Ông Bùi Ngọc Huyên và giấc mơ Vinaxuki - mang ô tô Việt vươn tầm thế giới, giờ ra sao?

Kinh tế - Xã hội - Phương Huyền

Vinaxuki từng là cái tên được gửi gắm tham vọng sản xuất thành công xe ô tô “made in Viet Nam” trên dây chuyền hiện đại, với giá phải chăng.
Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Vinaxuki bên chiếc xe VG150
Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Vinaxuki bên chiếc xe VG150.

Đấu giá tài sản Vinaxuki: lần thứ 10 thất bại sau 5 năm phá sản

Ngày 20/9/2024, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mê Linh (thuộc Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội) đưa ra thông báo lần thứ 10 về việc đấu giá tài sản Vinaxuki không thành công.

Theo đó, thông báo viết: "Hết thời hạn nhận hồ sơ tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước theo Thông báo bán đấu giá tài sản số 09.11(10)/2023/TBĐG-S1QG ngày 29/8/2024 của Công ty đấu giá Hợp danh Số 1 Quốc Gia nhưng không có khách hàng tham gia đấu giá. Vì vậy Phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 19/9/2024 tại Phòng đấu giá Công ty Đấu giá Hợp danh Số 1 Quốc Gia, địa chỉ: Phòng 4009, Toà B - Vinaconex2, KĐT Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội không thành".

Ông Bùi Ngọc Huyên và giấc mơ Vinaxuki - mang ô tô Việt vươn tầm thế giới, giờ ra sao?Ông Bùi Ngọc Huyên và giấc mơ Vinaxuki - mang ô tô Việt vươn tầm thế giới, giờ ra sao?

Thông báo của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mê Linh về việc đấu giá tài sản Vinaxuki không thành công.

Đây là lần thứ 10 việc đấu giá một trong các tài sản Vinaxuki không thành công. Trước đó, thông báo đầu tiên về việc đấu giá tài sản là khoản nợ của Vinaxuki (gồm Công ty CP Ô tô Xuân Kiên, Công ty Vinaxuki Thái Nguyên) được công bố vào 20/2/2020 bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Mức giá khởi điểm 1.265.111.125.606 đồng.

Tuy nhiên, lần đấu giá tài sản Vinaxuki đầu tiên diễn ra không thành công. Các lần đấu giá tiếp theo được thực hiện nhiều lần trong suốt 5 năm, kể từ 2020 đến 2024, và đều chung một kết quả: thất bại.

Ông Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch Vinaxuki, hơn 10 năm qua đã chứng kiến các khối tài sản Vinaxuki dần bị bán đi. Ông mất nhà để ở cách đây vài năm, sau khi một doanh nghiệp bất động sản mua lại hơn 53.000 m2 đất tại Nhà máy ô tô Vinaxuki Mê Linh (Hà Nội), có tổng diện tích là 150.000 m2. Khu vực này trước đây gồm nhiều nhà xưởng lớn, bao gồm cả ngôi nhà ông Huyên đang ở. Vì vậy, ông phải chuyển sang khu văn phòng của nhà máy ô tô con để sống.

Ông Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch Vinaxuki giờ ra sao?

Từng là đại gia ngành Ô tô, cuộc sống của Chủ tịch Vinaxuki, ông Bùi Ngọc Huyên hiện giờ nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng, kể từ khi doanh nghiệp này tuyên bố phá sản. Không ít người thắc mắc ông Bùi Ngọc Huyên giờ ra sao?

Chủ tịch Vinaxuki, ông Bùi Ngọc Nguyên, sinh năm 1942 ở Thanh Hoá. Ông tiếp xúc với ô tô sớm, từ năm 1964, khi ông 22 tuổi, trong quá trình lên đường phục vụ chiến trường. Sau Mậu Thân 1968, cơ quan cho ông về trường Đại học Giao Thông học chuyên ngành Ô tô.

Tốt nghiệp đại học, ông về Cục Vận tải Giao thông – Bộ Công Thương, đơn vị quản lý ngành Ô tô của cả nước, khi đó dưới cục có vài chục doanh nghiệp. Năm 1992, ở tuổi 50, ông đã về hưu để làm ô tô nhưng thời kỳ đó, đất nước quá nghèo để làm ô tô. Mãi đến 2004, ông vay vốn được gần 200 tỷ đồng và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Vinaxuki đầu tiên.

Hiện tại, Vinaxuki đóng cửa nhà máy đã gần chục năm nhưng ông Huyên vẫn đau đáu với ước mơ cho ra mắt những sản phẩm ô tô “Made in Viet Nam”. Ông vẫn cho rằng, thất bại của Vinaxuki là do thiếu những chính sách đủ mạnh và doanh nghiệp không nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước.

