Đại biểu Quốc hội ủng hộ duy trì đóng 2% phí Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 18/06/2024 18:08 TRẦN LƯU T/H
Cần giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn được thực hiện từ năm 1957 đến nay |
Ngày 18/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
ĐBQH Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, về quản lý sử dụng tài chính công đoàn, dự thảo Luật đã kế thừa và giữ nguyên đối tượng, mức đóng 2% kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.
Việc giữ ổn định quy định và nghĩa vụ nộp kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động thực hiện từ năm 1957 cho đến nay nhằm đảm bảo phúc lợi ổn định cho người lao động góp phần làm cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ cho đoàn viên, người lao động. Đặc biệt phù hợp với tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Để đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính minh bạch, bà Mai đề nghị ban soạn thảo quy định việc công khai tài chính hàng năm cần được tổ chức thông qua hội nghị toàn thể đoàn viên công đoàn của cơ quan, tổ chức đơn vị giúp đoàn viên công đoàn được nắm và trao đổi khi cần thiết. Bởi nếu chỉ quy định các hình thức như dự thảo Luật thì vì nhiều lý do khác nhau đoàn viên công đoàn sẽ không tiếp cận được thông tin về tài chính công đoàn.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc tiếp tục quy định thu kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trong Dự thảo Luật.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn Hà Giang) cho biết, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cho phép công đoàn thu 2% kinh phí là một công cụ để Công đoàn Việt Nam giúp Đảng, Nhà nước tập hợp, giáo dục đoàn viên, người lao động xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, việc tiếp tục duy trì thu 2% kinh phí công đoàn là hết sức cần thiết.
Mặt khác, đại biểu phân tích, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng không phải là tiền do doanh nghiệp chi. Chi phí này được pháp luật cho phép hạch toán vào giá thành sản phẩm. Như vậy, người tiêu dùng sẽ phải trả tiền cho chi phí này chứ không phải doanh nghiệp.
Về bản chất, việc quy định thu gián tiếp 2% theo quy định của Luật Công đoàn là để phục vụ cho việc chăm lo lại người lao động, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động mà người sử dụng lao động doanh nghiệp chưa tính đúng, tính đủ vào tiền lương.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quyền, trách nhiệm của công đoàn trong dự thảo Luật quy định tương đối đầy đủ, nhưng quan trọng hơn ở đây là cần cho công đoàn một cơ chế để thực thi được các quyền và trách nhiệm đó. Cán bộ công đoàn cơ sở đều hưởng lương từ doanh nghiệp, luôn chịu sức ép từ người sử dụng lao động, khó tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động.
“Cần thiết phải cụ thể hóa cơ chế này bằng pháp luật để công đoàn độc lập hơn với người sử dụng lao động. Trước hết là độc lập về tổ chức, chủ động về tài chính và có một chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn hữu hiệu”, đại biểu kiến nghị.
Về tài chính, đại biểu nhất trí quy định “kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”. Đây là điều kiện tiên quyết để công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất nên giao Chính phủ thống nhất quy định cụ thể về công tác thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn, giúp cho công tác quản lý nhà nước về tài chính công đoàn minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng chủ doanh nghiệp can thiệp quá sâu vào hoạt động thu, chi tài chính của công đoàn.
Đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn Tuyên Quang) phát biểu thảo luận. Ảnh: dangcongsan.vn |
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, việc luật hóa và duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% thể hiện sự ưu việt. Kinh phí công đoàn được sử dụng tại công đoàn cơ sở chủ yếu để trực tiếp chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Theo một số kết quả nghiên cứu, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp. Khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam cho thấy, rất ít có kiến nghị liên quan đến kinh phí công đoàn 2%. Do đó, vấn đề kinh phí công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến khác cho rằng, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Công đoàn năm 2012 đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Một số quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, để tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả truyền thống của tổ chức công đoàn, đồng thời phải khẳng định được vai trò chủ lực định hướng, dẫn dắt phong trào công nhân trong tình hình mới. Do đó, việc sửa đổi Luật Công đoàn là vấn đề cấp bách.
Trên cơ sở kế thừa luật Công đoàn năm 2012, dự luật sửa đổi lần này gồm 6 chương, 36 điều, bỏ 1 điều so với luật hiện hành. Dự thảo luật Công đoàn sửa đổi có nhiều thay đổi cơ bản, trong đó có nội dung hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống công đoàn Việt Nam.
Đặc biệt, dự thảo luật tiếp tục quy định duy trì mức thu 2% kinh phí công đoàn, đồng thời bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn và cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo 2 phương án.
Theo đó, phương án 1: Tại những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoàn được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp) theo quy định của Chính phủ.
Phương án 2: Quy định cụ thể các phương án và tỷ lệ phân chia kinh phí công đoàn cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi ... |
Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ... |
Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao Hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật Công đoàn, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 03/12/2024 17:35
Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
Anh Lê Tấn Đạt, công nhân Điện lực Tân Châu (thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) là người có gia cảnh khó khăn, lại mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng, tích cực trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng hành với anh trong những lúc khó khăn ấy, công đoàn luôn bên anh giúp đỡ.
Hoạt động Công đoàn - 03/12/2024 15:00
Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
Tôi tin chắc rằng trong tương lai, Công đoàn công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV) sẽ không ngừng lớn mạnh và tiếp tục đồng hành cùng người lao động, là “bờ vai vững chắc” để người lao động dựa vào.
Hoạt động Công đoàn - 02/12/2024 21:02
Trao giải cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”
Ngày 1/12, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với VTV7 Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức gala “Những hạt nắng vàng”, tổng kết và trao giải cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2024. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thị Kim Chi dự và phát biểu tại buổi lễ.
Hoạt động Công đoàn - 02/12/2024 14:06
Những niềm vui bất ngờ của Công đoàn SEV gửi đến người lao động
Tổ công đoàn Production Team, Công đoàn Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV) luôn là cầu nối vững chắc giữa người lao động và Ban lãnh đạo công ty, giữa công ty với chính quyền địa phương.
Hoạt động Công đoàn - 02/12/2024 07:48
Công đoàn Vietinbank - “chiếc nôi” trưởng thành của tôi
Trong những năm vừa qua, Công đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 11, TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ được rất nhiều đoàn viên vượt khó vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôi là một trong những người may mắn được công đoàn dìu dắt, yêu thương để trưởng thành hơn mỗi ngày.
Hoạt động Công đoàn - 01/12/2024 14:15
Anh Lê Đình Trạch - lãnh đạo Công đoàn gần gũi, thân thiện của người lao động
Anh Lê Đình Trạch - phụ trách Phân xưởng sản xuất thuốc nổ Đà Nẵng, Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc - MICCO là lãnh đạo Công đoàn tâm huyết, đầy trách nhiệm. Những việc làm của anh luôn nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của đoàn viên, người lao động.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn