[Toạ đàm trực tuyến]: Chế biến nông sản không chỉ tập trung xuất khẩu

Kinh tế - Xã hội - PV

Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển, tuy nhiên chúng ta không thể nào tiếp tục tình trạng xuất khẩu thô, phải chuyển đổi trạng thái, thích ứng với thị trường xuất khẩu, thích ứng với những thiên tai, dịch bệnh…
toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau

Sáng 12/5, BizLIVE đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến “Chế biến nông sản thích ứng hội nhập giai đoạn mới” với sự tham gia của ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; GS. TS Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam; Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; Ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder thương hiệu Café trái cây Meet More, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia.

Không thể tiếp tục tình trạng xuất khẩu thô

Mở đầu tọa đàm, nhận định về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, mọi cấp, mọi ngành, mọi chủ thể, doanh nghiệp, mỗi người dân đều quan tâm đến dịch Covid-19 và ảnh hưởng của nó. Trong bối cảnh đó, chúng ta quan tâm làm thế nào tận dụng thị trường nội địa tiềm năng với dân số gần 100 triệu dân. Thứ nữa là sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có lợi thế về truyền thông, tập quán, lao động, chuyển đổi nhanh với biến đổi khí hậu.

Ông Toản cho rằng, so với cách đây 5 năm, cục diện Nông nghiệp Việt Nam đã thay đổi, nhất là 4 năm gần đây mỗi năm tăng trưởng 3-4 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nào tiếp tục tình trạng xuất khẩu thô, phải chuyển đổi trạng thái, thích ứng với thị trường xuất khẩu, thích ứng với những thiên tai, dịch bệnh.

Thị trường nội địa chính là thị trường tiềm năng cần những chính sách, hạ tầng tập trung cho phát triển nông nghiệp, đồng thời, cần nâng cao nhận thức của người dân với tư cách vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Nhà nước cần có những chính sách mới, không chỉ tập trung vào xuất khẩu mà còn phải tận dụng thị trường nội địa.

Bên cạnh đó cần tạo nên chuỗi liên kết, hệ sinh thái, liên kết giữa người nông dân, đơn vị sản xuất, kênh phân phối để giảm bớt khâu trung gian. Từ đó, giúp người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng Việt Nam với giá thành rẻ hơn. “Với những đất nước phát triển, họ cũng coi thị trường nội địa là thị trường quan trọng”, ông Toản nói.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho biết, với tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hiện nay là cái rủi nhưng cũng lại là cái may đối với các doanh nghiệp. “Qua tình hình dịch bệnh chúng tôi cũng khẳng định nông nghiệp chính là nền tảng giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder thương hiệu Café trái cây Meet More, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia cho biết, đây không phải lần đầu chúng ta nhắc đến thị tường nội địa, từ câu chuyện được mùa mất giá hay được giá mất mùa.

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder thương hiệu Café trái cây Meet More, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia

Ông Luận đưa ra một số nhận định rằng, đối với thị trường nội địa là tiềm năng nhưng tại sao người tiêu dùng chưa chấp nhận ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam mặc dù chúng ta cũng có những chương trình phát động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thì nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân, doanh nghiệp của chúng ta chưa đầu tư vào khâu chế biến sản phẩm, chúng ta chưa tạo ra được các sản phẩm bắt mắt, ổn định về chất lượng, nhất là khi người tiêu dùng của chúng ta lại có tư tưởng sính ngoại.

Quan tâm hơn đến các hàng rào kỹ thuật tận dụng cơ hội

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành tái cơ cấu đồng bộ, chuyển dịch vào các ngành trọng tâm như chế biến và tổ chức lại thị trường. Theo đó, chúng ta đã tạo ra kết quả ban đầu khá phấn khởi, với việc ngành Nông nghiệp xuất khẩu cán đích 41 tỷ USD năm 2019, đứng 2 ASEAN và thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản.

