agribank-plus-4112024-522025

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động

Chủ trương đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài không những góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm mà còn có vai trò quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

Những con số ấn tượng

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, hiện có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 30 nhóm ngành nghề và thời hạn hợp đồng khác nhau.

Tính từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta đưa trên 140.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Đặc biệt, con số trên vẫn được giữ vững trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Năm 2022, gần 143.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Chỉ 11 tháng của năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã là 146.156 lao động, đạt 121,8% kế hoạch (chỉ tiêu năm 2023 đưa 110.000 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài).

Những thị trường chủ yếu mà lao động Việt Nam làm việc là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hungary, Romania, Ba Lan, Ả Rập Saudi, CHLB Đức, …

Trong những năm qua, các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của nước ta. Chẳng hạn, năm 2022, trong tổng số 142.779 người đi làm việc ở nước ngoài thì có đến 135.861 lao động làm việc ở khu vực Đông Bắc Á. Con số thống kê đến tháng 11 của năm 2023 cho thấy, trong 146.156 lao động ra nước ngoài làm việc, có 136.953 người lao động (tỉ lệ 93%) làm việc ở khu vực này.

Con số ấn tượng của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài còn thể hiện ở tỷ lệ trong các thị trường trọng điểm. Tại Nhật Bản, hiện có khoảng 380.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc, chiếm 18% tổng số lao động người nước ngoài tại nước này.

Tại Hàn Quốc đang có hơn 36.000 lao động Việt Nam làm việc theo chương trình EPS, chiếm hơn 10% lực lượng lao động nước ngoài tại nước này. Tỷ lệ trên ở Đài Loan (Trung Quốc) là 260.000 người, chiếm 35% tổng số lao động nước ngoài.

Một số bất cập

Bất cập thể hiện rõ trong chỉ số tăng trưởng trên là tình trạng lao động bất hợp pháp. Con số từ thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện Việt Nam có hơn 712.600 NLĐ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) và cư trú bất hợp pháp tại các nước, chiếm 6% tổng số lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.

Lao động bỏ trốn ở thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ cao nhất, với hơn 12.200 người, chiếm tới 26% tổng số lao động sang làm việc ở nước này. Con số đó ở Đài Loan (Trung Quốc) là hơn 24.000 người, chiếm 9%; ở Nhật Bản là gần 4.700 người; ở Trung Đông - châu Phi là hơn 1.300 người, ở các nước châu Âu là hơn 600 người.

Mục đích của lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp là để ở lại nước ngoài làm việc lâu hơn, có thu nhập cao hơn so với làm việc theo hợp đồng. Nhiều trường hợp bi thảm của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài đã xảy ra do hiện tượng này. Mặt khác, hình ảnh của lao động Việt Nam trên thế giới bị nhìn nhận một cách tiêu cực. Tổn thất đó không thể bù đắp được số lượng ngoại hối do xuất khẩu lao động mang lại hằng năm.

Một số bất cập khác như chất lượng đội ngũ (tay nghề, ngoại ngữ) của lao động, vấn đề biến đổi văn hóa hay tác động tiêu cực đến đời sống gia đình có người đi xuất khẩu lao động cũng thường được bàn đến.

Về mặt cơ cấu, có thể nhận thấy một số ngành nghề mà Việt Nam có sẵn nguồn nhân lực (như điều dưỡng, thợ cơ khí...) thì số lượng tiếp nhận theo kênh chính thức hiện tại chưa nhiều, ngành nghề tiếp nhận chưa đa dạng để thu hút được lao động. Tình trạng đó do hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo ngành nghề, lĩnh vực đào tạo để phục vụ công tác hoạch định chính sách.

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động
NLĐ chuẩn bị lên đường làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa: IT

Về thu nhập, nhìn chung, thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo các chương trình chính thức cao hơn gấp nhiều lần so với lao động trong nước. Phần lớn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường nhận mức thu nhập bình quân từ 600 - 700 USD, chỉ số ít có mức thu nhập trên 1.000 USD như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… Theo báo cáo mới công bố của Manpower Group, tiền lương trung bình của người lao động Việt Nam ở trong nước hiện là 275 USD, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, xét những trường hợp ở ngoài các thị trường tốt như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, thu nhập 600 - 700 USD là rất thấp so với những gì người lao động phải đầu tư, chấp nhận (chi phí sinh hoạt, cuộc sống xa gia đình, …). Ở những làng xuất khẩu lao động tiêu biểu như Đô Thành, Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), Kỳ Ninh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh), người lao động càng ngày càng có ý thức không đi làm việc bằng mọi giá nếu không có môi trường tốt, mức lương cao.

