"Cuộc sống đã đủ khổ rồi, lại còn nghiện"
Đời sống

"Cuộc sống đã đủ khổ rồi, lại còn nghiện"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Nghiện ngập ma túy đã được nói đến rất nhiều, trong đó có không ít công nhân, nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm. Đó là một thực tế đáng buồn.
Công nhân lao động tham gia phòng, chống ma túy là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội "Công nhân đã khổ lại còn bị bọn nghiện ma túy hoành hành" Ngăn chặn hiểm họa ma túy trong công nhân lao động Phòng chống ma túy trong công nhân lao động
Công đoàn Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy cho công nhân lao động. Ảnh congdoanbinhthuan.org.vn

“Nhà còn gì đâu mà bạn không cai?”; “Cuộc sống đã đủ khổ rồi, lại còn nghiện”; “Nhà có người nghiện thì phải làm thế nào mọi người ơi?”... Đó là một số dòng tâm trạng đau đớn, xót xa tôi đọc được trên mạng xã hội công nhân. Có bạn còn chia sẻ mấy tấm ảnh máu me của một cô gái với lời giải thích, bạn gái ngáo đá, tự lấy dao róc thịt mình và thiệt mạng. Không rõ thực hư câu chuyện ấy thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số cơ quan chức năng đã cho điều tra thực trạng nghiện hút trong công nhân. Kết quả cho thấy đó là một thực tế nhức nhối với tỷ lệ nghiện không nhỏ. Tôi không muốn nêu con số cụ thể ở đây, bởi nó dù đã được công bố vẫn có thể khiến nhiều người bị sốc.

Gia đình có người nghiện phải mang một nỗi đau thường trực. Khu phòng trọ công nhân có người nghiện phải đeo một nỗi lo không lúc nào nguôi. Ma túy làm biết bao gia đình tan nát; làm biết bao thanh niên hủy hoại đời mình. Tổn thất của xã hội, của mỗi gia đình là vô cùng lớn.

Các khu công nghiệp, doanh nghiệp đông công nhân trẻ là nơi vấn nạn ma túy dễ thâm nhập. Ảnh minh họa.

Bạn công nhân chơi với nhau, không nỡ nhìn bạn mình ngày càng chìm sâu vào con đường nghiện ngập. Bạn kêu lên: “Nhà còn gì đâu mà bạn không cai?”. Có lẽ khi viết dòng này, bạn cũng đã tuyệt vọng với người bạn cách đây chưa lâu còn phơi phới niềm tin với một tương lai tươi sáng. Đến đoạn bạn lấy đồ của nhà đi bán rồi và đã bán hết rồi thì có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Vay nợ, lừa đảo, “văn dài như nghiện”, không còn biết đến liêm sỉ, danh dự, nhân phẩm, người nghiện lên cơn dám làm bất cứ điều gì để có tiền thỏa mãn cơn thèm. Bố mẹ, gia đình, bạn bè, công việc cũng không còn nhiều ý nghĩa. Có tiền, họ thỏa mãn cơn nghiện thì lại ngáo và phê. Lại có thể hoa chân múa tay, trèo cao, đâm chém như đã xảy ra rất nhiều.

Nhà có con cái nghiện thật sự bất hạnh. Đó là một bi kịch khủng khiếp. Nếu một tai nạn, một sự cố lớn có thể làm người thân tử vong thì với thời gian người thân vẫn có thể nguôi ngoai. Còn có người nghiện là mang nỗi đau cùng tận. Mãi mãi xấu hổ, mặc cảm vì có người ruột thịt lạc loài.

Dân phòng, công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang người nghiện sử dụng ma túy. Ảnh nld.com.vn

Tôi đã chứng kiến nhiều người làm cha, làm mẹ, anh chị em ruột của người nghiện cười không trọn, vui nửa chừng; đi lại, giao tiếp không tự tin. Mỗi khi xuất hiện ở đám xá thường khép nép đến tội nghiệp. Nếu ai hỏi về gia cảnh hoặc ai đó tự hào nói về sự thành đạt của con em mình, họ dường như không chui được xuống đất thì đành thôi. Nỗi đau khó có thể diễn tả thành lời.

Đáng lo hơn, càng ngày càng thêm nhiều loại ma túy mới. Những vụ buôn bán ma túy với số lượng hàng tấn - con số mà mười, hai mươi năm trước không ai dám hình dung - thì giờ bị cơ quan chức năng bắt như cơm bữa. Chắc chắn một phần không nhỏ trong số ấy đã “rơi” vào “thị trường” công nhân lao động.

Người công nhân trong dịch dã đang rất khó khăn. Đồng lương thấp, công việc vất vả cũng khiến nhiều người chán nản, bế tắc. Đó là “mảnh đất màu mỡ” cho ma túy len lỏi vào và phát triển. Nhiều thanh niên công nhân trẻ chưa có kinh nghiệm dễ bị rủ rê; không ít người coi việc “chơi” ma túy như cách thể hiện bản thân và đẳng cấp càng khiến vấn nạn này lan mạnh.

Không ít học viên các trung tâm cai nghiện từng là công nhân. Trong ảnh, học viên một trung tâm cai nghiện ở Hà Nội được tạo điều kiện học nghề. Ảnh vov.vn

Bạn công nhân hãy nghĩ đến những hậu quả tày đình nếu bước vào con đường nghiện ngập. Có quá nhiều tấm gương tày liếp xung quanh để mỗi người soi. Hãy nghĩ đến cha mẹ, người thân và tương lai của mình khi định thử một liều ma túy. Những người nghiện không sinh ra đã nghiện. Họ cũng bắt đầu từ thử rồi không làm chủ được mình.

Ở xưởng làm việc, khu phòng trọ của bạn, nếu có người nghiện cần nâng cao cảnh giác. Ngay bạn của bạn khi nghiện cũng không còn như xưa. Nếu tình thương, sự níu kéo của gia đình, bạn bè, cộng đồng không làm họ hồi tâm chuyển ý thì đừng kỳ thị nhưng cũng đừng tạo cơ hội cho bạn lừa bạn hay lấy cắp đồ của bạn.

Ma túy, đó là nỗi đau chung.

Có “làm màu” không? Có “làm màu” không?

Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít người bàn tán trong những ngày qua, đặc biệt là liên quan đến những hoạt động ...

“Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”

Thời điểm tôi viết bài này, hàng ngàn chiến sĩ vẫn miệt mài tìm đồng đội giữa đống đổ nát ở Trạm quản lý ...

Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm

Miền Trung đã và đang chịu những trận lũ lớn. Đóng góp cứu trợ đồng bào miền Trung là việc rất đáng quý và ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm