Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
Công đoàn

Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư

Đỗ Thị Lý
Tác giả: Đỗ Thị Lý
“Nghĩ về công đoàn, nước mắt tôi lại một lần nữa rơi xuống - giọt nước mắt hạnh phúc”. Đó là tâm sự của cô giáo Đỗ Thị Lý, giáo viên Trường Tiểu học thị Trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), người đang chống chọi với căn bệnh ung thư và luôn nhận được tình thương yêu, đùm bộc từ tổ chức Công đoàn.
Hạnh phúc tôi có được nhờ bàn tay vun đắp của Công đoàn

Tôi không đơn độc

Cuộc đời như là mơ, đã trải qua 4 năm (2020-2024) mà cứ ngỡ vừa mới xảy ra ngày hôm qua và đó không phải là sự thật. Tôi đã “xả tress” ở Bệnh viện Đại học Y với căn bệnh quái ác mà cả thế giới này chưa ai chữa khỏi được đó là K phúc mạc (còn gọi là ung thư phúc mạc).

Mỗi con người trên thế giới này đều có những thứ quý giá cho riêng mình. Còn đối với những người đang trong tình trạng phải đối mặt với tử thần như tôi, “được sống” là điều quý giá nhất.

Là một giáo viên tiểu học cũng như bao giáo viên khác, tôi cũng có ước mơ, có khát vọng, có hoài bão. Bản thân tôi là người nghị lực, bình tĩnh nhưng lúc nghe được kết quả từ bác sỹ tôi rất hoang mang, lo sợ.

Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
Hành trình điều trị bệnh, tôi luôn được người thân và công đoàn bên cạnh. Ảnh: NVCC

Rồi tôi cố tĩnh tâm thuận theo qui luật, nghe lời tư vấn và hướng dẫn từ bác sỹ, làm thủ tục nhập viện, ăn một bữa nhiều gấp 2 lần so với bình thường vì tôi nghĩ mình cần có sức khỏe để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài.

Trải qua ca phẫu thuật hơn 9 giờ đồng hồ, vết mổ dài gần 40cm với rất nhiều mũi khâu đâm xé vào da thịt. Mắt lờ mờ, chân tay không thể cử động, xung quanh ánh điện sáng trắng, đắp trên người là tấm chăn mỏng màu xanh của bệnh viện. Ở đó chỉ có một mình, tôi như lạc vào cõi hư vô, đơn độc chống chọi với tử thần.

Sau hơn một tháng điều trị, ngoài sự chăm sóc của chồng, con và gia đình còn rất nhiều tình cảm đến từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Sức khỏe dần được ổn định, tôi xuất viện về nghỉ ngơi tại gia đình. Tập thể công đoàn nhà trường, dưới sự chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng và đồng chí chủ tịch công đoàn. Người thì quà bánh, người thì hoa quả; chị thì quả trứng, em thì con gà… mỗi người thể hiện một tấm lòng nhưng chung qui lại là tình cảm của tất cả mọi người dành cho tôi.

Chị Nguyễn Thị Hương - Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn cũng như Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường đã tổ chức, xây dựng tập thể đoàn viên thành một khối thống nhất, biết sẻ chia, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.

Ban Chấp hành Công đoàn đã kêu gọi cá nhân cũng như tập thể đoàn viên trong công đoàn ủng hộ tôi trong lúc khó khăn nhất, không những về vật chất, tinh thần mà tiền bạc lên đến hàng chục triệu đồng. Tôi còn nhớ như in câu nói của chị: “Đại diện cho ban giám hiệu, công đoàn nhà trường có chút quà động viên em, chúc em vững tâm, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Đối với tôi, vào thời điểm này món quà là “vô giá”. Nó không mang nặng về ý nghĩa vật chất, mà nó chứa đựng tình đồng chí, đồng nghiệp, tình yêu thương giữa con người với con người và sự quan tâm của các cấp công đoàn đối với đoàn viên của mình. Nhận quà từ tay chị tôi không nói được thành lời, nước mắt lại tuôn rơi. Những giọt nước mắt không còn chua chát, tủi hờn như trước nữa mà là những giọt nước mắt cảm động trước sự yêu thương, chia sẻ của bán giám hiệu, ban chấp hành công đoàn và của tất cả mọi người. Tôi chỉ biết cảm ơn, cảm ơn rất nhiều.

Những giọt nước mắt hạnh phúc

Sau năm ngày tôi đi trường trở lại, bạn bè, đồng nghiệp xúm lại hỏi thăm động viên. Học sinh lâu ngày gặp cô túm tụm lại sờ sờ, nắn nắn hỏi: Cô khỏe chưa, cô còn đi viện nữa không, cô đi lâu thế, con nhớ cô… Được sống trong không khí đầm ấm của ngôi nhà chung - Trường Tiểu học thị trấn Ngọc Lặc tôi vui lắm.

Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Ngọc Lặc trao quà cho đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhận dịp “Tết sum vầy - Xuân bình an”. Ảnh: NVCC

Sau đó gần nửa năm, vào một ngày đẹp trời:

- Em ơi, gửi chị hồ sơ bệnh án của em nhé?

- Làm gì vậy chị?

- Chị làm hồ sơ xin hỗ trợ khó khăn cho em.

- Xin ở đâu được chị ơi, biết họ có thông cảm không hay họ lại nghĩ… thôi chị ạ, em ngại lắm.

- Mai photocopy công chứng gửi chị nhé.

Không biết chị xin ở đâu, xin như thế nào nhưng chị là Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn nói mà tôi không nghe sao được.

Một thời gian sau:

- Em ơi đây là quà của em.

- Quà gì vậy chị?

- Ba triệu đồng. Đây là quà hỗ trợ khó khăn cho đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo của công đoàn cấp trên.

Nhận tấm phong bì từ tay chị, tôi cảm động. Nước mắt lại rơi, những giọt nước mắt hạnh phúc trước sự chia sẻ của mọi người, của các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi cảm thấy thật ấm áp trong không khí đầm ấm, đoàn kết của tập thể đoàn viên công đoàn nhà trường cũng như công đoàn cấp trên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Sáu tháng tiếp theo. Vào sáng một ngày gần Tết, trời rét căm căm.

- Em ơi, sáng mai lên Khu hội nghị UBND huyện nhận quà Tết nhé.

- Sao em lại đi ạ?

- Em lên nhận quà tết của Liên đoàn Lao động.

- Thôi em không đi đâu, hôm trước vừa nhận quà rồi nay lại nhận. Ngại lắm.

- Chị nói phải nghe lời. Sáng mai nhớ đi đúng giờ nhé.

Sáng hôm sau, nghe lời chị dặn, tôi đến Hội trường UBND huyện đúng giờ. Lúc này mọi người đến đã đông, phía bên trong hình như gần kín chỗ nhưng tôi chọn cho mình một vị trí thích hợp tiện cho việc theo dõi. Hội nghị bắt đầu, mở đầu là chương trình văn nghệ làm cho không khí hội nghị nóng lên. Tiếp theo là một vài báo cáo của lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện.

Và rồi đến phần tôi nhớ nhất: “Trao quà Tết cho đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo”. Lần lượt từng cái tên được ban tổ chức xướng lên:

- “Đỗ Thị Lý - Đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Ngọc Lặc”. Như phản xạ tôi đứng dậy di chuyển về phía sân khấu. Đứng trên sân khẩu một cảm giác thật lạ, chưa bao giờ xảy ra như vậy.

- Mời ông Nguyễn Đăng Khoa - Chủ tịch LĐLĐ huyện lên trao quà cho các đoàn viên.

Lúc này sống mũi cay cay, bờ môi mấy máy, giữa chốn đông người mà nước mắt cứ chảy ra. Không nín được nỗi lòng, tôi khóc như một đứa trẻ trên sân khấu. Tiếng loa đài im lặng, hàng trăm con mắt phía dưới nhìn lên, tất cả đều nghẹn ngào, cảm động. Không khí cả hội trường dường như tĩnh lặng.

Một bàn tay vỗ nhẹ vào vai và giọng nói ấm áp đủ cho tôi nghe:

- Thôi cháu. Chú biết rồi.

- Nín nào - Nín nào. Không khóc nữa, nín nào.

- Huhuhu…

- Tất cả mọi người ở đây đều biết, đều thông cảm và thương cháu rất nhiều. Đây là quà của LĐLĐ huyện và LĐLĐ cấp trên, chúc cháu và gia đình đón Tết vui vẻ. Hãy cố gắng lên cháu nhé.

Nhận quà từ chú mà nước mắt không ngừng rơi. Cảm giác gần gũi, thân thiết như người thân trong gia đình. Bắt tay chú, bàn tay ấm áp như được truyền thêm sức mạnh. Chú vỗ về, động viên, an ủi như người chú, người cha động viên con.

Cứ đều đặn như vậy, mỗi năm tôi đều nhận được hỗ trợ của công đoàn cấp trên cho đoàn viên khó khăn, đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo. Tết đến xuân về lại được LĐLĐ các cấp tặng quà. Tuy giá trị không cao nhưng đó là sự quan tâm, sẻ chia của LĐLĐ các cấp là nguồn động viên đối với đoàn viên chúng tôi. Tôi tự nhắc nhở mình phải lạc quan vui vẻ để mãi ghi nhớ và cố gắng.

Cuộc chiến với bệnh tật vẫn đang tiếp diễn

Thời gian thấm thoắt thoi đưa - hai năm trôi qua, thời gian ấy chưa đủ để bản thân hồi phục sức khỏe cũng như tinh thần thì giông bão lại kéo đến. Đầu năm 2023 bệnh tình lại tái phát, bác sỹ nói: “phải phẫu thuật lại”. Nghe đến đây tôi đứng không vững, trời đất như sụp xuống đầu. Và thầm nghĩ: “Lần này chắc chết thật rồi”.