Trước đó, cách đây vài năm, Chủ tịch Vinaxuki gây bất ngờ khi nuôi gà, dê trong nhà xưởng, với mức lương hưu 8 triệu/tháng, cùng khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng gánh trên vai.

Bộ Tài Chính bác đề xuất vay tiền mua lại nợ xấu dự án ô tô của Vinaxuki Bộ Tài Chính bác đề xuất vay tiền mua lại nợ xấu dự án ô tô của Vinaxuki
Ông Bùi Ngọc Huyên và giấc mộng xe ô tô Made in Việt Nam
Ông Bùi Ngọc Huyên và giấc mộng xe ô tô Made in Việt Nam.

Ô tô Vinaxuki - lịch sử hình thành, phát triển

Ô tô Vinaxuki là ô tô mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên, được sản xuất bởi người Việt. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của hãng xe này kéo dài được 4 năm, trước khi bước vào khủng hoảng và vỡ nợ như hiện tại.

Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), thành lập năm 2004, do ông Bùi Ngọc Huyên làm Tổng giám đốc. Thời kỳ đầu, Vinaxuki xây dựng nhà máy ô tô tại huyện Mê Linh (Hà Nội) với công suất 20.000 xe/năm.

Giai đoạn 2006-2009, nhà máy này tập trung sản xuất trên 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Chiến lược giai đoạn này là: nhập linh kiện về lắp ráp ô tô, sản xuất một số chủng loại thùng xe tải, không đòi hỏi công nghệ cao. Với chiến lược này, nhà máy hoạt động có lãi, sau ba năm đã thu hồi vốn, trả nợ cho các ngân hàng.

Giai đoạn từ 2010, Vinaxuki đầu tư cho dự án mới: sản xuất ô tô con, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Hơn 900 tỷ gồm cả vốn vay ngân hàng và lợi nhuận tích luỹ nhiều năm được đầu tư nhằm thực hiện nhiều công đoạn sản xuất như luyện kim, đúc phôi, sản xuất khuôn mẫu, cùng các thiết bị tự động cho dây chuyền dập, cắt plasma, cắt laser, sơn tự động bằng robot,... đồng thời xây dựng thêm nhà máy tại Thái Nguyên và Thanh Hóa.

Năm 2012, Vinaxuki cho ra mắt mẫu xe ô tô 4 chỗ VG150 tại Triển lãm Ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012 cũng là giai đoạn khủng hoảng tài chính trầm trọng, thị trường ô tô suy giảm, Vinaxuki lỗ 45 tỷ đồng và bị nợ quá hạn các ngân hàng.

Vinaxuki từng rất thành công khi nhập linh kiện về lắp ráp xe tải hạng nhẹ
Vinaxuki từng rất thành công khi nhập linh kiện về lắp ráp xe tải hạng nhẹ.

Năm 2014, cả ba nhà máy ô tô của Vinaxuki phải ngừng hoạt động, các ngân hàng liên tục tìm cách xiết nợ, thu hồi vốn. Năm 2015, Vinaxuki rao bán nhà máy ở Mê Linh để trả nợ, bán phần lớn phế liệu, phụ tùng, máy móc để duy trì lương công nhân…

Năm 2017, Chủ tịch Vinaxuki từng gửi đơn kêu cứu Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, mong được tái cơ cấu vốn, được vay vài trăm tỉ đồng vốn lưu động để sản xuất tuy nhiên không được chấp thuận.

Trong hai năm 2017 và 2018, một ngân hàng đã bán tài sản đảm bảo là một số máy móc thiết bị trừ nợ nhưng vẫn còn lại số nợ lên đến 1.315 tỷ đồng.

Giấc mơ xe hơi Việt và sự nhỡ nhàng của Vinaxuki VG Giấc mơ xe hơi Việt và sự nhỡ nhàng của Vinaxuki VG

Vinaxuki phá sản năm nào?

Ngày 21/2/2020, ngân hàng BIDV thông báo đấu giá khoản nợ gần 1.300 tỷ của Vinaxuki. Đây được coi là dấu chấm hết cho một thương hiệu ô tô Việt.

Nhà máy Vinaxuki ở Mê Linh, Vĩnh Phúc, hiện đã bán 53.000 m2 cho chủ đầu tư mới.
Nhà máy Vinaxuki ở Mê Linh, Vĩnh Phúc, hiện đã bán 53.000 m2 cho chủ đầu tư mới.

Xe Vinaxuki có tốt không? Tại sao Vinaxuki phá sản?

