Thứ bảy 18/05/2024 19:55

Tết công nhân: Những chuyện buồn, vui

Người lao động - P.V

Làm việc, cống hiến cả năm, bất cứ ai cũng mong chóng đến Tết để nghỉ ngơi, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều công nhân, lao động nhập cư, nghỉ Tết, vui Tết là điều xa xỉ, chỉ có trong giấc mơ…
Tết công nhân: Những chuyện buồn, vui
Công nhân đón Tết nơi đất khách (ảnh chụp đêm giao thừa 2019 của công nhân ở Bình Dương). Ảnh: Hương Chi
Trĩu tâm tư

Khi các bạn cùng xóm trọ rộn ràng rủ nhau đi chợ Tết mua bánh kẹo, áo mới, sắp sẵn đồ về quê ăn tết, Nguyễn Thị Thùy (quê Quảng Bình, công nhân Cty giày Linh Thủy (Q.12, TPHCM) nhẩm tính số tiền gửi về quê. “Em mới vào Sài Gòn làm công nhân hơn một năm, lương thưởng tết không bao nhiêu, cũng chưa có chế độ được tặng vé xe về quê đón Tết nên quyết định ở lại. Em gom hết số tiền gần 10 triệu đồng dành dụm suốt cả năm qua gửi mẹ lo tết, mua áo mới cho các em. Tết có mấy ngày thôi mà, sẽ qua nhanh thôi” - Thùy tự an ủi.

Lý do chị Trần Lê Thu (37 tuổi, quê Nghệ An), công nhân may mặc ở Dĩ An (Bình Dương) không dám về quê vì về là trắng tay. Chị thở dài: “Lương, thưởng công ty vẫn trả đầy đủ nhưng chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Lương hai vợ chồng cộng lại được khoảng 11 triệu đồng/tháng; tiền thuê nhà, điện nước hết 1,5 triệu đồng. Tiền ăn và gửi về quê nuôi con, ba mẹ già nếu biết chắt chiu sẽ vừa đủ. Cuối năm, nếu gom góp về quê thì qua Tết không biết lấy gì để bù. Thế nên, cứ ở lại đất khách kiếm việc làm thêm”.

Ở Bình Dương, một số công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp cho hay, thưởng Tết qua Tết mới có khiến họ rất nản. Anh Trương Đan Huy (CN tại một công ty trong khu công nghiệp Việt Hương, tỉnh Bình Dương) thất vọng: “Những năm qua, cứ tết lại thấy tủi thân. Công ty không những không thưởng mà còn “xù” lương tháng cuối và hẹn qua tết vào thanh toán. Chúng tôi làm cả năm chỉ chờ đến Tết có tiền về nhà, giờ qua tết công ty mới thanh toán chẳng khác nào đẩy chúng tôi vào đường cùng”.

Trong khi đó, nhiều công nhân ở Đồng Nai lại phấn khởi vì được hỗ trợ về quê đón Tết. Chị Mai Thị Giang (CN Công ty cao su Kenda Việt Nam, H.Trảng Bom) xúc động: “5 năm rồi, nay tôi mới được đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình mấy ngày tết. Cuộc sống khó khăn, lương 2 vợ chồng chỉ đủ chi tiêu hàng tháng nên nghĩ đến việc về quê chỉ có trong mơ. Vậy mà giờ giấc mơ ấy đã thành hiện thực”. Trong khi đó, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (CN Công ty Fujisu, KCN Biên Hòa 2) quyết định đưa con về quê thăm ông bà trước tết. Lý do là chi phí đi lại chưa đắt đỏ, ông bà chỉ cần thấy con cháu về cũng ấm lòng chứ không nhất thiết phải về đúng tết.

Biết nhiều công nhân không có điều kiện về quê ăn tết, năm nào cũng vậy, cô Bùi Thị Bên (nữ chủ nhà trọ P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9, TPHCM) tổ chức gói bánh chưng, bánh tét, muối dưa cà tặng CN. Cô Bên bộc bạch: “Ai cũng có quê hương, ai cũng muốn về nhà ngày tết. Nhưng do hoàn cảnh, điều kiện nên nhiều anh chị em không thể về. Tôi muốn chia sẻ, động viên để các em tuy ở lại nhưng vẫn cảm thấy ấm áp, yêu thương”.

Tết công nhân: Những chuyện buồn, vui
Công nhân tranh thủ mua hàng hóa ưu đãi

Bán Tết quê, mua Tết trọ

Chị Phan Thị Tú (39 tuổi, Yên Thành, Nghệ An), đang làm việc cho một công ty may ở quận Bình Tân, TP HCM cho biết, hơn 3 năm nay, gia đình chị chưa được về quê ăn Tết.

Từ lúc chị sinh đứa thứ hai, thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải cuộc sống nên mỗi lần về quê là một lần tốn kém. Chị Tú nhẩm tính, nếu về quê, riêng tiền xe của gia đình cả đi lẫn về đã mất khoảng 7 triệu đồng, chưa kể, các chi phí quà cáp khác.

“Mỗi lần về Tết, có thể mất vài tháng lương. Mấy hôm nay, người nhà gọi vào hỏi thăm “Tết này em có về không? Nhưng điều kiện tài chính khó khăn quá nên mình cũng chỉ biết ngậm ngùi hứa hẹn sang năm thôi”, chị Tú nói.

