Công đoàn TP. HCM nỗ lực bảo vệ người lao động khỏi "tín dụng đen"
Hoạt động Công đoàn - 28/11/2024 17:05 TRẦN LƯU
Cách nào tránh bẫy “tín dụng đen”? |
Khủng bố cả cán bộ, lãnh đạo để đòi nợ
Nhiều năm qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng, nạn cho vay nặng lãi - “tín dụng đen” ngày càng diễn biến phức tạp.
Tại TP. HCM, rất nhiều công nhân lao động ở tỉnh đã bị sa vào loại hình tín dụng này. Cuộc sống của họ vốn đã khó khăn, nay lại càng khốn đốn hơn.
Theo cơ quan chức năng, đã có trường hợp công nhân bị ép phải giao cả thẻ ngân hàng. Chỉ cần tới kỳ nhận lương thì đối tượng cho vay sẽ đến các cây ATM rút tiền cùng với công nhân. Với sức ép về nợ “tín dụng đen”, nhiều công nhân phải xin nghỉ việc, mất việc làm.
Đại diện CĐCS phát biểu ý kiến tại hội nghị sơ kết công tác phối hợp và triển khai chương trình phòng, chống "tín dụng đen" trong công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM diễn ra trong tháng 4/2024. Ảnh: CĐCC |
Khi nạn nhân không còn tiền để trả, các đối tượng còn dùng thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ công đoàn nhằm gây sức ép.
Chị Nguyễn Tường Vy (nhân vật đã được đổi tên) cho biết: Do cần tiền nộp học phí cho con, chị đã đăng ký vay qua app trên mạng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, chị chỉ nhận được số tiền vay gần 3 triệu đồng, và trong vòng 7 ngày sau phải trả lại đủ 5 triệu đồng cho app.
Những lần xoay không kịp, chị phải đi mượn đầu này đắp đầu kia. Trả cho app xong rồi phải vạy lại để trả qua chỗ khác. Đến khi gia đình biết chuyện thì số nợ đã lên đến hơn 20 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Hồng Bích, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Hai Thanh, KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) chia sẻ, thời gian qua từ lãnh đạo đến cán bộ công đoàn công ty đều bị "tín dụng đen" đe dọa, gây sức ép để đòi nợ.
Nhiều công nhân rơi vào cảnh bế tắc khi con ốm, gia đình có việc đột xuất,… phải chấp nhận vay nóng bên ngoài với lãi suất "cắt cổ" vì thủ tục vay vô cùng đơn giản. "Mỗi lần có công nhân vay "tín dụng đen" không có khả năng trả là giám đốc công ty, công đoàn… liên tục bị khủng bố đến "ăn không ngon, ngủ không yên", đồng chí Bích cho hay.
Nguồn vốn an toàn giúp người lao động tránh xa “tín dụng đen”
Để hạn chế “tín dụng đen”, thời gian qua, LĐLĐ TP. HCM đã tăng cường phối hợp các tổ chức tín dụng, trong đó có Tổ chức tài chính vi mô CEP, giúp người lao động tiếp cận nguồn vốn an toàn.
Đây là tổ chức tín dụng do LĐLĐ TP. HCM làm đại diện chủ sở hữu theo ủy quyền của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Trong suốt hơn 32 năm hoạt động, CEP kiên trì mục tiêu không vì lợi nhuận, thực hiện sứ mệnh giảm nghèo trong công nhân và người lao động.
Tính đến ngày 30/06/2024, CEP đã cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm và phát triển cộng đồng cho trên 5,8 triệu lượt khách hàng công nhân lao động nghèo và người có thu nhập thấp với số tiền trên 92.085 tỷ đồng.
Nhân viên CEP giới thiệu về các chương trình vay vốn cho công nhân lao động tại TP. HCM. Ảnh: P.V |
CEP ra đời là để cung cấp các khoản vay cho công nhân với lãi suất thấp, dao động 0,4-0,65% mỗi tháng, tương đương 4,8-7,8% mỗi năm. Hiện hoạt động cho vay được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành khác nhau…
Ghi nhận tại An Giang, tổ chức tài chính vi mô CEP đã giúp nhiều khách hàng là công nhân, viên chức, người lao động vay vốn an toàn. Tính đến ngày 31/5, Chi nhánh CEP Long Xuyên (An Giang) đã phục vụ 5.293 khách hàng với dư nợ trên 70,3 tỷ đồng (đạt 98,38% kế hoạch). Tỷ lệ khách hàng công nhân, viên chức, người lao động vay trực tiếp chiếm 53,42% tổng số khách hàng chi nhánh đang phục vụ. Đặc biệt, đầu năm đến nay, Chi nhánh CEP Long Xuyên tiếp cận và triển khai sản phẩm tín dụng - tiết kiệm đến công nhân lao động trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng khách hàng vay 392 người, số tiền hơn 5,3 tỷ đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp còn đồng hành với tổ chức công đoàn, chính quyền địa phương chăm lo an sinh xã hội, ưu tiên những trường hợp là nạn nhân của “tín dụng đen”.
