Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Đời sống - Phương Mai

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

Xu thế chung của lao động trẻ

Khảo sát của Anphabe (một công ty tư vấn về các giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc tại Việt Nam) cho biết, 62% các bạn trẻ gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) ở Việt Nam nhảy việc ngay trong năm làm việc đầu tiên, nhiều bạn thậm chí còn nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường.

Một số chuyên gia về lao động cho rằng, sinh viên sau khi ra trường cần khoảng 1 năm để làm quen, tìm hiểu công việc. Năm thứ hai, mới có thể đảm nhận tốt công việc, học hỏi, trải nghiệm và năm thứ ba trở đi mới có thể đóng góp đáng kể. Do vậy, nếu chỉ mới gắn bó ở khoảng thời gian ngắn, người sử dụng lao động cũng chưa có đủ đánh giá để định hướng việc làm và hướng phát triển cho nhân sự trẻ.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Người trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm từ các nền tảng trực tuyến với mô tả và mức lương cụ thể, hấp dẫn. Ảnh: PM

Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2020, nhưng đến nay, chỉ sau 4 năm, bạn Trần Thị Hạnh (Vĩnh Phúc) đã có đến 6 lần thay đổi nơi làm việc. Dù đã từng cộng tác với một cơ quan báo chí từ khi còn là sinh viên năm 3, nhưng đến khi ra trường, Hạnh vẫn chọn thử sức ở môi trường khác trẻ trung và nhiều cơ hội phát triển hơn.

“Tuy nhiên tôi đã bị “vỡ mộng” khi công việc quá áp lực và lãnh đạo không tâm lý. Tôi thường xuyên phải làm thêm giờ, nhiều phần việc mà vốn chưa từng được học hay biết qua. Sau đó tôi có chuyển sang một cơ quan khác, rồi thử sức ở lĩnh vực truyền thông, thậm chí về quê làm. Đến hiện tại, tôi đang tiếp tục công việc theo đúng ngành học và đam mê của mình ở Hà Nội, nhưng vẫn thấy khá bấp bênh”, Hạnh chia sẻ.

Bên cạnh đó, xu hướng không thích “an phận” cũng là một trong những lý do khiến nhiều người trẻ muốn nhảy việc.

Tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, chuyên ngành Kiểm toán, Đỗ Thị Ngoan (Phủ Lý, Hà Nam) được nhận vào làm tại một doanh nghiệp “có tiếng” theo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, sau khi làm việc được 2 năm, Ngoan vẫn quyết định nghỉ việc và thi vào một doanh nghiệp khác.

Theo Đỗ Ngoan, cơ hội việc làm cho chuyên ngành của cô không thiếu, hơn nữa bản thân cũng có nhiều năm kinh nghiệm. Do vậy, nếu tìm được một nơi làm việc đúng với nhu cầu, phù hợp tâm lý, lại có mức thu nhập hấp dẫn hơn, Ngoan sẽ chọn đây là “bến đỗ” cuối cùng để gắn bó.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội), có thể đưa ra một số nguyên nhân về hiện tượng nhiều người trẻ thích “nhảy việc” ngày nay:

Thứ nhất, lao động trẻ thường mong muốn tìm kiếm những cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân và sự nghiệp. Khi họ cảm thấy công việc hiện tại không còn mang lại cơ hội học hỏi mới, họ có xu hướng chuyển sang công việc khác.

Thứ hai, trong thời đại công nghệ số, nhu cầu công việc thay đổi nhanh chóng. Những ngành nghề mới liên tục xuất hiện, và các kỹ năng cần thiết cũng liên tục thay đổi. Điều này khiến lao động trẻ linh hoạt hơn và dễ dàng chuyển đổi việc làm để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

Thứ ba, thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z hiện nay, thường có kỳ vọng cao về môi trường làm việc. Họ muốn có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, môi trường làm việc tích cực và sự tôn trọng từ phía cấp trên. Nếu công ty không đáp ứng được kỳ vọng này, họ có thể dễ dàng chuyển đổi sang một môi trường làm việc khác phù hợp với bản thân.

Thứ tư, lao động trẻ thường có động lực tìm kiếm các cơ hội tốt hơn về mặt tài chính và phúc lợi. Nếu họ thấy công việc mới có mức lương cao hơn hoặc phúc lợi tốt hơn, họ có xu hướng chuyển đổi.

Thứ năm, so với thế hệ trước, lao động trẻ ít có xu hướng chấp nhận làm lâu dài trong một môi trường công việc không phù hợp. Họ sẵn sàng thay đổi nếu cảm thấy không hài lòng, vì họ có nhiều lựa chọn hơn trên thị trường.

Thứ sáu, nhiều lao động trẻ có xu hướng theo đuổi khởi nghiệp hoặc làm các công việc tự do (freelance) thay vì theo đuổi sự nghiệp trong một tổ chức cố định. Điều này dẫn đến việc họ có thể thay đổi liên tục giữa các công việc khác nhau để khám phá và thử nghiệm.

“Thực tế, việc thay đổi chỗ làm vừa có ưu điểm và hạn chế. Lao động trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm đa dạng sau mỗi lần chuyển việc, mở rộng mối quan hệ, tăng khả năng thích nghi và cơ hội thăng tiến, cũng như cải thiện thu nhập. Song, điều này cũng khiến người lao động thiếu sự ổn định, khó khăn trong phát triển chuyên sâu, khó thăng tiến dài hạn và có thể trở nên thiếu uy tín trong mắt nhà tuyển dụng”, ông Thành nhấn mạnh.