Thất bại của Vinaxuki dấy lên nhiều nghi vấn, trong đó, không ít người nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của xe Vinaxuki. Xe Vinaxuki có tốt không là câu hỏi mà đến giờ vẫn gây không ít tranh cãi.

Ở thời kỳ vàng son, Vinaxuki sản xuất hơn 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Theo chia sẻ của Chủ tịch Vinaxuki, ở thời kỳ này, năm thấp nhất Vinaxuki cũng lãi 90 tỷ, năm cao nhất lãi 160 tỷ. Điều này cho thấy những chiếc xe tải hạng nhẹ của Vinaxuki rất được khách hàng Việt đón nhận.

Khi đó, Vinaxuki là đối thủ cạnh tranh đáng kể so với Trường Hải và cũng là một trong số ít những công ty Việt Nam có mặt trong VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam).

Bước sang giai đoạn Vinaxuki tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hoá cho xe sản xuất, doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, Vinaxuki mang mẫu xe “đang làm dở” VG150 ra mắt tại Triển lãm Ô tô Việt Nam, với lời khẳng định từ chủ tịch Bùi Ngọc Huyên, rằng xe có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 58% với khung vỏ do người Việt làm ra. Mặc dù vậy, mẫu xe không nhận được đánh giá cao do thời điểm đó, có quá nhiều mẫu xe ngoại chào sân khách Việt. Bản thân VG150 cũng được gọi là chiếc xe "đang làm dở", do khi giới thiệu tại triển lãm, mẫu xe này chưa hoàn thiện.

nhà máy Vinaxuki hiện tại
Hình ảnh buồn trong nhà máy Vinaxuki hiện tại.

Không xoáy sâu vào chất lượng sản phẩm, Chủ tịch Vinaxuki từng chia sẻ lý do tại sao Vinaxuki phá sản trước giới truyền thông. Theo đó, Vinaxuki đầu tư nhiều nhưng lại không nhận được sự ưu đãi, hỗ trợ như các chính sách đã ban hành. Để sản xuất ô tô doanh nghiệp chỉ có thể bỏ ra 50-60% số vốn, còn lại phải vay ngân hàng. Năm 2010 ông đầu tư 900 tỷ cả vốn vay, cả lợi nhuận tích luỹ cho ước mơ sản xuất ô tô với tỉ lệ nội địa hoá cao.

Trong đó, tiền nghiên cứu phát triển, thuê chuyên gia lắp đặt, chế thử cũng chiếm 20-30% tổng chi phí. Sau khi ra sản phẩm, phải thực hiện chiến lược marketing 1-5 năm mới bán được hàng. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012 thị trường ô tô rơi vào khủng hoảng, hàng ngàn xe sản xuất ra không bán được, dẫn đến giảm giá bán.

VG150 không thể hoàn thiện và bán ra, dù đã giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Việt Nam
VG150 không thể hoàn thiện và bán ra, dù đã giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Việt Nam.

Trước 2012, các ngân hàng thương mại chỉ cho Vinaxuki vay chủ yếu vốn ngắn hạn một năm. Nếu không trả đúng, hạn phạt 150%. Khoản vay nhiều nhất là 50% tổng vốn dự án, lãi suất khi đó ở mức 17-20%/năm.

Kết cục, từ đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, Vinaxuki rơi vào thảm cảnh, trong khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô lại ổn định hơn.

Khởi công nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trên khu đất cũ của Vinaxuki Khởi công nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trên khu đất cũ của Vinaxuki
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá Hyundai Venue: Chiếc SUV nhỏ gọn nhưng đầy thực dụng

Kinh tế - Xã hội -

Đánh giá Hyundai Venue: Chiếc SUV nhỏ gọn nhưng đầy thực dụng

Hyundai Venue sở hữu thiết kế vừa mắt, động cơ mạnh mẽ cùng với hệ thống đại lý sửa chữa bảo dưỡng rộng khắp cả nước sẽ là lựa chọn hợp lí cho người thực dụng muốn một chiếc xe đủ bền bỉ và tin cậy.

Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng

Kinh tế - Xã hội -

Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng

Từ 1/1/2025, Nghị định 168 xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe bắt đầu có hiệu lực.

Giám khảo Xe Của Năm 2025 đánh giá Hyundai Santa Fe: Thiết kế đẹp hơn sẽ bán chạy hơn

Kinh tế - Xã hội -

Giám khảo Xe Của Năm 2025 đánh giá Hyundai Santa Fe: Thiết kế đẹp hơn sẽ bán chạy hơn

Theo đánh giá từ các giám khảo chương trình XE CỦA NĂM 2025, Hyundai Santa Fe 2024 là chiếc SUV 7 chỗ đáng giá, nhưng có thể cải thiện để gia tăng sức hút.

