Doanh nghiệp rút lui nhiều hơn thành lập mới: Trợ lực nào để phục hồi và phát triển?
Kinh tế - Xã hội - 01/04/2023 10:00 Nguyễn Ngọc
Thông thường, sau Tết, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phục hồi và tăng tốc nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, khó khăn chung của các nước lớn đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu; trong đó có Việt Nam, khiến doanh nghiệp Việt gặp nhiều thách thức.
Theo Tổng cục Thống kê, 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 60.241 doanh nghiệp, cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 56.946 doanh nghiệp.
Trước tình trạng trên các chuyên gia cho rằng, nếu không có những trợ lực kịp thời thì số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sẽ tiếp tục tăng lên, điều này không chỉ năm nay mà tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng.
Xu hướng đi ngược?
Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, trong nhiều năm qua, ngay cả trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp luôn hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Tuy vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, doanh nghiệp đang loay hoay tìm giải pháp để bảo đảm ổn định đầu ra, không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước.
“Chi phí tăng nên người dân và doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu, dẫn đến hàng tồn của doanh nghiệp rất nhiều. Trong khi, doanh nghiệp cần thời gian 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm mới có thể giải quyết được bài toán hàng tồn”, ông Đoàn quan ngại.
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái |
Đánh gia về những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh (CIEM) cho rằng, những khó khăn của doanh nghiệp chưa bao giờ hết như đầu ra gặp khó, giá nguyên phụ liệu tăng cao, lãi suất cao…
Nhưng trong năm 2023, những khó khăn này đã và đang tác động đến hàng loạt doanh nghiệp không kể lớn nhỏ mà ngay cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn. Trong bối cảnh đó, sau hơn hai năm phải cố gắng bươn chải duy trì hoạt động sau COVID19, doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt thêm với yếu tố bên ngoài và giá cả tăng cao khiến sức khỏe đó càng trở nên suy kiệt hơn.
“Các năm trước đây, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động luôn nhiều hơn số doanh nghiệp rời bỏ thị trường. Nhưng từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường luôn cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Đây là xu hướng đi ngược so với trước đây”, bà Thảo nhìn nhận.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh (CIEM) |
Cần gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động như trong thời gian dịch bệnh
Theo bà Phí Thị Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, giống như các nước khác, trong những giai đoạn khó khăn, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể hay phá sản tăng cao là hết sức bình thường.
“Trong thời kỳ COVID-19 và khủng hoảng kinh tế thì tỷ lệ doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, chờ giải thể hay phá sản tăng cao. Nhưng khi nền kinh tế phục hồi thì doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại tăng lên” bà Nga nhìn nhận.
Bà Phí Thị Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê |
Trước tình trạng trên, để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian tới, bà Phí Thị Phương Nga cho rằng, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và khởi nghiệp. Cùng với đó, các chương trình kích cầu nội địa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm khai thác các thị trường mới, đơn hàng mới.
Đồng thời, duy trì chính sách hỗ trợ năm 2023, nhất là chính sách gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng 2% như một cách thêm động lực giúp doanh nghiệp tiếp tục đà phục hồi khi Nghị định 15 về việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ… hết hiệu lực.
“Cần có gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động như trong thời gian dịch bệnh giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, hỗ trợ các nguồn tín dụng để doanh nghiệp trả lương cho người lao động…”, bà Nga đề xuất.
Với doanh nghiệp, theo bà Nga, khối này cần đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, chủ động về nguồn nguyên liệu sản xuất để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, chủ động sắp xếp tinh gọn hoạt động sản xuất để giảm chi phí và giá thành sản phẩm.
“Cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, tăng cường mở thị phần để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn; tập trung nguồn lực để đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài”, bà Nga nêu rõ.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, khó khăn của nền kinh tế có thể tiếp tục kéo dài đến năm sau. Vì vậy, các bộ ngành và địa phương cũng cần phải nắm bắt tình hình thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời để tìm ra những giải pháp linh hoạt phù hợp cho nền kinh tế.
“Nếu không đánh giá đúng tình hình thì sẽ không có giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh, hỗ trợ an sinh cho người lao động, từ đó hỗ trợ tăng trưởng” bà Thảo nêu rõ.
Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bà Thảo cho rằng, các bộ ngành và địa phương cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, trước hết cần tháo gỡ ngay những rào cản sản xuất kinh doanh.
“Nếu chúng ta thực hiện các giải pháp cải cách một cách thực chất, mang lại môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp thì trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, doanh nghiệp Việt rất có thể sáng tạo, tìm ra nhiều cách làm mới, từ đó phục hồi qua giai đoạn khó khăn; đồng thời có định hướng phát triển trong tương lai. Đây được coi là động lực và là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng trong năm 2023 và những năm tới”, bà Thảo tin tưởng.
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa và tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác cũng phải có sự kết hợp linh hoạt – phù hợp để vừa đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp.
“Đồng bộ các giải pháp và quyết liệt hơn trong năm nay là giải pháp vô cùng quan trọng”, bà Thảo nhấn mạnh.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025