"Hành hung cán bộ y tế cứu mạng người thân của mình, đó là sự vô ơn"
Hoạt động Công đoàn - 12/08/2022 16:53 HÀ VY
Những lời mai mỉa nặng hơn cả “bóp cổ bác sĩ” |
Người tấn công bác sĩ tại cơ quan công an. Ảnh:Công an TP.HCM |
Hai vụ hành hung cán bộ y tế trong một tuần
Khoảng 6h sáng 6/8, một nữ bệnh nhân 63 tuổi được đưa đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) trong tình trạng khó thở. Bệnh nhân được khám, chẩn đoán suy hô hấp, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp. Bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhân thở dưỡng khí qua mặt nạ, sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị. Sau khoảng 20 phút, bệnh nhân giảm khó thở nhưng vẫn cần được hỗ trợ hô hấp và truyền thuốc liên tục qua đường tĩnh mạch.
Lúc này, người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh. Con trai người bệnh báo với cán bộ y tế. Đánh giá tình trạng nữ bệnh nhân không an toàn khi rời giường bệnh, bác sĩ trực đã yêu cầu điều dưỡng hướng dẫn và đưa bô để người bệnh đi vệ sinh tại giường. Tuy nhiên, con trai của người bệnh không đồng ý, quát tháo cán bộ y tế rồi bỏ ra ngoài.
Một lát sau, người này quay lại với một vật nhọn trên tay và có hành động tấn công bác sĩ trực. May mắn, bác sĩ kịp thời lùi lại, chụp được tay người này. Lực lượng bảo vệ Bệnh viện và công an đã có mặt kịp thời, khống chế đối tượng.
Người nhà bệnh nhân hành hung cán bộ y tế. Ảnh: TL |
Trước đó, vào lúc 21h ngày 27/7, cũng tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận một bé gái 10 tuổi (có người cha đi cùng) bị hóc dị vật. Thăm khám ban đầu, bác sĩ nghi ngờ bé bị mắc xương cá, ghi nhận dấu sinh hiệu khi vào viện ổn, đo chỉ số SPO2 98%, về biểu hiện lâm sàng bé không có dấu hiệu khó thở. Kíp trực đã cho bé vào vị trí chờ để đưa lên Khoa Tai Mũi Họng chuẩn bị tiến hành nội soi lấy dị vật.
Trong thời gian chờ, bác sĩ P.H.T trao đổi, giải thích thích tình trạng của bệnh nhi khá ổn và công đoạn nội soi cần phải có sự chuẩn bị. Tuy nhiên, người đàn ông đã xông vào hành hung bác sĩ.
Nói về tình huống cấp cứu bệnh nhân, BS. Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho rằng: “Thời gian với người bệnh là vàng. Nguyên tắc hoạt động chuyên môn ở đây phải được ưu tiên. Cách bố trí thứ tự cấp cứu dựa vào phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng, nhẹ, không ưu tiên theo thời gian vào viện. Nếu phá vỡ nguyên tắc này, nguồn lực y tế sẽ không được tập trung, đặc biệt là khi người nhà bệnh nhân đe dọa, ép buộc bác sĩ, phá vỡ quy trình ưu tiên để cấp cứu cho người thân của họ. Lúc đó, mọi bệnh nhân sẽ đều gặp nguy hiểm”.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định - nơi liên tiếp xảy ra 2 vụ hành hung cán bộ y tế trong một tuần. Ảnh: T.G |
Hành hung nhân viên y tế là sự vô ơn!
Trao đổi với phóng viên, đồng chí Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, tình trạng bạo hành cán bộ y tế nhức nhối nhiều năm qua. Từ năm 2019, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Chương trình “Bảo vệ Blouse trắng” do lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì. Trọng tâm của Chương trình là bảo vệ cán bộ y tế khỏi tình trạng bạo hành.
“Tại một bệnh viện liên tiếp xảy ra 2 vụ hành hung cán bộ y tế, nghĩa là vụ đầu tiên xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Việc tấn công người bình thường đã là hành vi sai trái, tấn công bác sĩ tại khoa cấp cứu, đang cứu tính mạng người thân mình, đó là sự vô ơn. Trong thời điểm hàng chục nghìn cán bộ y tế chuyển việc, thôi việc chuyển sang lĩnh vực y tế tư nhân, việc xảy ra bạo hành nhân viên y tế cộng với áp lực căng thẳng, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng sẽ là “giọt nước tràn ly” - PGS. TS Phạm Thanh Bình chia sẻ.
Theo Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, khi bác sĩ đang cấp cứu, giải thích mà người nhà bệnh nhân phản ứng, hành hung thì lỗi thuộc về phía người nhà bệnh nhân nhiều hơn. Hành vi này cần được lên án.
Việc so sánh thái độ phục vụ của bác sĩ bệnh viện công không niềm nở bằng bác sĩ bệnh viện tư cũng cần đặt trong bối cảnh thực tế. Giá viện phí khu vực tư nhân gấp 10 lần khu vực Nhà nước. Cán bộ y tế ở bệnh viện tư nhân đến nơi làm việc chỉ tập trung vào chuyên môn, không phải lo lắng điều gì khác.
Hiện nay, 90% người dân Việt Nam tham gia Bảo hiểm y tế. Người bệnh nghèo chưa có đủ khả năng khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân. Không được điều trị kịp thời, bệnh nhân chậm được phát hiện bệnh, bệnh tình kéo dài hơn, có thể dẫn đến tai biến. Nếu không ngăn chặn tình trạng bạo hành cán bộ y tế, đảm bảo môi trường làm việc an toàn thì họ không yên tâm cống hiến. Cuối cùng, thiệt thòi lớn nhất vẫn thuộc về người dân.
PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: CĐYTVN |
Để ngăn chặn tình trạng hành hung, tấn công cán bộ y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề xuất cán bộ y tế cần được bảo vệ như lực lượng công an, quân đội. Đồng thời bổ sung điều luật xử lý hành chính đối với người dân không thực hiện nghiêm quy định tại cơ sở y tế. Lãnh đạo các đơn vị, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt để bảo vệ cán bộ y tế khi bị bạo hành. Người dân cũng cần sớm thay đổi, trân trọng nỗ lực của bác sĩ đang gác lại những khó khăn, vất vả của bản thân để cống hiến cho xã hội.
Đồng chí Phạm Thanh Bình cho biết, Công đoàn Y tế Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị hỗ trợ Chương trình "Bảo vệ Blouse trắng. Đồng thời có thư kêu gọi cộng đồng, người dân phối hợp với ngành Y tế thực hiện nghiêm các quy định tại các cơ sở y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu cán bộ, nhân viên y tế bảo vệ mình, thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, quy tắc ứng xử trong nghề, chuyên nghiệp hơn, tận tâm hơn để người bệnh chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay.
Phật là người đi lộn dép! Nhà Phật gọi lễ Vu lan nằm trong mùa báo hiếu. Mục đích là tỏ bày và đề cao chữ hiếu, nhất là tấm lòng ... |
Cúng rằm, đốt vàng mã và hoả hoạn tăng ở mức đáng báo động Ngày mai mới là rằm tháng bảy Âm lịch, một ngày mà theo quan niệm dân gian là “giỗ cả năm không bằng rằm tháng ... |
Giải ngân chậm, cần khẩn trương tìm hướng tháo gỡ Chiều 9/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ ba dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?