Tuy nhiên, điều chúng ta cần chính là sự bền vững bởi ngành nông nghiệp của Việt Nam đã hội nhập sâu, mọi sự thay đổi của thị trường sẽ đều tác động trực tiếp vào doanh nghiệp. Như với dịch Covid-19, dù mới chỉ diễn ra tầm 4 tháng nhưng đã tác động rất mạnh đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nông sản nói riêng. Những thay đổi này sẽ thử sức chịu đựng của doanh nghiệp, trên phương diện về quản trị, chiến lược, tài chính,…

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đã nằm trong khu vực thị trường đa tầng lớp, đã và đang ký 16 FTA, năm ngoái cũng đã ký hiệp định CPTPP với 11 nước, ký FTA Việt Nam - EU. Trên cơ sở đó nền kinh tế nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng sẽ có những cú hích nhất định.

"Dù vậy, chúng ta không được phép chủ quan mà cần phải quan tâm hơn đến hàng rào kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật, chất lượng để có thể tận dụng cơ hội một cách có hiệu quả và bền vững", ông Toản lưu ý.

Về cơ cấu thị trường, hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng 25%, Hoa Kỳ đứng thứ hai với 24%, Châu Âu khoảng 12%, …. Ông Toản cho biết, đây đều là những trục kinh tế lớn, dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng. Đối với Việt Nam, kể cả khi chúng ta khống chế thành công dịch thì vẫn bị ảnh hưởng bởi các quốc gia khác chưa khắc phục được.

"Do vậy chúng ta nên khắc phục bằng cách chú trọng vào thị trường nội địa, với sự tham gia mạnh mẽ của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân", ông Toản nói.

Áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, chế biến nông sản

Trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao giá thành của các sản phẩm xuất khẩu nông sản của Việt Nam vốn dĩ đang thấp hơn so với nhiều nước, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng giá thành và giá trị là hai phạm trù khác nhau. Để nâng giá thành sản phẩm cần nâng cao chất lượng nông sản, giảm giá thành các sản phẩm phân phối ra thị trường. Cần rà soát những khâu đầu vào các sản phẩm nông sản, cũng như chi phí logistics của xuất khẩu nông sản, đặc biệt là chi phí về điện, vận tải, nhất là chi phí vận tải đường hàng không còn rất cao.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng cũng cần quan tâm đến tín dụng cho nông nghiệp, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho người nông dân và doanh nghiệp chế biến.

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau

Còn theo ông Vũ Mạnh Hùng, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng về thương hiệu, nên chưa chú trọng về chất lượng sản phẩm, không đầu tư cho hệ thống máy móc chế biến, cũng như những tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn Global GAP. Do đó, theo ông, doanh nghiệp cần nắm được những tiêu chuẩn cũng như những thuận lợi và rào cản.

Đặc biệt, cần áp dụng công nghệ 4.0, phân tích những thuận lợi, khó khăn, làm sao để đi trước đón đầu, nắm được những chính sách để tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp. Khi vượt qua được rào cản thì sẽ có cơ hội phát triển, liên kết với một số tập đoàn nước ngoài và đầu tư cho những công nghệ hiện đại.

Ông cũng kiến nghị Nhà nước và các địa phương cải cách những chính sách để phát triển nông nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng.

Công nghiệp chế biến đầu tư rất khiêm tốn

GS. TS Bùi Chí Bửu nhận xét rằng, Việt Nam phát triển rất tốt về khâu sản xuất nên năng xuất phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, về công nghệ chế biến, chúng ta gặp bất cập về nguyên liệu, nhà máy, công nghệ chế biến chưa được hợp lý. Trong khi Thủ tướng yêu cầu đến năm 2030 công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 7-10% thì hiện nay chúng ta đã đạt được 5%.