Đánh giá Porsche Panamera 2025: Khi 'êm ái' và 'cảm xúc' hòa hợp

Kinh tế - Xã hội -

Đánh giá Porsche Panamera 2025: Khi 'êm ái' và 'cảm xúc' hòa hợp

Porsche Panamera 2025 tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc sedan hạng sang, không chỉ ở thiết kế tinh tế mà còn ở cảm giác lái đậm chất thể thao.

SUV cỡ D tháng cuối năm 2024: Cạnh tranh khốc liệt giữa phân khúc

Kinh tế - Xã hội -

SUV cỡ D tháng cuối năm 2024: Cạnh tranh khốc liệt giữa phân khúc

Lượng bán tháng 11 phần nào cho thấy cục diện phân khúc SUV cỡ D năm nay, với ngôi đầu gần như chắc chắn thuộc về Ford Everest, trong khi nhóm giữa cạnh tranh quyết liệt.

[XE CỦA NĂM] VinFast VF3 dẫn đầu sau ba ngày bình chọn tại phân khúc dưới 500 triệu

Kinh tế - Xã hội -

[XE CỦA NĂM] VinFast VF3 dẫn đầu sau ba ngày bình chọn tại phân khúc dưới 500 triệu

Sau ba ngày bình chọn chương trình XE CỦA NĂM 2025, VinFast VF3 đang dẫn đầu với cách biệt rất xa tại phân khúc "Xe dưới 500 triệu đồng".

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Video

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã bảo vệ Đề án khoa học cấp Tổng Liên đoàn mang tên "Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí Lao động và Công đoàn".

Cơn sốt đội tuyển Việt Nam đã trở lại! Lao động & Công đoàn media

Cơn sốt đội tuyển Việt Nam đã trở lại!

Cả ngàn người thức trắng đêm “đặt chỗ” đợi tới sáng mở bán vé trận lượt về bán kết ASEAN Championship giữa Việt Nam và Singapore. Nhiều nước mắt và nụ cười trong dòng người xô đẩy khi vé được bán ra sáng qua.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động

Đồng chí Trương Thị Minh Dung, Chủ tịch LĐLĐ Quận 1, TP HCM chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên trong Talk Công đoàn.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Vòng tay công đoàn: Gieo mầm niềm tin, nở hoa cuộc đời Video

Vòng tay công đoàn: Gieo mầm niềm tin, nở hoa cuộc đời

Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ tư tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Đọc thêm

Toyota Vios số sàn chạy 10 năm vẫn bán 190 triệu ở Hà Nội

Kinh tế - Xã hội -

Toyota Vios số sàn chạy 10 năm vẫn bán 190 triệu ở Hà Nội

Một chiếc Toyota Vios đời 2014 đang được chủ xe rao bán với mức giá khá hấp dẫn trên sàn xe cũ Hà Nội, chỉ 190 triệu đồng.

Đánh giá Subaru Crosstrek e-Boxer: Điều gì làm nên khác biệt?

Kinh tế - Xã hội -

Đánh giá Subaru Crosstrek e-Boxer: Điều gì làm nên khác biệt?

Với cung đường cao tốc và những đồi cát đặc trưng tại Mũi Né, Subaru Crosstrek thể hiện sự linh hoạt cả trên đường trường lẫn trong điều kiện off-road đầy thử thách.

Cách Masan số hóa hạ tầng thị trường bán lẻ năm 2024

Kinh tế - Xã hội -

Cách Masan số hóa hạ tầng thị trường bán lẻ năm 2024

Dù ngành bán lẻ được đánh giá đầy tiềm năng, song hầu hết nhận định cho rằng đây là "miếng bánh không dành cho tất cả mọi người". Thị trường sẽ chứng kiến sự bứt phá của những tập đoàn quy mô lớn, có chiến lược bài bản và sở hữu những công nghệ hàng đầu.

Vĩnh Phúc: Cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư tiếp cận mô hình phát triển KCN xanh

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc: Cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư tiếp cận mô hình phát triển KCN xanh

Cùng với những cơ chế, chính sách thông thoáng, Vĩnh Phúc đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là xây dựng các chính sách đặc thù, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới, vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực

Kinh tế - Xã hội -

Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực

Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.

Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp

Kinh tế - Xã hội -

Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp

Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.

Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.

XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn

Kinh tế - Xã hội -

XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn

Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Kinh tế - Xã hội -

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.