Hiện tượng giáo viên nghỉ việc: Có phải chỉ do lương?
Việc làm - tuyển dụng - 28/11/2022 09:28 QUỐC THẮNG
Hàng chục nghìn giáo viên nghỉ việc
Trong các bài viết về chính sách lương dành cho NLĐ nói chung và cho giáo viên nói riêng, các nhà nghiên cứu thường đặt mức lương trong một bối cảnh chi tiêu cụ thể để xem xét mức độ đáp ứng của lương trong tương quan với các nhu cầu về vật chất, tinh thần của NLĐ và giá trị của một giờ lao động. Lương của giáo viên là một cuộc điều tra xã hội học hơn là về kinh tế. Lấy ví dụ, một giáo viên trẻ ở Pháp sau khi đạt chứng chỉ CAPES (Bằng chứng nhận trình độ giảng dạy trung học) để bắt đầu sự nghiệp dạy học nhận mức lương khoảng 1.600 euro/tháng. Các nghiên cứu sẽ xem xét nếu tính cả thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài ở nhà, người đó phải làm việc bao nhiêu giờ/tuần. Tiền công cho 01 giờ lao động của họ là bao nhiêu. Với mức lương đó, giáo viên có thể đảm bảo một cuộc sống khá thoải mái hay không với những điều kiện tối thiểu như: thuê một căn hộ, chi phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại, du lịch 3 - 4 lần/năm; bảo đảm cuộc sống gia đình theo mô hình gia đình phổ biến; các lợi tức do làm việc cho Nhà nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: vietnamnet.vn |
Ở nước ta, cho đến nay, vấn đề lương của giáo viên rất được quan tâm, đặc biệt là khi xu hướng giáo viên nghỉ việc ngày càng tăng; tuy nhiên, chúng ta chưa có một cuộc điều tra xã hội học bài bản về đời sống của giáo viên với mức lương của họ. Có thể, vì lương giáo viên quá thấp (5 - 7 triệu/tháng) nên việc không đáp ứng được những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, một cuộc điều tra về lương trong tương quan với việc dịch chuyển nguồn lực lao động này từ cơ sở đào tạo công lập sang trường tư hoặc sang các ngành nghề khác sẽ mang lại những kết quả hữu ích trong việc điều chỉnh chính sách.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, kỳ họp thứ 4 Quốc hội vừa qua, trong phát biểu làm rõ ý kiến các đại biểu và giải pháp cho vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có nêu thực tế: “Giáo viên thiếu nhiều nhất, nghỉ việc nhiều nhất chính là ở bậc mầm non. Số nghỉ việc ở giáo viên mầm non chiếm tới hơn 40%”.
Nhìn vào con số trên, bất cứ ai cũng nghĩ nguyên nhân chính là do lương giáo viên mầm non thấp. Đó cũng là lý do Bộ trưởng đề nghị Quốc hội xem xét nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm lên gấp đôi, từ 35% lên 70% để giúp thầy cô yên tâm gắn bó với nghề. “Tôi rất mong muốn đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Đ.X. (Nguồn: thanhtra.com.vn) |
Nhưng, thời gian qua, không chỉ giáo viên mầm non, mà các cấp học cao hơn cũng có tình trạng giáo viên nghỉ việc, thậm chí những thầy cô là tổ trưởng, hiệu phó, hiệu trưởng,… cũng nghỉ việc.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến 4/2022, có 527 giáo viên ở Bình Dương nghỉ việc, trong lúc tỉnh đang thiếu hơn 3.000 giáo viên. Tương tự, ở TP. Hồ Chí Minh, từ 01/01/2020 đến 30/6/2022, thành phố có 2.436 viên chức giáo dục nghỉ việc. Hai tỉnh, thành có số lượng học sinh lớn đang thiếu giáo viên một cách trầm trọng.
Ba nguyên nhân chính
Có 3 nguyên nhân chính khiến giáo viên nghỉ việc thường được bàn đến: lương, thăng tiến và công việc.
Lương chưa đủ sức để tạo động lực cho viên chức ngành Giáo dục an tâm làm việc, cống hiến. Vào đầu năm 2022, tại phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Ánh cho biết hiện có khoảng 50% giáo viên trên cả nước chỉ nhận được mức lương 5-6 triệu đồng/ tháng. Giáo viên buộc phải làm thêm để đủ sống. Giáo viên không thể không so sánh giữa khối lượng công việc, chất xám và thu nhập giữa công việc chính và việc làm thêm. Mặt khác, giáo viên làm thêm lại rõ ràng đang làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Giáo viên mầm non hiện có tỷ lệ nghỉ việc rất cao. Trong ảnh: Cô giáo và trẻ em Trường Mầm non Tuổi thơ 7, Quận 3, TP.HCM. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Đánh giá của UBND TP.HCM về tình hình CCVC thành phố nghỉ việc trong 6 tháng (từ ngày 01/01/2022 đến 30/6/2022), trong đó lĩnh vực giáo dục nghỉ việc nhiều nhất nêu rất rõ nguyên nhân chính là “cơ hội thăng tiến, việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay vẫn còn một số hạn chế, đó là một số cơ quan, đơn vị còn có tư tưởng về bệnh “kinh nghiệm”. Việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý hiện nay thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo được động lực để cán bộ, CCVC trẻ rèn luyện, phấn đấu; cơ chế bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự, tiêu chí đánh giá cán bộ vẫn còn những hạn chế…”. Vấn đề thăng tiến, hay nói cụ thể là sự phấn đấu của bản thân giáo viên trong cơ sở giáo dục chưa làm rõ được tính cạnh tranh: một giáo viên ra trường, từ tập sự đến biên chế và thăng hạng là cả một quá trình phấn đấu dai dẳng thiên về các thủ tục hành chính. Nhưng quan trọng hơn, vấn đề ở đây là bối cảnh của quy chế. Hiện, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo Nghị định 115, giáo viên không được đề cử hay được quyền bỏ phiếu tín nhiệm bầu hiệu trưởng, hiệu phó. Giáo viên khó đồng lòng phát triển cùng cơ sở đào tạo nếu họ không được lựa chọn người lãnh đạo mình.