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau

GS. TS Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam

"Có thể thấy chiều sâu của chúng ta về khoa học còn rất yếu, về công nghiệp chế biến chúng ta đầu tư rất khiêm tốn, do vậy đó là nhược điểm khi mà chúng ta muốn đạt được tốc độ cao. Một nghịch lý nữa chúng ta đều thấy chúng ta xuất khẩu lúa đứng thứ nhì thế giới nhưng bà con nông dân còn rất nghèo. Doanh nghiệp chỉ chia sẻ phần nào thôi còn nhà nước vẫn phải đầu tư lớn, như vậy mới giải quyết được", ông Bửu nói.

Đầu tư công nghệ, tìm thị trường khác ngoài Trung Quốc

Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để công nghiệp chế biến Việt Nam đạt mục tiêu lọt top 10 thế giới vào năm 2030, ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder Café trái cây Meet More, Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia cho rằng, về vấn đề nội địa, để doanh nghiệp phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp phải phát triển thương hiệu.

“Tôi có xem một phóng sự nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên đang khó khăn về tiêu thụ. Hiện nay, cà phê chúng ta 100% xuất thô, mà xuất thô thì gần như người nông dân không được lợi, vậy thì để nâng được giá trị lên chúng ta phải đầu tư cơ giới hóa vào khâu chế biến. Nếu chỉ xuất khẩu cà phê thô thì các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lòng vòng, chỉ mãi xuất khẩu thô", ông Luận nói.

Ông Luận cho rằng, hướng đi mới cho các doanh nghiệp là nên chế biến những sản phẩm cà phê như cà phê trái cây Meet More. Như vậy, các sản phẩm sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường và hướng đi cho xuất khẩu. "Đầu tư cho công nghệ, đi theo hướng đi mới hoàn toàn là điều mà các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam cần nghiên cứu và đầu tư ngay", ông Luận nói.

Bên cạnh đó, ông Luận cũng đề cập đến vấn đề thị trường, theo quan sát của ông trong một buổi tiếp xúc doanh nghiệp mới đây cho thấy doanh nghiệp chủ yếu làm ra các sản phẩm tập trung vào thị trường Trung Quốc. "Tôi cho rằng, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam sắp tới cần nghiên cứu một chiến lược thị trường bài bản và mở rộng hơn”, ông Luận nói thêm.

Về chính sách nào là quan trọng nhất và giải pháp cần ưu tiên, GS. TS Bùi Chí Bửu cho rằng, hiện nay có rất nhiều chính sách nhưng đầu tư cho công nghệ là chính sách cần làm ngay để tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt cho nông sản Việt Nam. Và sự khác biệt đó đến từ công nghệ hiện đại. Chính phủ nên có những chính sách để khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ.

Việt Nam đang đi sau các tập đoàn nông nghiệp lớn của nước ngoài 80 năm

Trả lời câu hỏi của độc giả đặt ra, theo anh Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 doanh nghiệp cần ưu tiên những ứng dụng công nghệ gì, ông Vũ Mạnh Hùng cho biết, nếu chúng ta không đầu tư đến nơi đến chốn, hay các công nghệ, thiết bị không hiện đại, tối tân nhất thì chúng ta sẽ chết.

"Trong đại dịch Covid-19, chúng tôi cũng phải tính toán áp dụng công nghệ vào nông nghiệp. Công nghệ 4.0 không phải ai cũng phát triển được vì chi phí rất cao, như hiện nay ở Việt Nam chủ yếu đang áp dụng tiêu chí Global GAP, nhưng nếu như chúng ta áp dụng được cả cơ chế công nghệ 4.0 và tiêu chí Global GAP thì chúng ta sẽ phát triển rất tốt khi xuất khẩu nông sản đi các nước. Chúng ta cũng phải liên kết được chuỗi giá trị, chuỗi xuất khẩu cùng bắt tay với các tập đoàn nước ngoài để đi lên, theo như kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm, tôi tính toán chúng ta đang đi sau các tập đoàn nông nghiệp nước ngoài đến 80 năm", ông Hùng nói.

Chủ trương của nhà nước đang đi đúng hướng

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến những giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp.

