Thứ ba 06/06/2023 19:19
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế

Tiêu điểm - HÀ VY

Ngày 07/2, Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, việc phê chuẩn các điều ước quốc tế năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Người lao động hưởng lợi sau khi Luật Việc làm sửa đổi

Công tác phối hợp đạt hiệu quả cao

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì buổi làm việc.

Cùng dự còn có Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện các đơn vị liên quan; TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì buổi làm việc. Ảnh: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết:

“Vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tỉ lệ biểu quyết tán thành tới 93,36%. Đây là minh chứng rõ nét về sự phối hợp đạt hiệu quả cao giữa hai cơ quan”.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khẳng định, năm 2023 cho đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ có rất nhiều việc cần phối hợp. Hội nghị là diễn đàn để các đại biểu góp ý thẳng thắn, đề xuất cơ chế phối hợp để hoàn thiện công tác phối hợp giữa hai cơ quan, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Dự kiến xây dựng 2 dự án luật và nghiên cứu, đề xuất gia nhập 3 công ước

Báo cáo về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, việc phê chuẩn các điều ước quốc tế năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến xây dựng 2 dự án luật; nghiên cứu, đề xuất gia nhập 3 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong giai đoạn 2023 - 2026. Đó là, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi); Công ước số 87 về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức; Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu, Công ước 102 về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

Dự kiến tháng 6/2023 sẽ trình Chính phủ dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); tháng 10/2023 trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ phối hợp với Ủy ban Xã hội, Ủy ban Pháp luật hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) và xây dựng Hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sau khi được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh thông tin thêm, một số dự án luật khác do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì như: Luật Bình đẳng giới; Luật Người khuyết tật; Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật Người cao tuổi; Luật Phòng, chống mại dâm cũng đang trong quá trình tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn sau năm 2025.

Chia sẻ tại buổi làm việc, TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, sự phối hợp công tác giữa Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được chứng minh qua thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 116 về hỗ trợ NLĐ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với trên 30.000 tỷ đồng. Chúng ta đã giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho ít nhất 55 triệu lượt NLĐ, người dân và gần 1 triệu doanh nghiệp với ít nhất 95.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi), TS. Bùi Sỹ Lợi khẳng định, mở rộng diện bao phủ, mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội là điều đầu tiên cần làm.

TS. Bùi Sỹ Lợi dẫn chứng, giống như kinh nghiệm về bảo hiểm y tế, ban đầu cũng là bảo hiểm tự nguyện, sau đó là bảo hiểm y tế hộ gia đình và đến nay đã là bảo hiểm y tế toàn dân với độ bao phủ 92%. Đối với Luật Việc làm, TS. Bùi Sỹ Lợi nêu ý kiến, vấn đề quan trọng nhất là phải đáp ứng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và hội nhập.

Đáp ứng yêu cầu của đất nước, vừa tiệm cận với quy chuẩn quốc tế

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Xây dựng Bộ luật Lao động, Pháp lệnh ưu đãi người có công đã rất khó khăn, có lúc tưởng chừng bế tắc mà cuối cùng vẫn tìm ra hướng giải quyết. Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP là những chính sách rất cụ thể”, Bộ trưởng dẫn chứng.

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế
TS. Bùi Sỹ Lợi nêu ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, 2023 thách thức lớn, áp lực nhiều, khó khăn sẽ gia tăng. Để vượt qua thách thức, Bộ trưởng đề nghị, bên cạnh quyết tâm chính trị cao, còn cần phải tìm ra cái mới, tìm ra cái thích hợp nhất, làm sao vừa đáp ứng yêu cầu của đất nước, vừa tiệm cận với quy chuẩn quốc tế.

Đối với các dự án luật, pháp lệnh, các điều ước quốc tế dự kiến phê chuẩn năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng phân công các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Ủy ban Xã hội của Quốc hội từ sớm để triển khai các nhiệm vụ một cách kịp thời, có hiệu quả.

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy

Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi

Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ...

Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống

Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

Tiêu điểm -

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

“Với cách làm này, những người dân như chúng tôi cảm thấy được gần gũi, như có sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh trên con đường vượt khó, phát triển”...

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Toàn cảnh -

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và 1/8 xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm type A chủng H5N6 trên đàn gà nuôi của 2 hộ dân tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, với tổng đàn 10.500 con.

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Toàn cảnh -

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Hành động dũng cảm cứu người giữa dòng lũ dữ của anh Phạm Bá Huy đã được Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng bằng khen.    

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Toàn cảnh -

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá lớn, trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16A, 217…của tỉnh Thanh Hóa gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Đời sống -

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận nguyên nhân chính là do hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.    

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Đời sống -

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về việc triển khai quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Toàn cảnh -

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ NN&PTNT vào huyện Quan Sơn, Thanh Hóa để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng

Đời sống -

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng 1

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trong đó, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất.    

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

Đời sống -

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết địa phương này có tới hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước do ảnh hưởng của bão số 3, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Toàn cảnh -

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, và triển khai 8 nhiệm vụ để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Toàn cảnh -

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Lực lượng Bộ đội Biên phòng ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, đang nỗ lực giải cứu một người dân bị nước lũ cuốn, mắc trên ngọn cây.