Luật cấm người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động khi hợp đồng lao động còn hiệu lực. Ảnh minh họa của nld.com.vn |
Doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?
Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Lâm Đồng hỏi: Tôi vào làm việc cho công ty theo loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm. Hợp đồng của tôi hết hạn vào ngày 30/6/2019 nhưng do thời gian này tôi nghỉ thai sản; đến tháng 11 tôi mới quay lại công ty làm việc. Được 05 ngày công ty cho tôi nghỉ việc với lý do hết hạn hợp đồng. Xin hỏi, công ty cho tôi nghỉ việc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng như vậy có đúng không?
Tạp chí cuocsongantoan.vn đã chuyển câu hỏi của chị Ngọc Anh về Trung tâm Tư vấn Pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai. Ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm trả lời như sau:
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nữ đang mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động quy định “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Bộ luật Lao động nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi... Ảnh minh họa của luatvietnam.vn |
Như vậy, Luật chỉ cấm người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc sa thải người lao động khi hợp đồng còn hiệu lực. Khi hợp đồng lao động hết hạn sẽ rơi vào trường hợp hợp đồng đương nhiên chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 Bộ luật Lao động. Do đó, nếu đúng ngày hợp đồng lao động hết hạn, công ty cho người lao động nghỉ việc là không sai so với quy định của pháp luật.
Trường hợp của chị Ngọc Anh khi hết hạn hợp đồng tháng 6/2019, công ty không ban hành quyết định cho chị nghỉ việc mà khi chị nghỉ hết chế độ thai sản và vào làm việc, công ty mới ban hành quyết định cho chị nghỉ việc là không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này chị có quyền yêu cầu công ty nhận chị trở lại làm việc, bồi thường tiền lương trong những ngày không được làm việc, truy đóng các loại bảo hiểm trong thời gian chị không được làm việc và bồi thường 02 tháng lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Doanh nghiệp chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định. Cả doanh nghiệp và người lao động cần nắm chắc quy định của pháp luật để không phạm luật. Trong ảnh, người lao động ở một doanh nghiệp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh vanbanluat.com |
Hiệu quả từ áp dụng các mô hình hay |
Hứa gì nữa, chuyển tiền đi! |
Bữa cơm ngó tàu của công nhân gác chắn đường ngang |