Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
Hoạt động Công đoàn - 08/09/2024 09:10 Lê Thị Thảo
Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động |
Nỗi lo “lính mới” vào nghề
Năm 2014, tôi thi đậu viên chức tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Chánh và được phân công về dạy học tại Trường Tiểu học Lại Hùng Cường (xã Vĩnh Lộc B, TP. Hồ Chí Minh) - một ngôi trường cách khá xa trung tâm và cách nhà của tôi tới 30 km.
Với sự háo hức và nhiệt huyết của cô sinh viên trẻ mới ra trường, tôi đã tưởng tượng rằng mình sẽ luôn tràn đầy năng lượng, luôn vui vẻ cống hiến và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ tại ngôi trường này. Nhưng không, thật nhiều khó khăn đã bất ngờ xuất hiện. Vì trường khá xa nên mỗi lần đi dạy tôi thường phải thức dậy rất sớm để đi làm và về nhà khi trời đã tối.
Năm 2014, thầy Nguyễn Ngọc Hoài (ngoài cùng, bên phải), Chủ tịch Công đoàn trường cùng các đoàn viên đã tổ chức tiệc sinh nhật nhỏ cho tôi (thứ 3, từ trái qua). Ảnh: ĐVCC |
Sau nhiều lần đi như vậy, tôi dường như kiệt sức, không còn đủ năng lượng để thực hiện tốt các công việc của mình. Tôi đã quyết định tìm kiếm một nhà trọ ở gần trường để sinh sống. Phải nói là lúc mới thuê nhà trọ tôi rất vất vả. Vì không quen biết ai nên tôi đành phải sống một mình.
Lúc ấy tôi đang tập sự, đồng lương không đủ trang trải cuộc sống, công việc giảng dạy còn quá mới mẻ, đòi hỏi tôi phải mất nhiều thời gian đầu tư cho chuyên môn, vậy nên không còn cơ hội kiếm thêm nguồn thu khác. Chưa kể cuối tháng lương về trễ, không có tiền chi tiêu nên ăn uống, mua sắm cái gì cũng dè dặt, cân đong đo đếm thật kỹ.
Với những khó khăn đó, đối với một người mới bước vô nghề thì có quá nhiều thách thức, tôi vô cùng chán nản và bế tắc. Tôi còn nhớ, tháng đầu tiên tôi đã phải mượn tiền ba mẹ của mình để xoay sở trả tiền phòng và các chi phí khác. Hàng ngày tôi lê thân thể uể oải của mình đi bộ với chiếc cặp nặng trĩu trên vai từ phòng trọ đến trường.
Những hôm trời nắng thì còn có thể chịu được nhưng những ngày mưa gió là tôi phải xắn quần lên mà lội. Lúc nào đến lớp cũng tất bật, mồ hôi nhễ nhại như vừa đi làm đồng về. Ngoài ra, công việc chuyên môn đòi hỏi tôi phải mua sách tham khảo, máy tính để phục vụ cho công tác giảng dạy. Năm ấy, về cùng với tôi có cô Phương Nhã, cô Lan Thanh cũng khó khăn như tôi nhưng họ còn may mắn hơn tôi là có bạn bè và người thân gần trường.
Công đoàn đã lắng nghe, thấu hiểu và hành động kịp thời
Sự khó khăn trong cuộc sống và nghề nghiệp đã làm tôi có những lúc bi quan muốn buông bỏ. Đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng, cuộc sống này vốn dĩ là những ngày dài phấn đấu, vượt qua khó khăn và vươn lên. Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa kia mở ra…
Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường tham gia Hội thao. Ảnh: ĐVCC |
Và rồi không biết Công đoàn nghe được những khó khăn đó của tôi từ đâu. Tôi bắt đầu nhận được những lời động viên, hỏi thăm từ Công đoàn nhà trường. Thầy Nguyễn Ngọc Hoài – Chủ tịch Công đoàn lúc ấy còn kết hợp với Ban giám hiệu trường trao tặng tôi những phần quà tặng rất ý nghĩa và thiết thực như: chén bát, nồi cơm điện, cà men giữ nhiệt, nhu yếu phẩm...
Tuy không nhiều nhưng cũng giúp tôi tiết kiệm được một phần chi phí trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời mang lại giá trị tinh thần to lớn, giúp tôi nhận ra rằng, mình không bị “bỏ rơi”. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của giáo viên mới ra trường, thầy còn đề xuất với Liên đoàn Lao động thành phố tương trợ một khoản tiền nhỏ nhưng cũng đủ để tôi trang trải được cuộc sống trong một thời gian dài. Qua đó giúp tôi và một số đồng nghiệp trẻ như tiếp thêm niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người đến ngày hôm nay.
Không chỉ riêng tôi, 9 năm công tác tại Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, tôi đã chứng kiến và tham gia rất nhiều cuộc thăm hỏi thân tình, ấm áp. Từ giáo viên đến người nhà giáo viên, ai ai cũng được chăm lo tận tình không chỉ lúc đau ốm, bệnh tật, mà còn cả khi có tin vui, tin mừng...
Thầy Nguyễn Ngọc Hoài, nguyên Chủ tịch Công đoàn lúc đó luôn có câu nói cửa miệng mà tôi còn nhớ mãi đến tận bây giờ: “Dù có khó khăn đến đâu, Công đoàn sẽ luôn động viên, sát cánh, hỗ trợ kịp thời để các bạn yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người cao cả mà Đảng và Nhà nước đã giao phó”.
Ngoài ra, Công đoàn còn tạo được nhiều hình thức hỗ trợ giáo viên kịp thời như: xây dựng quỹ tương trợ, tín chấp với ngân hàng giúp giáo viên vay vốn, thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn…
Công đoàn nhà trường luôn đồng hành cùng những niềm vui, nỗi buồn của công đoàn viên. Cảm động nhất có lẽ là câu chuyện về đồng nghiệp tôi. Cách đây mấy năm đồng nghiệp tôi đã không may bị tai nạn trên đường đi làm về.
Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường tặng quà tết cho Công đoàn viên. Ảnh: ĐVCC |
Khi nghe được thông tin Công đoàn cùng Ban giám hiệu nhà trường đã không kể ngày đêm tới túc trực, hỗ trợ gia đình của người đồng nghiệp ấy từ khi xảy ra chuyện cho đến khi được an táng chu toàn. Và cho đến tận bây giờ, chưa lần nào Công đoàn trường tôi quên đi ngày đau buồn ấy. Mỗi lần đến ngày giỗ chạp, lễ Tết, Công đoàn lại tổ chức đến viếng thăm một, hai lần mỗi năm. Qua các hoạt động trên, tôi mới cảm nhận được công đoàn như anh, em ruột thịt của chúng tôi. Cứ khó khăn là có Công đoàn, vui buồn gì đều có Công đoàn ở cạnh.
Với cá nhân tôi, sau quãng thời gian gắn bó với Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong mình. Dưới sự dìu dắt, yêu thương, quan tâm của công đoàn nhà trường, tôi dần trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn về mọi mặt. Từ tinh thần, thái độ, trách nhiệm sống, đến chuyên môn nghiệp vụ... tôi đều thấy mình tiến bộ hơn.
Nhờ có Công đoàn nhà trường mà tôi cảm thấy vô cùng yêu thương nơi mình làm việc. Từ một sinh viên trẻ mới ra trường còn rất ít kinh nghiệm, tôi đã dần mạnh dạn hơn, tự tin đứng lớp hơn, đạt được nhiều giải cao trong các hội thi và giờ đây tôi đã trở thành một thành viên nhỏ trong Ban chấp hành Công đoàn, để tiếp tục quan tâm và giúp đỡ những người khó khăn như tôi trước kia.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Bí quyết độc chiếm ngôi đầu cuộc thi “Gửi niềm tin, trao kỳ vọng” Đồng chí Phùng Thái Quang – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh chia sẻ bí quyết khích lệ đoàn viên, người lao động ... |
Điểm ưu việt của cổng thanh toán một chạm cho xe bus ở TP Hồ Chí Minh Hệ thống thanh toán một chạm cho phương tiện giao thông công cộng (GTCC) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chính thức ra ... |
Những việc làm nhân văn của Công đoàn Trường THPT Ngô Gia Tự Nhiều năm qua, Trường THPT Ngô Gia Tự (quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) đã triển khai những chương trình ý nghĩa, có tính ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 14/10/2024 16:22
Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động
Trước những khó khăn, thách thức, Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy (Nam Định) không ngừng nỗ lực vươn lên; đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động để đem lại quyền lợi tốt nhất cho công nhân, viên chức, lao động huyện nhà, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 14/10/2024 07:41
Mảnh đời bé nhỏ được sưởi ấm tình yêu thương và sẻ chia từ Công đoàn
Với giáo viên, nhân viên Trường THCS Hai Bà Trưng, huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh), Công đoàn là điểm tựa tinh thần vững chắc, là “đấng bảo vệ” và là người đồng hành cùng họ trong hành trình xây dựng cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc. Trong vòng tay yêu thương đó, cô Trần Thị Cẩm Nhung- người có hoàn cảnh khó khăn cũng được công đoàn che chở và giúp đỡ.
Hoạt động Công đoàn - 13/10/2024 15:38
Trải qua những khó khăn càng trân trọng tổ chức Công đoàn hơn
Cuộc sống vốn dĩ không phải ai cũng luôn được trọn vẹn, hoàn hảo. Có những số phận kém may mắn, bất hạnh nhưng nhờ tổ chức Công đoàn, họ tìm thấy được niềm hạnh phúc, yên tâm công tác. Tôi may mắn khi làm việc với tổ chức như vậy - Trường Mầm non Tuổi Thơ (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Hoạt động Công đoàn - 13/10/2024 08:33
Chị Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, người hơn 20 năm gắn bó với công tác công đoàn
Chị Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Kon Dơng số 1 (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là người có 34 công tác trong ngành Giáo dục. Trong đó có hơn 20 năm chị làm công tác công đoàn, được đánh giá là Chủ tịch Công đoàn mẫu mực và giàu lòng nhân ái.
Hoạt động Công đoàn - 12/10/2024 17:58
Trà Vinh: Nâng cao hiểu biết cho công nhân về pháp luật lao động nữ
Ngày 12/10/2024, LĐLĐ Trà Vinh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị truyền thông pháp luật về lao động nữ cho cán bộ công đoàn, công nhân lao động Công ty CP Dược phẩm TV. Phram.
Hoạt động Công đoàn - 12/10/2024 17:49
Bài 2: Chị Đỗ Thị Thúy- người gieo tình yêu nghề cho thế hệ trẻ
Chị Đỗ Thị Thúy- Trưởng nhóm May sản xuất Tổ may mẫu, Phòng Thiết kế thời trang, Tổng công ty May 10 (Long Biên, Hà Nội) là người có 25 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc. Chị là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ về tình yêu nghề, hăng say sản xuất.
- Công đoàn Công Thương Việt Nam đẩy mạnh phúc lợi cho đoàn viên, người lao động
- Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
- Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động
- Sedan cỡ B tăng trưởng tới 76% doanh số nhờ ưu đãi lệ phí trước bạ
- Ra mắt Audi Q6 Sportback e-tron, phạm vi hoạt động hơn 600 km