Theo đó, từ tháng 1/2019, Bộ Nông nghiệp đã có kế hoạch tái cơ cấu lại 13 sản phẩm, với quy định cụ thể, ngành nào, sản phẩm nào là chủ lực, gắn bó công nghiệp chế biến với công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có Nghị định của Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, có ngân sách ưu tiên lĩnh vực chế biến.

Tuy nhiên, để phát triển ngành chế biến chúng ta cần phải có nhiều yếu tố như vùng nguyên liệu, với sự tham gia của các địa phương để tìm lợi thế so sánh của mình để phát triển vùng nguyên liệu, từ đó có sức hấp dẫn mời các doanh nghiệp tham gia.

"Ngoài ra, Nghị định 55 cũng giúp nguồn tín dụng chảy vào chế biến nông sản. Tôi cho rằng chủ trương Nhà nước đang đi đúng hướng và có sự đồng bộ quyết liệt. Về nguồn lực, hiện nay nguồn lực ngân sách không nhiều nhưng nguồn lực xã hội hóa khá tốt khi chúng ta cũng có nhiều viện nghiên cứu tư nhân thuộc các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong nghiên cứu, đón đầu xu thế thị trường", ông Toản nói.

Cần thiết lập hạ tầng thương mại hiện đại hơn

Nhận định về việc có bao nhiêu phần trăm nguy và bao nhiêu cơ trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam, ông Toản cho rằng khá khó để định lượng nội hàm nguy và cơ trong trường hợp này.

Việt Nam là cường quốc về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu. Ngay khi mới có 4 trường hợp nhiễm Covid-19, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN đã chủ trì một hội nghị để bàn về chính sách, giải pháp đối phó với dịch bệnh, đặc biệt tình hình khó khăn về thông quan ở biên giới. Bộ cũng yêu cầu rà soát lại các nông sản có tính thời vụ, điều phối luồng cung ứng nông sản lên biên giới, phân luồng thông quan như sản phẩm trái cây qua cửa khẩu Lạng Sơn, chăn nuôi qua Móng Cái...

Ông Toản cho rằng, để tận dụng được cơ hội cần thay đổi hành vi của con người, liên kết nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, chung tay góp sức nhiều hơn, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh.

“Lương thực, thực phẩm đóng vai trò mạch máu, có vai trò ổn định của nền kinh tế. Trong đại dịch, không thể đi ra ngoài đi chợ, nên cần có lực lượng phân phối online tốt hơn, cần thiết lập hạ tầng thương mại hiện đại hơn để theo kịp thế giới, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt,… Đây là những vấn đề mà nông nghiệp hiện đại cần hướng đến”, ông Toản nói.

Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp toàn cầu nên trong thời đại toàn cầu hóa cần tăng cường liên kết, nắm bắt thời cơ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Luận cho rằng không định lượng được khái niệm nguy và cơ.

Tuy nhiên, theo ông, với những doanh nghiệp nhạy bén có thể tái cơ cấu lại doanh nghiệp, thị trường, chọn ra những mặt hàng thế mạnh, xúc tiến xuất khẩu. Các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nên kết hợp để tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.

“Chúng ta cũng có những cộng đồng doanh nghiệp ở nước ngoài rất mạnh, cần phối hợp với các doanh nghiệp, cộng đồng này để tổ chức các hội nghị xúc tiến nhằm giới thiệu các sản phẩm ra nước ngoài”, ông Luận đề xuất.

Cũng theo ông nên đổi lại câu cửa miệng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” thành “người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”. Các cộng đồng đều sôi sục để có thể làm được một cái gì đó nhằm giới thiệu nông sản Việt Nam tại nước ngoài.

Làm gì để hình thành vùng chuyên canh lớn, khu công nghiệp công nghệ cao?

Phân tích cụ thể hơn về thực trạng các vùng nguyên liệu của Việt Nam còn manh mún, ông Nguyễn Quốc Toản cho biết, để làm tốt chế biến cần có nhiều yếu tố như vùng nguyên liệu, công nghệ, tài chính, thị trường. Trong đó, yếu tố vùng nguyên liệu rất quan trọng. Ví dụ, một doanh nghiệp đặt nhà máy ở Nam Định, cần xác định được có vùng nguyên liệu lớn, có công nghệ đảm bảo, đồng thời có hạ tầng kết nối thuận lợi.

