agribank-plus-4112024-522025

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.
Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức lớn. Để hóa giải, biến thách thức lớn thành cơ hội phát triển mới đòi hỏi phải hiểu đúng, làm hay, kết quả cao bằng hệ thống các giải pháp, nhưng không thể bỏ qua giải pháp phát huy văn hóa của tổ chức Công đoàn Việt Nam, vốn có vai trò giềng mối trong phát triển như Nghị quyết hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước khẳng định: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Văn hóa Công đoàn Việt Nam

Văn hóa Công đoàn Việt Nam có điểm chung với các tổ chức công đoàn trên thế giới là do chính người lao động sáng tạo ra, từ sự tự nguyện gắn kết và hành động vì mục tiêu chung của các thành viên là sự tiến bộ xã hội. Công đoàn ra đời trong xã hội có các giai cấp, tầng lớp mà quyền lợi vừa cộng sinh, vừa trái chiều nhau.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

Không gian văn hóa Công đoàn ở Trường Mẫu giáo Phước Vĩnh Tây, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc. Ảnh: Kỳ Quan

Trong xã hội ấy, những người yếu thế, nhất là công nhân luôn luôn là người thua thiệt, có người chấp nhận cả cuộc đời tăm tối, nghèo đói, bất công, có người phản kháng phải đánh đổi bằng xương máu của mình và từ đó nhận thấy phải đoàn kết lại và suy tôn lực lượng ưu tú dẫn lối cho nhau. Con đường để trở thành tổ chức công đoàn khá dài, có khi chỉ dừng lại là một tổ chức phường hội, lo việc tương tế, rồi lụi tàn dần, cũng có những tổ chức mang tính quốc gia và có hành động quốc tế vì có những vấn đề của người lao động không chỉ là quyền dân sinh, dân chủ riêng của mỗi quốc gia mà còn có vai trò to lớn trong đời sống xã hội của nhân loại.

Văn hóa Công đoàn Việt Nam có những điểm rất riêng nhờ đồng chí Nguyễn Ái Quốc xây dựng nền móng. Đó là tổ chức xã hội của công nhân, được sinh ra là để công nhân thắt chặt “cảm tình “với nhau; cùng nhau “bàn bạc” cách thức phấn đấu cho sự tiến bộ, “bày vẽ cho nhau điều khôn lẽ phải”.

Việc bắt đầu từ tình cảm của những con người cùng hoàn cảnh rồi bồi đắp thêm bằng sự gắn kết có mục tiêu để từ đây chuyển trạng thái lý trí trên cơ sở nhận thức mới là quyền dân chủ á đông chưa từng có của công nhân trong giai đoạn này.

Đó còn là một tổ chức không chỉ có trách nhiệm lớn lao là “giữ gìn quyền lợi cho công nhân” mà còn có nghĩa vụ “giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” thể hiện mục tiêu cơ bản nhất của tổ chức công đoàn là quyền dân sinh của công nhân, nhưng được đặt cùng với mục tiêu chung của quốc gia và sự đóng góp cho tiến bộ của nhân loại.

Hệ thống giá trị của công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Ái Quốc xây dựng trong tác phẩm “Đường kách mệnh” là sự dành riêng cho công nhân ở nước thuộc địa, rút ngắn quá trình hình thành tổ chức công đoàn từ tự phát sang tự giác, được Công đoàn Việt Nam vận hành trong 95 năm qua, tạo nên các giá trị mà lớn nhất là một tổ chức công đoàn cách mạng, là một bộ phận của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng được thụ hưởng từ thành quả của cuộc cách mạng vĩ đại khi nhân dân được tự do, đất nước được độc lập, thống nhất, hòa bình, có vị thế ngày càng cao trong khu vực và thế giới.

