Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc
Thị trường lao động - 11/12/2024 14:40 Gia Hưng
Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng |
Thủ đoạn lừa đảo tinh vi
Nhằm tạo dựng lòng tin lừa đảo người lao động, các đối tượng lập Fanpage có tên: “Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”, “Tư vấn XKLĐ – Asian”… đăng tải thông tin tuyển chọn lao động đi làm việc tại Úc trên TikTok.
Các đối tượng lừa đảo còn mạo danh văn bản có chữ ký của lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Lao động ngoài nước, kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với các đối tác nước ngoài.
Thông tin lừa đảo tuyển dụng trên mạng xã hội. Ảnh: ĐVCC |
Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị sự nghiệp, được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện các chương trình phi lợi nhuận: Chương trình EPS (Hàn Quốc), Chương trình PALM (Astralia). |
Hình thức lừa đảo phổ biến là mạo danh cán bộ của Trung tâm Lao động ngoài nước, yêu cầu người lao động nộp tiền (một số người đã nộp từ 40 đến 50 triệu đồng) qua tài khoản thẻ tín dụng, thẻ thanh toán quốc tế (thẻ Visa, Mastercard), sau đó nộp tiền vào tài khoản.
Khi người lao động đóng tiền vào tài khoản, đối tượng lừa đảo cung cấp đường link để người lao động khai báo thông tin, từ đó lấy cắp các thông tin về tài khoản của người lao động để mua hàng hóa hoặc chuyển tiền sang một tài khoản khác.
Cục Quản lý lao động ngoài nước nhấn mạnh, những thủ đoạn lừa đảo không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho người lao động mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín các cơ quan, doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép. Người dân cần cảnh giác cao độ và kịp thời phản ánh mọi hành vi nghi ngờ đến các cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
Cơ quan này khuyến cáo, để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, người lao động cần liên hệ trực tiếp với cơ quan lao động địa phương để được tư vấn và hỗ trợ đúng quy định.
Người lao động chỉ làm thủ tục qua doanh nghiệp được cấp phép. Danh sách này có trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Lao động ngoài nước: http://dolab.molisa.gov.vn (tại mục: danh sách doanh nghiệp XKLĐ).
Kiểm tra kỹ thông tin doanh nghiệp và tài khoản nhận tiền: Người lao động trực tiếp nộp tiền dịch vụ tại doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (không nộp tại Chi nhánh của doanh nghiệp); yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ cấp phiếu thu tiền hoặc hóa đơn có các nội dung: tên đầy đủ của doanh nghiệp, ngày lập chứng từ, tên người nộp tiền, số tiền và nội dung nộp, tên kế toán, tên thủ quỹ và đóng dấu doanh nghiệp (ghi rõ họ tên, chức danh và ký nhận). Đối chiếu, kiểm tra thông tin doanh nghiệp để đảm bảo là doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép (tên, địa chỉ, mã số thuế,...).
Trường hợp nộp tiền qua chuyển khoản, người lao động cần kiểm tra kỹ thông tin để đảm bảo số tài khoản nhận tiền, tên tài khoản đúng của doanh nghiệp dịch vụ. Người lao động lưu ý, không giao dịch qua trung gian hoặc cá nhân không rõ danh tính.
Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến các doanh nghiệp dịch vụ, các đối tượng mạo danh nhân viên doanh nghiệp dịch vụ, đề nghị phản ánh tới cơ quan chức năng (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...) để được hướng dẫn và xử lý.
Về các chương trình tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Úc
Trung tâm Lao động ngoài nước khẳng định, chỉ thực hiện phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Thông qua việc đăng ký dự thi tiếng Hàn trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và làm thủ tục trực tiếp với Trung tâm Lao động ngoài nước không thông qua trung gian.
Hiện nay, Trung tâm Lao động ngoài nước đang trong giai đoạn trao đổi, đàm phán với phía Australia, chưa triển khai tuyển chọn lao động. Khi được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép triển khai chính thức, Trung tâm sẽ đăng tải công khai, đầy đủ trên website của: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (molisa.gov.vn), Cục Quản lý lao động ngoài nước (dolab.gov.vn), Trung tâm Lao động ngoài nước (colab.gov.vn).
Trong trường hợp người lao động đã bị các đối tượng lừa đảo thu tiền bất hợp pháp, đề nghị người lao động trình báo với cơ quan Công an, đồng thời thông báo cho Trung tâm Lao động ngoài nước theo số điện thoại 024 7303 0199 số máy lẻ 113 hoặc theo địa chỉ số 01 Trịnh Hoài Đức, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội để phối hợp xác minh, làm rõ.
Mời xem thêm video:
Người lao động phải làm gì khi đã bị lừa đảo trực tuyến? Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi với đủ mọi đối tượng thông qua phương ... |
Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì? Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay, vé ... |
Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đăng ... |
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10