"So với các nước tiên tiến, chúng ta chưa có những vùng nguyên liệu lớn nên Chính phủ đang khuyến khích hình thành những vùng chuyên canh lớn, chẳng hạn, ở Đồng Tháp có vùng chuyên canh rất lớn, các tập đoàn lớn đã vào cuộc, hay Đồng Nai hình thành vùng chuyên canh chăn nuôi lợn, Sơn La có vùng chuyên canh cây ăn quả, Tây Nguyên có vùng chuyên canh cà phê hoặc vùng chuyên canh chanh leo…", ông Toản thống kê.

Bên cạnh việc hình thành vùng chuyên canh, việc đầu tư cho dây chuyền công nghệ cũng là vấn đề quan trọng. Người lao động cũng quan trọng không kém, trong hội nhập chúng ta phải tính đến lực lượng lao động. Việt Nam có tới 3 triệu lao động trong các doanh nghiệp chế biến tôm nhưng lực lượng lao động ở các vùng chuyên canh còn mỏng, do đó, cần xây dựng các chính sách, hạ tầng, môi trường sống tập trung cho người lao động ở các vùng chuyên canh. Nếu không giải quyết được những vấn đề trên thì khó hình thành vùng chuyên canh lớn, khu công nghiệp chế biến công nghệ cao.

Muốn đi xa không thể đi một mình

Mô hình của Hùng Nhơn là kết nối chuỗi giá trị và đứng trên vai người khổng lồ để chia sẻ rủi ro, nhưng trường hợp khi người khổng lồ ngã thì thiệt hại có thể sẽ rất nhiều, chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, với liên kết chuỗi, hiện Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng của các đối tác nước ngoài. Trên thế giới, mô hình liên kết chuỗi đã xuất hiện từ 50 đến 70 năm trước, việc quản trị nhân lực và quản trị rủi ro họ đã làm rất tốt.

"Chúng tôi cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết. Trong thời gian qua, doanh nghiệp đã phải trải qua rất nhiều biến động, từ dịch tả lợn Châu Phi, H5N1 rồi đến Covid-19. Tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang trụ vững và vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Không phải ai cũng vào được mô hình mắt xích chuỗi, tuy nhiên, nếu muốn đi xa thì chúng ta không thể đi một mình, khi trụ đỡ của mắt xích chuỗi tốt hơn thì cả chuỗi cũng sẽ đi nhanh hơn", ông Hùng nói.

Thị trường Australia đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng rất cao

Toạ đàm trực tuyến “Chế biến nông sản thích ứng hội nhập giai đoạn mới” nhận được câu hỏi từ ông Nguyễn Đức Duy, Công ty XNK Hoàng Khang đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Ngọc Luận: Là thành viên của Hội doanh nhân Việt tại Australia, ông có thể chia sẻ về cơ hội xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Australia.

Trả lời câu hỏi này, ông Luận cho biết, không phải đơn giản để có thể xuất khẩu vào các thị trường này bởi họ đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng rất cao, nhưng nếu chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn của họ thì hàng nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung có thể xâm nhập thị trường rất dễ. Không chỉ hàng Việt Nam mà cả các sản phẩm của Thái Lan, Malaysia cũng đang tràn ngập tại Australia. Hiện sản phẩm chú trọng nhất của Việt Nam tại đây là nông sản và chúng ta phải đáp ứng các tiêu chí của họ.

“Với sản phẩm của chúng tôi - cà phê trái cây, họ kiểm tra hàm lượng sữa và đường rất cao, các chỉ số rất khắt khe, test đến 3 tháng mới cho ra kết quả. Rồi chúng tôi cũng phải điều chỉnh lại công thức để đáp ứng các tiêu chuẩn”, ông Luận nói.