Anh Nguyễn Cao Thắng, quê ở Đức Thọ - Hà Tĩnh, một lao động đang làm trong xưởng sản xuất thực phẩm tại Đài Loan cho biết, trừ chi phí sinh hoạt, mức lương trung bình anh nhận được khoảng 12 triệu đồng/tháng, kể cả tăng ca. “Đây là mức lương mà tôi từng nhận được khi làm việc tại TP. HCM. Nhưng đã sang đây thì phải tiếp tục làm việc cho hết hợp đồng”.

Nhiều lao động đã chấp nhận về khi có thể gia hạn hợp đồng. Với chi phí bỏ ra ban đầu 150 triệu đồng để sang Đài Loan làm việc với mức lương 12-14 triệu đồng/tháng, chị Võ Thu Trang, quê ở Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã về nước sau 2 năm vì mức lương không như mong muốn.

Để có sự chuyển biến mạnh mẽ

Xuất phát từ một số bất cập của thị trường xuất khẩu lao độngvà nhiều đổi thay về pháp lý, tiêu chuẩn, chính sách của một số thị trường trọng điểm trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách về vấn đề này.

Đầu năm nay, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 225/NQ-CP Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW. Mặt khác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, Kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ, giải pháp, gồm:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Hai là, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Ba là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật.

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động
Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước” vào ngày 27/12/2023 tại TP.HCM. Ảnh: Giang Nam

Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Chính phủ cũng đưa ra yêu cầu thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường lao động ở nước ngoài bằng việc xây dựng các chuyên mục, chương trình, chia sẻ những tấm gương, điển hình thành công sau khi đi làm việc ở nước ngoài để định hướng cho người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ phù hợp với thị trường lao động ngoài nước và sau khi về nước.

Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động cũng cần được chú trọng để làm sao hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, bao quát các nhóm đối tượng và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đặc biệt, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Chính phủ nhấn mạnh đến việc cần có chính sách, cơ chế kết nối, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm phù hợp, trong đó cần chú ý đến việc sử dụng hiệu quả, phát huy trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc của người lao động.

Cần ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mục đích trục lợi, mua bán người bằng việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Voice: Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Nghệ An Trần Hữu Thượng: Giải pháp để người lao động lựa chọn đi làm việc nước ngoài bằng các chương trình chính thức.

Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ...

Bỏ tiền cho người khác buôn mình Bỏ tiền cho người khác buôn mình

Chẳng ai bỏ tiền, chứ chưa nói là tiền tỷ, để mình được trở thành nạn nhân buôn người. Nhưng nghịch lý đó đang diễn ...

Chông chênh chợ nổi vào Xuân Chông chênh chợ nổi vào Xuân

Trải qua một năm đầy biến động, khó khăn của nền kinh tế, dịp Tết Nguyên đán năm nay, lượng khách du lịch đến chợ ...

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Trong không khí sôi động, tấp nập tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cuối tuần trước, những chàng trai mang quân hàm xanh đã tìm thấy cho mình cơ hội việc làm, học nghề sau khi xuất ngũ.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).
Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài

Thu nhập cao, địa điểm, thời gian linh hoạt, đang là những “điểm cộng” của hình thức làm việc từ xa được nhiều người lựa chọn. Việc ứng tuyển dễ dàng thông qua các nền tảng tìm việc quốc tế như Upwork hay Fiverr, thay vì ứng tuyển vào các công ty nội địa.
Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp

Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến cần tuyển 20.000 - 25.000 lao động mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp. Nhu cầu này tập trung vào 3 nhóm ngành chính: điện tử, thiết bị điện; dệt may, da giày; cơ khí, sản xuất kim loại.
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật

Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật

Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới.
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết

Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết

Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?

Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?

Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động

Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động

Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...