Trong ngày 31/1 (mùng 3 Tết), lực lượng CSGT đường bộ đã kiểm tra, xử lý 4.814 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạm giữ 62 xe ô tô, 2.222 xe mô tô, 34 phương tiện khác, tước 283 GPLX; trong đó vi phạm nồng độ cồn 2.012 trường hợp.
Khát vọng vươn tới mái ấm

Khát vọng vươn tới mái ấm

"An cư lạc nghiệp" - giấc mơ về một mái ấm bình yên, một chốn đi về sau những giờ lao động vất vả luôn cháy bỏng trong tim mỗi người. Thế nhưng, giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, giữa guồng quay hối hả của thị trường bất động sản (BĐS) với những con số tăng chóng mặt, người lao động cần làm gì để giấc mơ an cư không còn xa.