Cái gì đến đã đến. Con tôi, các cháu còn nhỏ, đang còn đi học. Ngày phẫu thuật chỉ có hai vợ chồng tôi. Trong phòng mổ với ánh đèn và không gian quen thuộc của hai năm về trước, chồng tôi phía bên ngoài cánh cửa có chữ “PHÒNG MỔ” chỉ biết ngồi nhìn cái bảng đồng hồ điện tử nhảy số liên tục để chờ đợi vợ.

Vượt qua những thời khắc khó khăn đó tôi được về với cuộc sống thực tại. Vẫn là cảm giác mơ màng, mắt nháy nháy, tay chân nhúc nhích nhưng lần này có vẻ như có kinh nghiệm hơn. Tôi dần khỏe lại và nhận được nhiều lời khuyên cũng như động viên từ gia đình, người thân cũng như bạn bè, đồng nghiệp.

Cứ như vậy hai năm nay với phác đồ Chemistry 21 ngày một đợt. Cuộc sống như qui trình, lặp đi lặp lại như vậy. Tuy rất mệt mỏi nhưng được sự động viên chia sẻ của tập thể cán bộ giáo viên, đoàn viên trong công đoàn cũng như công đoàn các cấp, bản thân tôi đã có nhiều suy nghĩ cũng như hành động tích cực hơn.

Khi bản thân có nguồn năng lực tích cực và được tiếp thêm sức mạnh từ những lời động viên chân thành của những người thân yêu, sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo tôi tin mình có thể đối diện với tất cả. Và giờ đây với tôi sống bao lâu không quan trọng mà quan trọng là chất lượng cuộc sống.

Còn với riêng tôi, không biết tương lai sẽ ra sao nhưng mỗi ngày, mỗi giờ được sống, được làm việc trong không khí đầm ấm, dưới sự động viên, che trở, bảo vệ của các cấp công đoàn tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Vì vậy tổ chức Công đoàn chính là nguồn năng lượng dồi dào, tích cực giúp tôi trở lại cuộc sống của ngày hôm nay. Nghĩ về công đoàn, nước mắt tôi lại một lần nữa rơi xuống - “Giọt nước mắt hạnh phúc”.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Lý (phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một ...

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. ...

Tin mới hơn

Từ xưởng đạn thô sơ đến UAV hiện đại: Hành trình làm chủ trang bị - khí tài của ngành quân giới

Từ xưởng đạn thô sơ đến UAV hiện đại: Hành trình làm chủ trang bị - khí tài của ngành quân giới

Giữa thời bình, có những người lính không cầm súng nơi trận tuyến, nhưng ngày ngày âm thầm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí - bền bỉ góp phần nâng tầm sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Gắn kết triệu con tim, bồi đắp sức mạnh Việt Nam toàn cầu

Gắn kết triệu con tim, bồi đắp sức mạnh Việt Nam toàn cầu

Trong hành trình giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã được vinh danh tại Chương trình "Vinh quang Việt Nam 2025" như một biểu tượng kết nối bền chặt giữa Tổ quốc và cộng đồng kiều bào trên khắp năm châu.
Hiến pháp sửa đổi: Củng cố vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn Việt Nam

Hiến pháp sửa đổi: Củng cố vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn Việt Nam

Nghị quyết số 203/2025/QH15 (ngày 16/6/2025) của Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp làm rõ vai trò cốt lõi, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân và khẳng định vị trí quan trọng, không thể thay thế của Công đoàn Việt Nam.

Tin tức khác

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII diễn ra trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy. Không đơn thuần là một kỳ họp định kỳ, hội nghị lần này thực sự là điểm “bản lề” về tư duy, nhận thức và hành động của tổ chức Công đoàn.
Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai về công đoàn xã, công đoàn đặc khu cụ thể như sau:
Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi trong hành vi tiếp cận thông tin của người lao động ngành Dệt May trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nhóm tác giả chỉ ra hiệu quả, rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao truyền thông nội bộ. Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn là quá trình tạo niềm tin và gắn kết người lao động với doanh nghiệp, công đoàn.
Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Tạp chí Lao động và Công đoàn tháng 6 với 100 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 10/6/2025 đến các cấp công đoàn trên toàn quốc.
Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Trong Tháng Công nhân 2025, các cấp công đoàn thành phố Huế đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, chia sẻ và đồng hành với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tháng 5 khép lại bằng nhiều câu chuyện cảm động, thể hiện tinh thần nhân ái và sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động được lan tỏa mạnh mẽ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - gửi thư chúc mừng các cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đang công tác tại các cơ quan báo chí của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Xem thêm