Anh Tràng, “Vợ nhặt” và mối tình tốc hành sét đánh

AI Talk - Duy Phương - Nguyễn Hằng

Cuộc trò truyện giữa MC Mai An với anh Tràng - nhân vật trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân là những quan điểm sâu sắc về giá trị hôn nhân.

Mai An: Chào quý độc giả, hôn nhân vốn được coi là cột mốc quan trọng trong đời người, nhưng ngày nay, tình trạng “yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm” lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Những con số thống kê gần đây cho thấy hơn 35% cặp vợ chồng trẻ kết thúc hôn nhân chỉ sau một thời gian ngắn chung sống. Lý do thường xuất phát từ việc thiếu sự chuẩn bị, không đủ thấu hiểu và thiếu trách nhiệm với hạnh phúc gia đình.

Để lắng nghe những quan điểm sâu sắc hơn về giá trị hôn nhân, hôm nay tôi mời đến một nhân vật đặc biệt – anh Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. Anh Tràng là người đã bước vào hôn nhân trong bối cảnh đầy khó khăn, với một xuất phát điểm chắc chắn là còn nhanh hơn các bạn trẻ hiện nay.

Mai An: Anh Tràng, trước tiên cảm ơn anh đã nhận lời tham gia buổi trò chuyện hôm nay. Hôn nhân của anh bắt đầu trong một hoàn cảnh mà người ta thường nói là "nhanh như chớp". Nhìn từ câu chuyện của anh, anh có nghĩ rằng việc yêu nhanh, cưới vội là một nguyên nhân khiến hôn nhân không bền vững không?

Tràng: (Cười) Ừ, cũng đúng là tôi cưới nhanh thật, có khi người ta bảo nhanh đến mức khó tin và chính tôi cũng không tin nổi. Mai An có nhớ không, khi gặp “Thị” tôi thậm chí chả biết đó là ai. Chúng tôi làm vợ chồng nhanh quá, đến tận lúc đi bên nhau vẫn chưa hết lạ, chưa hết ngượng. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng vậy là chúng tôi có nhau. Vợ chồng, không phải chỉ là một người đàn ông và một người phụ nữ mà đó là gia đình.

Và, vấn đề không nằm ở việc nhanh hay chậm, mà là mình có sẵn sàng đối diện với những thử thách của hôn nhân hay không.

Cô thử nghĩ mà xem, lúc tôi nhặt "thị" về, trong bụng tôi hạnh phúc đó nhưng cũng đầy lo lắng. Trong xóm, trẻ con thì trêu, người lớn cười chê, có còn chao chát: "Giời đất này mà còn rước cái của nợ đời về!" Thế nhưng tôi biết, mình đã đưa “thị” về thì không thể bỏ mặc cô ấy được. Cưới nhanh hay chậm, yêu lâu hay ngắn cũng chỉ là một bước khởi đầu. Quan trọng là sau đó, mình có đủ tình thương và trách nhiệm để gắn bó với nhau hay không.

Mai An: Vậy theo anh, điều gì là quan trọng nhất để giữ cho một cuộc hôn nhân bền vững, ngay cả khi xuất phát điểm là sự khó khăn, thậm chí là thiếu thốn?

Tràng: Cái này tôi nghĩ mãi rồi, cô ạ. Quan trọng nhất vẫn là tình yêu thương và sự thấu hiểu. Tôi với “thị” đến với nhau không phải vì dư dả gì, mà thực ra là nghèo rớt mồng tơi. Tôi nhớ gặp cô ấy trong hoàn cảnh đói vêu cao, ngực lép kẹp, quần áo rách như tổ đỉa. Đó không chỉ là nghèo, mà là đói... Ngày đầu cô ấy về nhà, mẹ tôi cũng chẳng có gì ngoài bát cháo cám để đãi con dâu mới.

Nhưng như mẹ tôi nói rồi đấy: Liệu mà bảo nhau làm ăn, rồi cuộc sống sẽ khá hơn.

Tôi thấy đúng lắm. Người ta sống, không phải cứ có đủ đầy mới hạnh phúc, mà là biết san sẻ và cùng nhau cố gắng. Nếu ngày ấy, tôi chỉ nghĩ đến cái nghèo rồi bỏ mặc “thị”, thì giờ chắc chẳng còn gì để nói. Hạnh phúc không tự đến, cũng chẳng phải tự nó sẽ bền lâu. Vợ chồng phải đồng lòng, thương nhau thì dù nghèo hay đói cũng đều có thể vượt qua.