Công đoàn Việt Nam đã có những đổi khác, tuy công nhân vẫn là thành viên chủ yếu, nhưng cũng có công chức, viên chức tham gia công đoàn. Đối với công nhân, dù khái niệm rộng mở hơn rất nhiều, phản ánh sự phát triển của xã hội, song vẫn còn một lực lượng rất lớn, không ngừng được bổ sung và đã trở thành đoàn viên công đoàn, đó là người lao động phi kết cấu. Tầm vóc Công đoàn Việt Nam lớn mạnh, vị thế đổi khác khi trở thành tổ chức chính trị-xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, được pháp luật trao thêm nhiều quyền hạn, phương thức hoạt động cũng có nhiều điểm mới.

Qua 95 năm hình thành, phát triển đã tạo nên văn hóa tổ chức Công đoàn Việt Nam. Phải chăng, đó chính là văn hóa “ĐỒNG HÀNH” của ba chủ thể: đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và người sử dụng lao động. Đó là giá trị quan trọng, niềm tin được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, phát triển, cũng là mục tiêu bao trùm trong tương lai sẽ được hiện thực hóa, trở thành nguồn lực nội sinh để đoàn viên chia sẻ và gắn kết, làm cho tổ chức Công đoàn Việt Nam thích ứng chủ động, thành công trong điều kiện mới.

Ở Công đoàn Việt Nam, các thành viên cùng nhau hoạt động, có cùng một lòng, một dạ, một ý chí, một khát vọng. Đây là kết quả cộng hưởng của hai thành tố là đoàn viên công đoàn và cán bộ công đoàn. Khi được đặt cùng nhau sẽ tạo thành sức mạnh tự thân, sức mạnh bên trong của tổ chức.

Ở Công đoàn Việt Nam còn có mối quan hệ then chốt giữa cán bộ công đoàn đại diện đoàn viên và người sử dụng lao động theo quy định pháp luật, nguyên tắc tổ chức công đoàn, mục tiêu chung của tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Các chủ thể gắn kết, chung hành động để đạt được mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại, cùng có hoài bão như nhau về sự tiến bộ của xã hội thì mới phát triển bền vững.

Văn hóa “ĐỒNG HÀNH” của tổ chức Công đoàn được tạo dựng từ ba nguyên tắc chính với bốn hệ giá trị cốt lõi

Sự đồng hành lâu dài của các chủ thể có được từ ba nguyên tắc.

Nguyên tắc đoàn kết và duy trì động lực cho thành viên. Với tổ chức công đoàn, nguyên tắc đoàn kết vô cùng quan trọng, đảm bảo cho tính thống nhất và là thế mạnh của tổ chức. Đồng thời, tổ chức công đoàn phải luôn quan tâm các động lực cho đoàn viên trong hoạt động công đoàn. Động lực vật chất, tinh thần này có được là từ hoạt động của công đoàn, luôn sát thực tế và mới mẻ với đoàn viên và xuất phát từ nhu cầu hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.

Nguyên tắc sẻ chia và cùng hành động. Đây là nguyên tắc nền tản đối với đoàn viên công đoàn. Với đoàn viên công đoàn, tình đồng nghiệp là giềng mối để sẻ chia cả những vấn đề thường ngày trong cuộc sống đến mục tiêu chung của giai cấp công nhân, của dân tộc, làm cho các đoàn viên cảm thông, ủng hộ, gắn kết. Trong các yếu tố tác động trực tiếp, then chốt đến kết quả hoạt động công đoàn thì tư tưởng tiến bộ xã hội của tổ chức công đoàn do đội ngũ cán bộ công đoàn và lực lượng đoàn viên công đoàn cùng nhau hành động là cơ bản nhất.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải trao đổi với lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai và các Chủ tịch Công đoàn cơ sở. Ảnh: Hà Anh Chiến

Nguyên tắc cùng thắng lợi. Văn hóa đồng hành của tổ chức công đoàn cũng từ mối quan hệ với người sử dụng lao động. Sự đồng hành quan trọng nhất là trên con đường dài, người sử dụng lao động và đoàn viên đều nhận thấy lợi ích. Chính lợi ích này mà có sự cảm thông khi khó khăn nhất thời, đột xuất và cũng chính vì lợi ích nên cán bộ công đoàn không được hy sinh quyền lợi đoàn viên cho quyền lợi cá nhân.