Nhà báo Hải Tiến: Câu chuyện về công nghệ chế biến nâng cao giá trị cho nông sản Việt còn rất nhiều điều để nói, tuy nhiên để gói gọn vào một vấn đề, một cụm từ thì các diễn giả sẽ chọn vấn đề gì, có những gợi ý gì cho doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản: Để gói gọn vấn đề tôi dùng từ giá trị gia tăng, bởi vì chúng ta đang nỗ lực sản xuất những gì thị trường cần, bên cạnh đó phải đảm bảo giá trị đời sống người nông dân, lợi ích doanh nghiệp, đảm bảo tái cơ cấu nông nghiệp đi đúng hướng. Hướng tới giá trị gia tăng thì mới tạo ra sự cạnh tranh, lợi thế so sánh, hội nhập sâu sức cạnh tranh lớn, xung đột thương mại tồn tại nên cạnh tranh không tránh khỏi nên cần tạp ra giá trị gia tăng bằng chính trí tuệ Việt Nam thì chúng ta mới tạo ra được sự chuyển động, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra sự đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới.

Đồng tình với những chia sẻ của ông Toản, ông Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam cho biết thêm, có hai nội hàm, thứ nhất là nông sản chúng ta giá trị gia tăng càng nhiều càng tốt, thứ hai là tiếp thị trực tiếp, cắt các khâu trung gian càng nhiều chừng nào càng tốt để giảm thiểu chi phí logistics.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam: Chúng tôi đầu tư hệ thống nhà máy giết mổ, nhận thức được vấn đề làm sao để nắm được cơ chế, chính sách, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ để tính toán đầu ra.

Doanh nghiệp muốn tồn tại phải áp dụng công nghệ cao, chế biến xuất khẩu, làm việc với các nhà bán lẻ, không phụ thuộc vào thương lái, khâu bán hàng. Vấn đề quan trọng nữa là cơ chế để tập trung vào khâu chế biến, xuất khẩu. Đất và tiền là một phần, khi chúng tôi đầu tư chúng tôi tập trung vào công nghệ và khâu chế biến đầu ra. Quan trọng nhất là khâu chế biến, công nghệ và xuất khẩu. Nếu không làm tốt khâu công nghệ sẽ khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder thương hiệu Café trái cây Meet More, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia: Từ tọa đàm chúng ta đúc kết được giá trị, đó là giá trị về thương hiệu, giá trị về sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp.

Để có được những giá trị đó chúng ta phải có sự thay đổi và quan trọng nhất là thay đổi về tư duy. Hiện nay chúng ta không thể kinh doanh như truyền thống hay tư duy "cá lớn nuốt cá nhỏ" như trước đây, bây giờ sản phẩm tung ra không có thay đổi về cách làm, về chất lượng thì chúng ta không thể phát triển được. Chung quy lại tôi rút ra được bài học từ cá nhân tôi là chúng ta phải thay đổi tư duy cho doanh nghiệp, cho sản phẩm của chúng ta khi ra thị trường.

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/5

Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 12/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,2 triệu người với hơn ...

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau Một công nhân lây virus corona cho 533 người trong nhà máy ở Tema

Một công nhân đã lây nhiễm virus corona cho 533 người trong nhà máy chế biến cá ở thành phố Tema (Ghana).

toa dam truc tuyen che bien nong san khong chi tap trung xuat khau Học sinh đến trường, cha mẹ đi làm- điều bình thường đã từng mơ ước

Lâu lắm rồi mới có cảm giác đưa con đi học! Điều quá đỗi bình thường nhưng chỉ một tháng trước vẫn còn mờ mịt ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực

Kinh tế - Xã hội -

Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực

Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.

Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp

Kinh tế - Xã hội -

Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp

Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.

Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.

XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn

Kinh tế - Xã hội -

XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn

Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Kinh tế - Xã hội -

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Nền tảng cho kỷ nguyên vươn mình

Kinh tế - Xã hội -

Nền tảng cho kỷ nguyên vươn mình

Vừa qua, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Honda Biker Rally 2025 sẽ diễn ra vào đầu tháng 1/2025

Kinh tế - Xã hội -

Honda Biker Rally 2025 sẽ diễn ra vào đầu tháng 1/2025

Đại hội mô tô Honda Biker Rally 2025 sẽ quay trở lại thành phố Vũng Tàu, với sự tham gia của hơn 1.000 biker từ các câu lạc bộ và cộng đồng xe phân khối lớn trên cả nước.

Hơn 1.200 xe máy được chăm sóc miễn phí tại Đại học Quốc gia TP. HCM

Kinh tế - Xã hội -

Hơn 1.200 xe máy được chăm sóc miễn phí tại Đại học Quốc gia TP. HCM

Sáng ngày 24/12, sự kiện “Uni Care Day – Ngày hội chăm sóc, bảo dưỡng xe máy miễn phí” đã diễn ra tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TP. HCM.

Mẫu xe ô tô 2 chỗ ngồi đang lên xu hướng 2025

Kinh tế - Xã hội -

Mẫu xe ô tô 2 chỗ ngồi đang lên xu hướng 2025

Xe ô tô 2 chỗ là loại xe nhỏ gọn, thường được thiết kế cho các tín đồ yêu thích tốc độ và phong cách, với khả năng di chuyển linh hoạt và trải nghiệm lái thể thao.

Hai chủ xe Toyota chia sẻ lý do vì sao lựa chọn Veloz Cross và Avanza Premio

Kinh tế - Xã hội -

Hai chủ xe Toyota chia sẻ lý do vì sao lựa chọn Veloz Cross và Avanza Premio

Khả năng vận hành vừa mạnh mẽ vừa tiết kiệm là lí do khiến anh Hoàng Quân (28 tuổi, Hải Phòng) và anh Phạm Đình Hải (30 tuổi, Hải Phòng) lựa chọn mua hai mẫu xe Toyota Veloz Cross và Avanza Premio.

Vĩnh Phúc: Điểm đến hấp dẫn cho các dự án FDI công nghệ cao

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc: Điểm đến hấp dẫn cho các dự án FDI công nghệ cao

Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 11/2024, tỉnh này đã cấp mới 32 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 190 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 42 dự án với số vốn tăng thêm 400 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của các dự án FDI đạt 590 triệu USD, vượt gần 50% so với kế hoạch đề ra.

Mercedes-AMG G63 có phiên bản độ đặc biệt mạnh 722 mã lực

Kinh tế - Xã hội -

Mercedes-AMG G63 có phiên bản độ đặc biệt mạnh 722 mã lực

Hãng độ HOF ra mắt Mercedes-AMG G63 đặc biệt, tri ân tay đua huyền thoại Stirling Moss và chiến thắng Mille Miglia 1955.

VinFast VF3 'độ': Xe điện có pô thể thao, âm thanh giòn tan

Kinh tế - Xã hội -

VinFast VF3 'độ': Xe điện có pô thể thao, âm thanh giòn tan

Chiếc xe điện VinFast VF3 "độ" pô đầu tiên xuất hiện, với chi phí không quá cao nhưng mang lại sự khác biệt với âm thanh nổi giòn như các xe thể thao.

Hàng loạt hãng xe điện Trung Quốc đối mặt phá sản

Kinh tế - Xã hội -

Hàng loạt hãng xe điện Trung Quốc đối mặt phá sản

Thị trường xe điện Trung Quốc đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt chưa từng có, đặt ra thách thức sống còn cho hàng loạt các công ty khởi nghiệp.

Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM: 100 ca mổ não bằng robot AI thành công ngoạn mục

Kinh tế - Xã hội -

Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM: 100 ca mổ não bằng robot AI thành công ngoạn mục

Robot AI Modus V Synaptive tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM mở ra cơ hội mới trong điều trị các bệnh lý thần kinh phức tạp tại Việt Nam với chi phí thấp hơn 40 lần so với điều trị tại Mỹ cùng công nghệ.