Các cấp công đoàn ở TP. HCM luôn nỗ lực chăm lo đời sống cho người lao động. Trong ảnh: Đồng chí Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP. HCM trao quà cho công nhân lao động. Ảnh: CĐCC |
Đồng chí Phùng Thái Quang, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM, cho biết: Hiện nay, “tín dụng đen” là vấn nạn đối với công nhân lao động không đủ điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cần tiền nhanh cho các trường hợp khẩn cấp do không có tiết kiệm dự phòng. Tình trạng này có dấu hiệu gia tăng bởi tác động của đại dịch Covid-19, khiến cho nhu cầu vay tiền tăng cao. “Tín dụng đen” có thể tiếp cận người vay nhanh hơn thông qua các ứng dụng cho vay trực tuyến, thủ tục không có nhiều ràng buộc, với lãi suất cực cao. Đặc biệt, gần đây nhiều cán bộ công đoàn ở cơ sở phải đối mặt với việc bị tín dụng đen đòi nợ, đe dọa khủng bố do có công nhân của công ty không còn khả năng trả nợ hoặc đã bỏ trốn.
Hằng năm, LĐLĐ TP đều phối hợp với Công an TP tổ chức các buổi tuyên truyền phòng, chống “tín dụng đen” trong các doanh nghiệp, các Tổ tự quản nhà trọ công nhân với hàng chục ngàn công nhân lao động tham gia.
Đồng thời, đẩy mạnh các kênh thông tin tuyên truyền của tổ chức Công đoàn như: Trang thông tin điện tử, Facebook công đoàn các cấp, đặc biệt các kênh Facebook CĐCS doanh nghiệp có đông lao động. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền nhận diện các hành vi, chiêu thức của đối tượng cho vay “tín dụng đen”. Từ đó, giúp công nhân lao động đề cao cảnh giác.
Đặc biệt, LĐLĐ TP đã đẩy mạnh các hình thức chăm lo để giảm bớt khó khăn cho người lao động thông qua chương trình phúc lợi đoàn viên, thăm hỏi tặng quà các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ, kỷ niệm trong năm. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, các cấp công đoàn đã chăm lo cho hơn 632.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền trên 614 tỉ đồng. Phối hợp với Tổ chức tài chính vi mô CEP phát vay 3.127 tỉ đồng cho hơn 111.000 công nhân viên chức lao động. Từ đó, giúp người lao động có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống, không sa vào bẫy “tín dụng đen”.
Bên cạnh đó là tăng cường giám sát các chế độ chính sách cho người lao động như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ, các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, trao “Mái ấm công đoàn”, hỗ trợ công nhân viên chức lao động vay vốn ở những kênh ngân hàng chính thống với lãi suất hợp lý.
Theo cơ quan chức năng, hiện nay hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp luôn có số điện thoại liên hệ cụ thể và có nhân viên tư vấn rõ ràng. Các tổ chức tín dụng được giới thiệu đến người lao động thông qua các cấp Công đoàn hoặc những hình thức hợp pháp khác. Người lao động được tư vấn thủ tục đầy đủ, được nghiên cứu cũng như giữ một bản hợp đồng tín dụng theo quy định. Đối với hoạt động “tín dụng đen”, thủ tục thường rất dễ dàng, đơn giản, thậm chí không cần thủ tục. Các đối tượng cho vay chủ động tìm đến người lao động để giới thiệu, dụ dỗ. Đến khi ký hợp đồng vay, người lao động lại không được giữ bản hợp đồng nào. Biểu hiện rõ nhất là lãi suất cho vay mập mờ và thường ở mức rất cao. Cơ quan công an khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ các thông tin về tổ chức tín dụng trước khi vay vốn để tránh những hậu quả về sau. |
Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen” Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải ... |
Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen” Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn ... |
Người lao động nên làm gì khi “tín dụng đen” đòi nợ dù không vay tiền? Không vay tiền nhưng nhiều người lao động vẫn liên tục bị các đối tượng tín dụng đen "réo tên" đòi nợ. |
- Công đoàn TP. HCM nỗ lực bảo vệ người lao động khỏi "tín dụng đen"
- Ký kết thỏa thuận phúc lợi, mang lại giá trị thực chất cho đoàn viên
- Honda Vision 2025 ra mắt với giá từ 31,3 triệu đồng
- Giảm tử vong sơ sinh: Nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam
- Doanh nghiệp may tại Quảng Bình tuyển hơn 600 lao động phổ thông