CPTPP - động lực đổi mới, phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam
Kinh tế - Xã hội - 23/07/2019 08:50 Nguyễn Mạnh Kiên
Ngày 2/11/2018, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được 11 quốc gia thành viên chính thức ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Thủ đô Santiago (Chile) và sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Khi có hiệu lực, CPTPP sẽ tạo ra khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.
Tham gia CPTPP, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi để nâng cao nội lực, tăng cường đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò địa - chính trị quan trọng, thực sự nâng cao vị thế trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn về kinh tế - xã hội, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế…, trong đó có lĩnh vực lao động, công đoàn. Tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức chưa từng có trong lịch sử gần 90 năm xây dựng và phát triển của mình đó là có thể sẽ phải cạnh tranh với tổ chức khác trong vai trò đại diện cho NLĐ khi các nội dung cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP có hiệu lực. Theo dự báo, 3 dạng thức của tổ chức đại diện NLĐ có thể sẽ được hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực. Thứ nhất là tổ chức do NLĐ tự nguyện thành lập để tự bảo vệ quyền lợi cho NLĐ; thứ hai là tổ chức do chủ sử dụng lao động thành lập hoặc thao túng để chi phối các hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ; và thứ ba, nguy hiểm nhất là tổ chức do các phần tử phản động thành lập hoặc hậu thuẫn thành lập, núp bóng danh nghĩa đại diện NLĐ để thực hiện các âm mưu, hoạt động chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Thách thức này không chỉ đặt ra riêng với tổ chức Công đoàn Việt Nam, xét về sâu xa đây cũng là những thách thức đặt ra với cả hệ thống chính trị Việt Nam. Bởi, nhiều tổ chức đại diện NLĐ hình thành với điều lệ, phương thức hoạt động khác nhau không chỉ gây khó khăn cho việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy vai trò tiền phong của giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn có nguy cơ tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để vượt qua thách thức to lớn này, tổ chức Công đoàn đã xác định phải tự làm mới mình, đặt trọng tâm các hoạt động vào chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ để họ thấy được những lợi ích thiết thực, cụ thể, tự nguyện và mong muốn gia nhập Công đoàn mà không đi theo các tổ chức đại diện khác. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện để Công đoàn vừa thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội, vừa làm tốt hơn nữa vai trò của một tổ chức đại diện NLĐ, thực sự là “tổ ấm”, là “chỗ dựa tin cậy” của đoàn viên và NLĐ cả nước; thiết lập cơ chế, quy định, kịch bản ứng phó thật sự thông minh, hiệu quả vừa thực thi các cam kết, vừa bảo đảm giải quyết các vấn đề trước mắt và các vấn đề mang tính chiến lược lâu dài có thể nảy sinh khi các cam kết trong CPTPP có hiệu lực.
Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, không có cơ hội phát triển nào không đi liền với những khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc. Với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cùng với khó khăn, thách thức mang lại, CPTPP cũng là cơ hội, động lực quan trọng để đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và phát triển mạnh mẽ.Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025