Mai An: Trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng trẻ khi bước vào hôn nhân lại dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn. Anh có thể chia sẻ thêm về cách anh và "thị" vượt qua những khác biệt và bất đồng trong cuộc sống hằng ngày không?

Tràng: Cái này thì không tránh được, cô ạ. Có cặp vợ chồng nào là không có lúc nọ lúc kia. Tôi với “thị” lúc mới về, tính tình khác nhau như nước với lửa. “Thị” thẳng thắn, hay nói, cong cớn leo lẻo suốt, đôi khi làm tôi phát bực. Nhưng rồi, tôi nghĩ, mình cưới vợ là để thương, không phải để trách. Mỗi lần “thị” nổi cáu, tôi lại nghĩ đến cảnh cô ấy đói quay đói quắt khi lang thang ngoài chợ, chẳng biết tối nay sẽ ăn gì, ngủ ở đâu. Tự nhiên giận không nổi.

Mẹ tôi cũng dạy chúng tôi cách nhường nhịn. Hôm nào bà cũng thủ thỉ chuyện vui, chuyện tương lai. Nào là nuôi gà, nào là đan phên ngăn buồng, rồi bảo: "Vợ chồng là phải bảo nhau mà làm ăn." Nghe mẹ nói, tôi nhận ra, cái "tôi" của mình chẳng là gì so với hạnh phúc gia đình.

Sau này, tôi nhìn thấy ở vợ: Dù cong cớn, nhưng không nanh nọc. Bạo mồm nhưng không đĩ thoã. Cái cong cớn, đanh đá kia nó sinh ra từ đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt nhiên không từ cái ác, cái xấu xa.

Cái nhìn, là ở mỗi người. Giống như chúng ta nhìn nhận cuộc hôn nhân của mình vậy.

Mai An: Nhưng hiện giờ, rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách buông tay ngay khi vấp phải những mâu thuẫn trong quan hệ, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Anh Tràng, anh nghĩ sao về việc ly hôn hiện được coi như một giải pháp của giới trẻ?

Tràng: Tôi không trách hay có thể phán xét ai cả. Mỗi người có một hoàn cảnh, một số phận, một tình yêu, không ai giống ai. Thời tôi, có khi đến lúc cưới hỏi, vợ chồng mới biết mặt nhau. Nhiều cuộc hôn nhân chênh lệch đã chông chênh, buồn thảm ngay từ đầu. Nhưng thời nào, ở đâu cũng vậy, gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu ai cũng dễ dàng từ bỏ, thì xã hội này sẽ ra sao?

Hôn nhân không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tôi và “thị” cưới nhau giữa cảnh đói khát, cái ăn còn chẳng đủ, nói gì đến sung túc. Nhưng chính vì khổ, chúng tôi lại càng hiểu phải dựa vào nhau để sống. Mẹ tôi từng nói một câu rất thấm thía: "Có đôi gà mà chăm khéo cũng thành đàn". Bà không nói gà đâu, mà nói vợ chồng tôi đó. Đời người cũng thế. Chỉ cần biết vun vén, thì cái ít hôm nay sẽ thành cái nhiều ngày mai. Ly hôn là chấm dứt, nhưng giữ gìn mới là bắt đầu một hành trình đáng sống.

Mai An: Cuối cùng, anh có lời khuyên nào dành cho các cặp vợ chồng trẻ, những người đang gặp áp lực trong hôn nhân không?

Tràng: Tôi không dám gọi là khuyên, nhưng tôi mong mọi người hiểu, cưới nhau là duyên, ở được với nhau lại là phận. Đừng để những phút nóng giận hay khó khăn làm mình buông tay.

Nhớ cái hôm đầu tôi và “thị” đi bên nhau, cả hai còn ngượng ngập, nhưng trong lòng tôi cứ tự nhủ: "Mình đã có nhau rồi". Bất cứ ai khi lập gia đình cũng sẽ gặp áp lực, nhưng một mái nhà là một gia đình.