Văn hóa “ĐỒNG HÀNH” của tổ chức công đoàn đã tạo ra bốn hệ giá trị cốt lõi:

Một là, HẠNH PHÚC. Mục tiêu quan trọng nhất của công đoàn là mang lại hạnh phúc cho các thành viên trong tổ chức, trong đó có hạnh phúc của cán bộ công đoàn. Cán bộ công đoàn cũng là đoàn viên công đoàn, nhưng là đoàn viên đặc biệt vì là điểm nối giữa các đoàn viên, song, quan trọng nhất là cùng nhau hưởng lợi khi mục tiêu đạt được. Hạnh phúc của cán bộ công đoàn phải đặt trong, đặt cùng với hạnh phúc của đoàn viên, nếu đánh mất hay thoát ly mục tiêu cùng nhau hạnh phúc thì sự gắn kết này sẽ rạn nứt hoặc sự gắn kết mang tính hình thức.

Hạnh phúc của đoàn viên là kết quả hoạt động công đoàn hiện tại, đồng thời phải hướng đến hạnh phúc trong tương lai của đoàn viên cũng chính là mục tiêu hàng đầu để tổ chức công đoàn ra đời, tồn tại và phát triển. Cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn đi cùng với tổ chức Công đoàn; người sử dụng lao động cộng đồng trách nhiệm với tổ chức công đoàn để đạt được những hạnh phúc lớn nhất trong mỗi thời kỳ.

Đó là hạnh phúc khi được làm người; hạnh phúc khi được sống trong một đất nước thống nhất, độc lập, tự do; hạnh phúc là một giai tầng có địa vị trong xã hội; hạnh phúc khi không còn ăn đong mỗi ngày; hạnh phúc khi được ghi nhận là lực lượng quan trọng cho phát triển xã hội; hạnh phúc khi được quan tâm chăm lo, bồi dưỡng tạo triển vọng; hạnh phúc khi tương lai thế hệ nối tiếp sáng lạn hơn…

Hai là, TẬN TÂM. Đây là mối quan hệ về hành động của cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn và người sử dụng lao động. Hành động của cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn là cùng nhau đồng hành với những điểm chung, điểm riêng do vai trò của từng chủ thể. Chung là cùng quyết định, cùng thực hiện; riêng là do cách thức thực hiện. Cán bộ công đoàn đảm nhận vai trò tổ chức, lựa chọn bước đi, tự soi, tự điều chỉnh, tôn trọng dân chủ, nếu không sẽ trở thành lạc lõng, xa lạ, chệch hướng, bị loại bỏ.

Đoàn viên công đoàn phải giữ được quyền lãnh đạo tập thể, hành động cùng tập thể, thông qua tập thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc làm của cán bộ công đoàn. Sự tồn tại của tổ chức công đoàn là do đoàn viên quyết định khi đoàn viên còn có nhu cầu nên mỗi đoàn viên phải tận tâm với tổ chức. Hành động của cán bộ công đoàn các thế hệ nối tiếp nhau bằng tất cả tấm lòng và trước sau như một với trọng trách, với đoàn viên, với tổ chức Công đoàn, với dân tộc Việt Nam mới tạo nên Công đoàn Việt Nam cách mạng.

Tận tâm với công tác công đoàn, với đoàn viên công đoàn đã trở thành phẩm chất nổi trội của cán bộ công đoàn. Sự tận tâm ấy cũng vì chính cuộc sống, vì địa vị xã hội của cán bộ công đoàn. Người sử dụng lao động tận tâm với tổ chức công đoàn, với đoàn viên công đoàn mới xây dựng cơ quan, đơn vị phát triển bền vững, cùng nhau có trách nhiệm vun đắp để ngày càng lớn mạnh.