Áp lực công việc rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính khiến giáo viên nghỉ việc. Vào cuối tháng 11/2021, trên một diễn đàn dành cho giáo viên, với câu hỏi “Nếu được chọn lại, bạn có chọn nghề giáo không?” Có hơn 4 nghìn lượt trả lời câu hỏi này, trong đó số người trả lời “không” chiếm phân nửa. Gánh nặng sổ sách, công tác hành chính của chuyên môn và chủ nhiệm đang là những công việc quá tải, tạo ra tình trạng mệt mỏi ở giáo viên. Vận hành của trường học là vận hành phát triển, công tác chính là chuyên môn nhưng với những gánh nặng sổ sách này, thầy cô lại phải dành thời gian vào công việc hành chính. Áp lực các công việc có tính chất hành chính đối với thầy cô là một trong những nguyên nhân khiến họ rời khỏi ngành.
Chuyển từ công sang tư, rời khỏi ngành
Nếu như trước đây nhiều người muốn “xin” vào ngành Giáo dục với mục đích được biên chế thì hiện nay lại có một lượng lớn giáo viên bỏ hẳn nghề hoặc chuyển từ trường công ra trường tư. Xu thế đó nói rõ: môi trường giáo dục ngoài công lập có nhiều điểm hấp dẫn thấy rõ về cả môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ. Khi môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt, chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ phát triển theo chiều thuận. Xu hướng này phù hợp với quan điểm xã hội hóa của Nhà nước. Tuy nhiên, tính chất nguy hiểm của nó là ở chỗ tạo ra một phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm và chuyên môn tốt đang cống hiến trong các trường công lập.
Thời gian qua TP. HCM có tới gần 2.500 viên chức giáo dục nghỉ việc. Trong ảnh: Bên trong một lớp học của Trường THCS Lý Tự Trọng - Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: Trường THCS Lý Tự Trọng. |
Vừa qua, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) có tranh luận về nguyên nhân cũng như giải pháp liên quan đến việc số lượng lớn giáo viên rời khỏi khu vực công. Ông đặt ra vấn đề: Chúng ta đang thực hiện khuyến khích việc xã hội hóa nên việc giáo viên rời khỏi khu vực công chuyển sang khu vực tư là chuyện rất bình thường. “Quan trọng là chúng ta phải đánh giá đúng là người ta bỏ nghề hay có tiếp tục làm giáo viên hay không? Nếu như họ chuyển sang làm khu vực tư thì đây là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và đều là phục vụ cho nhân dân, phục vụ sự tăng trưởng, phát triển của đất nước”. Tuy nhiên, xu hướng giáo viên chuyển từ công sang tư khiến cho các cơ sở giáo dục công lập không thể không nhìn lại mình.
Theo thông tin nghiên cứu tập hợp của Cục Nhà giáo, số lượng 16.265 giáo viên hoàn toàn là số giáo viên chuyển ra khỏi ngành Giáo dục mà đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề cập trong kỳ họp 4 Quốc hội khóa XV là rất đáng lưu tâm. Vì sao “nghề cao quý” không còn là điểm đến hấp dẫn? Liệu có một xu hướng lựa chọn ngành nghề về mặt vĩ mô nào không từ hiện tượng này? Để trả lời hai câu hỏi đó, chúng ta cần một cuộc điều tra xã hội học bài bản. Và trên hết, hai câu hỏi đó đánh thức việc điều chỉnh chính sách lương, môi trường làm việc của hệ thống giáo dục công lập hiện nay.
Khi thực hiện tăng lương cơ sở, lương của cán bộ xã, phường sẽ tăng ra sao? Dự kiến từ ngày 01/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng từ 1,4 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì lương của cán bộ xã, ... |
Bảng lương của giáo viên các cấp khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 Sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, bảng lương của giáo viên sẽ tăng lên với mức tăng tùy vào từng cấp dạy, hạng ... |
Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và ... |
Tin cùng chuyên mục
Nhịp cầu lao động - 10/12/2024 14:35
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Việc làm - tuyển dụng - 08/12/2024 10:20
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
Việc làm - tuyển dụng - 30/11/2024 16:38
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên
Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Việc làm - tuyển dụng - 28/11/2024 13:23
Doanh nghiệp may tại Quảng Bình tuyển hơn 600 lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh vực may công nghiệp, Công ty Cổ phần Đại Thành tại xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa có thông báo tuyển dụng 680 lao động phổ thông, với nhiều vị trí việc làm để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
- Hyundai Grand i10 sớm đạt vị trí bán chạy nhất phân khúc cỡ A dù mới qua 11 tháng
- Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?
- Sôi nổi Liên hoan tiếng hát người lao động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải