7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
Sổ tay pháp luật - 02/09/2023 15:13 Ý YÊN
Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra về việc học sinh thực tập bị đưa đi làm công nhân thời vụ. Trong đó, phản ánh việc các học sinh K15 của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm nhưng trên thực tế các cháu được các đơn vị cung ứng lao động đưa đi làm công nhân lao động thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử trong điều kiện không phù hợp: tăng ca, làm đêm, sai quy định của pháp luật liên quan lao động chưa thành niên.
Loạt bài còn chỉ rõ các dấu hiệu các cháu bị cưỡng bức lao động, lạm dụng sức lao động, trở thành đối tượng được các công ty cung ứng mua bán trao tay trước khi đưa vào làm công nhân thời vụ… Đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Các hành vi này được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?
Học sinh thực tập của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được công ty cung ứng lao động đưa vào làm công nhân thời vụ - Ảnh: NVCC |
Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ 07 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
+ Phân biệt đối xử trong lao động
+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động
+ Quấy rối tình dục nơi làm việc
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật
+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Các hành vi nêu trên đều làm ảnh hưởng lớn đến người lao động, do đó nếu được thực hiện ở mức độ lớn hơn thì có thể trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm, người vi phạm phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Xử phạt thế nào?
Đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; theo điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khi người sử dụng lao động thực hiện hành vi trên thì sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu vi phạm cá nhân
Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ được nâng lên gấp 02 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Theo Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức:
- Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019 khi không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi: Sử dụng lao động chưa thành niên nhưng chưa được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản; không bố trí thời giờ làm việc hợp lý làm ảnh hưởng đến thời gian học tập; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi; sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
- Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi: Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019; sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu rõ, mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá: “Tôi khẳng định nhà trường đã sai” Liên quan vụ việc học sinh thực tập làm công nhân xảy ra tại Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, lãnh đạo Sở Lao động ... |
Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa ... |
Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng Công ty TNHH Hatech Vina (Thái Nguyên) phát hiện có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định