Những ngành nghề nguy hiểm lao động nữ cần cân nhắc lựa chọn việc làm

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. Chính vì thế, lao động nữ cần tìm hiểu để lựa chọn việc làm, còn doanh nghiệp cũng nên biết để tuyển lao động cho phù hợp.
nhung nganh nghe nguy hiem lao dong nu can can nhac lua chon viec lam
Lao động nữ nên chọn công việc phù hợp năng lực, sức khỏe của mình.

Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất Danh mục 39 nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ, bao gồm: mò, vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ; xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác; khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến), khai thác phân dơi; các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch)...

Cùng với đó là các công việc như gác tàu, trong tàu trong ấu, triền đà; lái xe lửa (trừ xe lửa có chế độ vận hành tự động hóa cao, các tàu chạy trong nội đô, tuyến du lịch); các công việc phải mang vác trên 50kg; mổ tử thi, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả; nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); công việc phải ngâm nước thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 4 giờ trong 1 ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần); tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở... cũng thuộc Danh mục có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ.

Chị Nguyễn Thị Hoa từng là công nhân làm việc trong một nhà máy điện tử, thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại ảnh hưởng đến sinh sản cho biết: “Tôi từng làm cho một công ty về điện tử, mọi người đều nói khá độc hại nhất là phụ nữ chưa có gia đình. Nếu làm việc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh sản. Chính vì thế, mỗi ngày đi làm, chúng tôi đều bảo hộ cẩn thận. Khi làm ở đó được 3 năm, tôi xin nghỉ lập gia đình và chuyển sang một công ty may để làm việc. Hồi làm ở công ty điện tử lương khá cao, trợ cấp tốt nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi không dám làm thời gian quá dài”.

Ngoài ra, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất danh mục 38 nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đối với lao động nữ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đó là các công việc ở môi trường lao động bị ô nhiễm bởi điện tử trường nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động; tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư; ngâm tẩm da, muối da, bốc dỡ da sống; chế biến lông vũ trong điều kiện hở....

"Tôi nghĩ rằng phụ nữ nên chọn công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe. Chúng tôi làm việc ở công ty cả ngày cũng đủ mọi áp lực chứ không riêng gì làm việc ở môi trường độc hại mới nguy hiểm. Phụ nữ làm việc kiếm tiền, nếu có gia đình còn phải chăm sóc gia đình con cái, rồi sinh con… những việc mà người ta mặc định là phụ nữ làm. Cho nên phụ nữ hiện nay không chỉ biết kiếm tiền mà còn phải làm được việc nhà… Chính vì vậy, để bảo vệ mình, phụ nữ nên chọn công việc nhẹ nhàng, hợp lý và bảo vệ sức khỏe" - Chị Trà Giang, đang làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1, bày tỏ.

nhung nganh nghe nguy hiem lao dong nu can can nhac lua chon viec lam Hà Nội: Phát lộ con đường bốc khói khét lẹt, nghi là chất thải nguy hại

Hàng nghìn mét khối đất và phế thải xây dựng được đổ cắt ngang cánh đồng lúa vẫn đang canh tác tại thôn Hải Bối, ...

nhung nganh nghe nguy hiem lao dong nu can can nhac lua chon viec lam Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 4/3

Tính đến 7h sáng nay, ngày 4/3, 80 quốc gia/vùng lãnh thổ có bệnh nhân dương tính với Covid-19. Tình hình COVID-19 ở Italia diễn biến ...

nhung nganh nghe nguy hiem lao dong nu can can nhac lua chon viec lam Hải Dương: Khó hiểu chuyện gấp rút luân chuyển giáo viên tại Thành phố Hải Dương

Không dạy thêm, học thêm. Không tổ chức, tham gia thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi. Đó là toàn cảnh của giáo dục tại ...

Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi người lao động. Đó là chìa khóa để nâng cao năng lực, thích ứng với công nghệ mới và khẳng định giá trị bản thân trong kỷ nguyên hội nhập.
Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân năm nay mang một thông điệp đặc biệt sâu sắc: “Giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Đây là lời hiệu triệu mạnh mẽ, thôi thúc mỗi người lao động nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm và hành động một cách chủ động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổng số quốc gia” đã xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia; đưa nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để làm được điều này, việc phát huy vai trò nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của đội ngũ công nhân lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Trong những ngày đầu năm mới, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu đầy cảm hứng, lay động từng trái tim người Việt Nam. Không chỉ là một định hướng chính trị, bài viết ấy là lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc: rằng mỗi người dân – dù là trí thức hay người lao động phổ thông – đều có thể trở thành người làm chủ vận mệnh, nếu không ngừng học tập, không ngừng vươn lên.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.