Chị Tú cho biết, đối với những gia đình không về quê ăn Tết, từ đêm 30 Âm lịch sẽ tụ tập đón giao thừa tại xóm trọ. Ở khu chị sống, có cả xóm đồng hương. Dù cảnh đón Tết không ấm cúng bằng ở quê nhưng cũng vơi đi phần nào. Chị bảo đó là cảnh “bán Tết quê, mua Tết trọ” của những công nhân đi làm ăn xa.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, gia đình anh Lê Văn Tiến (31 tuổi, Đức Thọ, Hà Tĩnh) năm nay cũng bất đắc dĩ đón Tết ở phòng trọ. Mọi năm, cứ tầm 25 Tết, cả gia đình lại đi xe máy về quê ăn Tết. Nhưng năm nay, vợ anh lại vừa trải qua cơn ốm nặng nên vợ chồng anh quyết định ở lại.

Những ngày này, anh Tiến tích cực tăng ca và bảo dưỡng lại chiếc xe máy để tranh thủ làm thêm vào những ngày nghỉ Tết. Anh bảo, cái Tết của đôi vợ chồng trẻ rất đơn giản, không mua sắm gì nhiều. Vợ đi chợ mua ít gạo nếp, thịt, bánh mứt. Còn anh chờ ngày cuối năm ra chợ hoa mua chậu mai mang về phòng cho có chút không khí Tết. “Hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nên đành phải chấp nhận để có đồng ra đồng vào. Vào ngày đầu năm, cả gia đình có thể đi thăm thú ở một vài nơi mà cả năm chưa đi được”, anh Tiến bùi ngùi nói.

Tết công nhân: Những chuyện buồn, vui
Cô Bùi Thị Bên (thứ 2 từ trái qua) tổ chức gói bánh tét tặng công nhân ăn Tết ảnh: Uyên Phương

Tất bật sắm Tết sớm

Tại Hà Nội những ngày này, dãy cây ATM trước cổng KCN Bắc Thăng Long luôn đặc kín người. Mỗi chiều, hàng chục công nhân lại xếp từng hàng đợi rút tiền sắm Tết. Năm nay, không khí Tết dường như đến sớm hơn so với mọi năm.

Bước ra từ cây ATM, chị L.T.H (36 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết, vừa nhận lương tháng 12 và thưởng Tết Dương lịch. Tất cả được hơn 10 triệu đồng.

“Nhận được tiền, tôi dự định mua cho 2 con gái ít quần áo, còn lại sẽ gửi về mua cho ông bà cái máy giặt”, chị H nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các khu chợ, shop quần áo ở KCN Bắc Thăng Long, lượng người mua sắm cũng đông đúc hơn. Các mặt hàng bán chạy như quần áo, giày dép, trang sức, vali, túi xách, đồ gia dụng….Chị Quỳnh, một tiểu thương ở chợ Mun (thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh) cho biết, bình thường tầm 21h các cửa hàng đã đóng cửa, nhưng từ đầu tháng đến nay, các cửa hàng mở tận tới 23h đêm. “Năm nay, nguồn hàng dồi dào, giá thành rẻ nên nhiều công nhân cũng mạnh dạn chi tiền. Có người còn đặt hàng trước tận nửa tháng gửi trước về quê để làm quà Tết”, chị Quỳnh chia sẻ.

Tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh), nơi có khoảng 70 nghìn công nhân đang làm việc cũng bắt đầu rộn ràng không khí Tết. Khu chợ Chi Long (xã Long Châu, Yên Phong) mới đầu giờ chiều đã tấp nập người bán, kẻ mua. Tại đây, còn có chương trình hội chợ giới thiệu sản phẩm, bán hàng giảm giá ngày Tết. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tổ chức chương trình tất niên, tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Lê Thị Thu (27 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình), công nhân Sam Sung Display Việt Nam (SDV) cho biết, với mức lương chỉ 7 triệu đồng/tháng, việc mua sắm ngày Tết của công nhân thường rất hạn chế. Năm nay, công ty tổ chức các chương trình mua sắm giảm giá với một số đơn vị khác, người lao động có cơ hội sắm Tết đầy đủ hơn.

Chuyện không dành cho "người yếu tim" về công việc của công nhân Đường sắt

Những công nhân Đường sắt không chỉ đối diện áp lực cao trong công việc mà phía sau họ còn cả những câu chuyện đẫm ...

CSGT sẽ sử dụng hình ảnh người dân cung cấp để xử phạt

Theo Nghị định 100, hình ảnh mà người dân cung cấp sẽ được cảnh sát giao thông dùng để xử phạt.

Chiếc mặt nạ, tài xế Grab và tấm vé Vietlott 57 tỷ

Bất ngờ trở thành "tỷ phú Vietlott" với khoản tiền lên tới 57 tỷ đồng, nhưng người tài xế Grab vẫn chạy xe ôm mỗi ...

Theo www.tienphong.vn
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Đời thợ -

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Nhìn di ảnh người chồng, chị Thu đau xót cùng cực, cảm xúc như muốn vỡ oà, đổ dồn sang tôi - đang đứng bên tác nghiệp: “Tiêu hết rồi, đừng hỏi nữa nhà báo ơi”…

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.