Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam tổ chức diễn tập phòng, chống cháy, nổ năm 2022. Ảnh: NGUYỄN PHÚ |
Nhận diện nguy cơ, xây dựng giải pháp
Ông Nguyễn Hữu Phú, Phó trưởng Phòng An toàn Công ty cho biết, tại cả 3 nhà máy, Công ty sử dụng nhiều máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như pa lăng, cầu trục, bình áp lực, thiết bị nén khí... “Những rủi ro người lao động (NLĐ) có thể gặp phải trong quá trình làm việc do thiết bị có nhiều. Chẳng hạn, tất cả các mũi hàn, đèn hàn có tình trạng nuốt ngược lửa vào, các chai đá xetylen có nguy cơ gây nổ như bom. Công ty còn sử dụng các hóa chất thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn, dễ cháy nổ, có nguy cơ với con người và môi trường. Thêm vào đó, trong quá trình tiếp xúc với các hóa chất, NLĐ có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp nếu không có giải pháp can thiệp, bảo vệ”, ông Phú nói.
Nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ, Công ty đã tổ chức đánh giá, nhận diện nguy cơ, xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy, nổ và sự cố môi trường.
Trong thành phần của đoàn đánh giá rủi ro có lãnh đạo nhà máy đủ quyền lực để quyết định những vấn đề liên quan. Thành phần của đoàn còn có cán bộ an toàn, cán bộ y tế, cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cán bộ chuyên môn về kĩ thuật điện, cơ khí, công nghệ… Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, đoàn đánh giá nhận định, phân tích rủi ro, đánh giá hiện trường, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề; xây dựng danh mục các nguy cơ rủi ro tại các nhà máy sản xuất.
Tại mỗi chuyền sản xuất, các nhà máy đều bố trí tổ trưởng hoặc an toàn, vệ sinh viên là người làm lâu năm, có kinh nghiệm đảm nhận công tác ATVSLĐ. Đó là những người công nhân làm việc tại chỗ. Những người này tham gia ý kiến, nhận diện rủi ro ngay tại tổ sản xuất của mình.
NLĐ được đào tạo, khám sức khỏe định kỳ
Theo ông Phạm Minh Giang, Phó ban Quản lý an toàn, Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai 2, tất cả các thiết bị của nhà máy đều được kiểm định an toàn, đầy đủ. NLĐ vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được học, Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam được đào tạo và cấp thẻ an toàn. Nhà máy cũng cải tiến, tạo các van chống nuốt lửa ngược, chống nổ. Các bình áp lực được bố trí bên ngoài nhà xưởng, tránh gây sát thương cho NLĐ khi xảy ra sự cố. Điều này được thực hiện tại tất cả các nhà máy, không riêng gì Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai 2.
Người lao động Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam đóng gói sản phẩm. Ảnh: THC. |
“Đối với các hóa chất nguy hiểm, nhà máy thực hiện theo quy định về quản lý hóa chất nguy hiểm của Công ty. Tất cả được dán nhãn định danh, lưu trữ vào kho riêng biệt. Từ cán bộ quản lý tới người tiếp xúc trực tiếp được huấn luyện an toàn theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất”, ông Giang cho biết.
Trong quá trình sản xuất, Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai 2 và các nhà máy của Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam gặp không ít khó khăn do biến động lao động, dẫn đến tình trạng phải đào tạo liên tục cho NLĐ khi tuyển dụng vào nhà máy. Các nội dung đào tạo liên quan đến công tác an toàn, công nghệ, văn hóa doanh nghiệp. Phải mất một thời gian, NLĐ mới hình thành được thói quen và nắm chắc văn hóa, các quy định của Công ty.
Do làm tốt các giải pháp phòng, chống nguy cơ, rủi ro, ở Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam không có trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp. Những trường hợp tiếp xúc với chì hằng năm được khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. NLĐ có yếu tố tiếp xúc được kiểm soát chì qua nồng độ nước tiểu. Người nào có nồng độ cao hơn 10mg/l sẽ được cho thử lại chì bằng xét nghiệm máu. Nếu phát hiện người nào có nồng độ chì trong máu vượt ngưỡng sẽ được đi điều dưỡng, thải độc chì, cách ly với môi trường có chì. Sau thời gian điều dưỡng, thử lại, sức khỏe NLĐ trở về mức bình thường mới làm việc tiếp nên họ không mắc bệnh nghề nghiệp.
Theo đại diện Công đoàn Công ty, công tác điều dưỡng cho NLĐ được lãnh đạo đơn vị giao cho công đoàn thực hiện. Trong thời gian NLĐ điều dưỡng có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, nhắc nhở uống thuốc, ăn uống điều độ. Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà và kiến nghị được với người sử dụng lao động chấm công cho công nhân.
“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ? Áp lực và căng thẳng tăng cao đối với nhân viên y tế (NVYT) trong phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua cho thấy, đã ... |
Trao quà cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp có hoàn cảnh khó khăn Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của Bộ Y tế vừa gặp mặt, trao quà cho người ... |
Tăng cường quản lý quan trắc môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở nước ta vừa tạo thuận lợi nhưng cũng mang tới thách thức trong việc đảm bảo môi ... |