Ba là TRUNG THÀNH. Công đoàn Việt Nam đã tạo dựng một trong những giá trị quan trọng là luôn trung thành với mục tiêu gắn bó máu thịt, hết lòng phấn đấu vì quyền lợi của giai cấp công nhân, người lao động, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trung thành với tổ chức Công đoàn còn là chuẩn mực cốt lõi của cả cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn bởi vì công đoàn là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm tặng quà cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Quang Long

Trung thành với tổ chức Công đoàn, với đoàn viên công đoàn là con đường sống của cán bộ công đoàn, là yêu cầu đầu tiên của lực lượng đoàn viên công đoàn đối với cán bộ công đoàn. Trên con đường cùng nhau hành động trong điều kiện mới, với vai trò đại diện cho người lao động, tập thể người lao động thực hiện vị trí chủ thể, trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng mà vẫn có trách nhiệm trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, đòi hỏi càng cao tố chất cán bộ công đoàn trung thành với tổ chức công đoàn, với đoàn viên công đoàn.

Đây là sự khác biệt lớn nhất của công đoàn Việt Nam với nhiều công đoàn trên thế giới và cũng đòi hỏi trách nhiệm của người sử dụng lao động trong chăm lo xây dựng công đoàn Việt Nam lớn mạnh, trường tồn. Đồng thời, cũng yêu cầu thái độ của đoàn viên công đoàn là trung thành với tổ chức công đoàn theo tư tưởng tiến bộ chứ không phải là sự gắn kết lỏng lẻo, thời vụ.

Bốn là, BỀN CHẶT. Đây là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu dài, do yêu cầu của cả cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn và người sử dụng lao động. Mỗi đoàn viên công đoàn là một tế bào của cơ thể thống nhất là tổ chức công đoàn. Các đoàn viên gắn kết qua cán bộ công đoàn và hoạt động công đoàn sát hợp tạo nên sức sống của tổ chức công đoàn. Vì vậy, sự gắn kết này phải là gắn kết bền chặt và lâu dài do nhu cầu tự thân của mỗi đoàn viên.

Mối quan hệ giữa cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn và người sử dụng sẽ không thay đổi khi mà mục tiêu chung vẫn còn tồn tại. Chính mục tiêu chung này tạo thành sự vận động nội tại của cơ quan, đơn vị; của tổ chức công đoàn, được đoàn viên tự nguyện gắn bó chặt chẽ và bền lâu với tổ chức, cùng với cán bộ công đoàn hoạt động công đoàn vì sứ mệnh của công đoàn Việt Nam.

Văn hóa Công đoàn Việt Nam đã hình thành và không ngừng hoàn thiện. Chính văn hóa ấy đã trở thành sức mạnh trong thời kỳ chưa giành được chính quyền để cán bộ công đoàn dám chiến đấu dù đối mặt với hy sinh, tù đày; để đoàn viên công đoàn kết lại thành một lực lượng quần chúng mạnh mẽ đấu tranh cho cuộc sống của mình, giai cấp mình và còn vì mọi người trong xã hội. Cũng chính văn hóa ấy đã khiến cho nhiều đoàn viên công đoàn có sự cảm thông, tiếp tục vượt qua khó khăn, đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, xã hội, kỳ vọng nhiều hơn ở tương lai.

Mỗi tổ chức ra đời, phát triển là nhờ ở sứ mạng của nó. Sứ mạng lớn nhất của tổ chức công đoàn là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc cho những người lao động cần, nhất là người lao động yếu thế. Đây là cốt lõi của văn hóa Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến nổi bật trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN). Với sự phối hợp chặt ...

Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam:  Đi sâu, đi sát và hướng về cơ sở Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam: Đi sâu, đi sát và hướng về cơ sở

“Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã sâu sát, luôn hướng về cơ sở, luôn coi người lao động là trọng tâm cho ...

Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Năm 2025, các cấp công đoàn Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ "Năm phát triển đoàn viên", với mục tiêu ...

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.