Các bạn ạ, thay vì bỏ cuộc, hãy thử ngồi lại với nhau, nói với nhau những điều chân thật nhất. Nếu muốn người khác thay đổi, tại sao mình không tự mình thay đổi. Tôi nghĩ gia đình bao gồm cả tình yêu mà còn có nghĩa vụ, trách nhiệm. Khó khăn nào mà chẳng có cách giải quyết.

Mai An: Cảm ơn anh Tràng vì những chia sẻ chân thành. Qua câu chuyện của anh, chúng ta nhận ra rằng, hôn nhân không chỉ là chuyện hai người yêu nhau mà còn là sự trách nhiệm, thấu hiểu và đồng hành trong mọi hoàn cảnh. Chúc mọi người trẻ đang bước vào hôn nhân luôn giữ được sự kiên nhẫn và tình yêu để gìn giữ hạnh phúc.

Di cư ngược: Được đó chớ Di cư ngược: Được đó chớ

Di cư lao động ngược từ thành phố về quê đang tạo ra sự thiếu hụt lao động tại các khu vực kinh tế đô ...

Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!" Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"

Chia sẻ với phóng viên (AI) Mai An, Rebecca Bloomwood (AI) thú nhận mình như bị thôi miên khi bước qua một cửa hàng mà ...

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

Công an vừa khởi tố 2 cô gái về tội làm nhục người khác. Hành vi của họ là đăng tải, livestream trên mạng xã ...

Chia sẻ
In bài viết
Đón xem Talk Công đoàn: Linh hoạt trong đàm phán để đảm bảo quyền lợi người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Linh hoạt trong đàm phán để đảm bảo quyền lợi người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 30/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lại Thị Len - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHHMTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị (Hapulico), quận Long Biên, TP Hà Nội.

Hành xử với tiến sĩ đạo văn Cà phê tối

Hành xử với tiến sĩ đạo văn

Đại học Huế vừa kết luận luận án tiến sĩ của Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bà L.T.A.H có 12 trang đạo văn. Đáng nói, sau đó, Đại học Huế đề nghị Tiến sĩ trên rút lại bản luận án để… chỉnh sửa.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Anh Tràng, “Vợ nhặt” và mối tình tốc hành sét đánh Video

Anh Tràng, “Vợ nhặt” và mối tình tốc hành sét đánh

Cuộc trò truyện giữa MC Mai An với anh Tràng - Nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Anh Tràng là người đã bước vào hôn nhân trong bối cảnh đầy khó khăn, với một xuất phát điểm chắc chắn là còn nhanh hơn các bạn trẻ hiện nay. Với những quan điểm sâu sắc hơn về giá trị hôn nhân.

Đọc thêm

Di cư ngược: Được đó chớ

AI Talk -

Di cư ngược: Được đó chớ

Di cư lao động ngược từ thành phố về quê đang tạo ra sự thiếu hụt lao động tại các khu vực kinh tế đô thị. Nhưng ngược lại, đang bổ sung nguồn lao động cho những vùng quê “chỉ có ông bà già và trẻ nhỏ”. Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với bác Ba Phi, đến từ "Đất rừng phương Nam".

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

AI Talk -

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

Công an vừa khởi tố 2 cô gái về tội làm nhục người khác. Hành vi của họ là đăng tải, livestream trên mạng xã hội những chuyện thuộc bí mật đời tư của một người họ hàng. Hậu quả là nạn nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề. Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với chị Tám Bính, một nhân vật đến từ tiểu thuyết Bỉ Vỏ.

Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"

AI Talk -

Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"

Chia sẻ với phóng viên (AI) Mai An, Rebecca Bloomwood (AI) thú nhận mình như bị thôi miên khi bước qua một cửa hàng mà ở đó có những bộ váy tuyệt đẹp và đôi giày lấp lánh dưới ánh đèn. Cô nói rằng mình đã mua sắm rất nhiều thứ không cần thiết, thậm chí vô bổ, và rồi hối hận...

Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe

AI Talk -

Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe

Phóng viên Mai An cùng Bố già Vito Corleone sẽ cùng trao đổi về một vấn đề nhức nhối đang được quan tâm hiện nay: tình trạng đua xe của giới trẻ.

AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”

AI Talk -

AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”

Tạp chí Lao động và Công đoàn hân hạnh giới thiệu đến độc giả chuyên mục hoàn toàn mới: AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”, nơi quá khứ gặp gỡ hiện tại để cùng nhau hướng tới tương lai.