Tỷ lệ thiếu việc làm tăng, lao động trẻ cần hiểu rõ chính mình

Theo Tổng cục Thống kê, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý II/2024 là 948 nghìn người, tăng 15 nghìn người so với quý trước và tăng 7,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý II/2024 là 2,06%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và không đổi so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2024 là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, tăng 0,65 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,87%, tăng 0,4 điểm phần trăm.

So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Các phiên tư vấn, giới thiệu việc làm thu hút nhiều người trẻ quan tâm.

Chị Tạ Ngọc Hân, một người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, cho biết: “Mức lương và môi trường làm việc thường là hai yếu tố được các ứng viên quan tâm nhất. Nhiều bạn trẻ vì “cái tôi” quá lớn, hoặc khả năng không chịu được áp lực khi bị phê bình hay nhận khối lượng công việc lớn hơn đã từng làm, nên cũng dễ dàng bỏ cuộc. Các bạn có lợi thế về sức trẻ, nhanh nhạy với công nghệ và khả năng sáng tạo, nhưng chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ”.

Bên cạnh đó, cũng có một số rào cản nếu các bạn trẻ “nhảy việc” nhiều lần. Chẳng hạn, một CV (phiếu thông tin và quá trình làm việc của bản thân) liệt kê quá nhiều nơi làm việc, thời gian gắn bó không dài sẽ khiến nhà tuyển dụng e ngại về mức độ bạn gắn bó với công ty. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lâu năm tại một lĩnh vực cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn. “Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trích ra một khoản chi phí để đào tạo về văn hóa, chuyên môn cho nhân viên mới, vì thế nếu bạn không cho thấy sự cam kết đồng hành, sẽ rất dễ bị loại”, chị Hân nhận định.

Ông Vũ Quang Thành đã đưa ra một số lời khuyên giúp lao động trẻ có thể tận dụng lợi thế và tránh những rủi ro có thể gặp phải khi chuyển việc thường xuyên:

Thứ nhất, xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Trước khi chuyển việc, lao động trẻ cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Các bạn nên suy nghĩ xem liệu công việc mới có phù hợp với mục tiêu dài hạn hay chỉ là một bước đi tạm thời. Bên cạnh đó, người lao động trẻ cũng cần tránh việc thay đổi công việc chỉ vì cảm xúc nhất thời hoặc áp lực ngắn hạn. Lao động trẻ cần cân nhắc cẩn thận về tác động của việc chuyển đổi này đối với sự nghiệp.

Thứ hai, phát triển kỹ năng chuyên môn sâu: Mặc dù tích lũy kinh nghiệm đa dạng là quan trọng, nhưng lao động trẻ cũng nên phát triển kỹ năng chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Điều này giúp các bạn trở nên chuyên nghiệp và có lợi thế cạnh tranh khi tìm việc mới. Ngay cả khi chuyển việc, hãy đảm bảo rằng bạn không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Tham gia các khóa học, đọc sách, hoặc tham gia hội thảo để giữ cho kỹ năng của mình luôn mới mẻ và giá trị.

Thứ ba, xây dựng mối quan hệ dài hạn: Lao động trẻ nên xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, quản lý cũ và các đối tác trong suốt quá trình làm việc. Những mối quan hệ này có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai và giúp bạn có một nguồn hỗ trợ khi cần thiết. Dù đã rời khỏi công ty, lao động trẻ nên duy trì sự chuyên nghiệp và có thiện chí với công ty cũ. Điều này giúp giữ vững danh tiếng và có thể có những cơ hội quay lại làm việc hoặc nhận được sự giới thiệu từ cấp trên cũ.

Thứ tư, xem xét kỹ trước khi chuyển việc: Trước khi chuyển sang công việc mới, lao động trẻ nên xem xét không chỉ mức lương mà còn cả môi trường làm việc, văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến và sự ổn định. Một công việc tốt không chỉ là mức lương cao mà còn là sự hài lòng lâu dài. Hãy đảm bảo rằng bạn đã ở lại công ty đủ lâu để học hỏi, đóng góp và hoàn thành trách nhiệm trước khi chuyển việc. Điều này giúp bạn xây dựng hồ sơ công việc tốt và thể hiện sự chuyên nghiệp.

Thứ năm, duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Lao động trẻ nên tránh chuyển việc khi đối mặt với các áp lực công việc. Đôi khi căng thẳng hoặc bất mãn trong công việc có thể chỉ là tạm thời. Lao động trẻ nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết thay vì ngay lập tức chuyển việc. Việc này giúp tránh những quyết định thiếu cân nhắc. Ngoài công việc, lao động trẻ cũng cần tập trung vào sự phát triển cá nhân, duy trì các sở thích, hoạt động xã hội và chăm sóc sức khỏe tinh thần. Điều này giúp họ duy trì năng lượng tích cực khi đối diện với thách thức công việc.

Thứ sáu, xây dựng sự ổn định tài chính: Khi chuyển việc nhiều, việc duy trì một nền tảng tài chính vững chắc là rất quan trọng. Lao động trẻ nên có kế hoạch tiết kiệm và đầu tư thông minh để không bị rơi vào tình huống khó khăn tài chính khi mất việc hoặc chờ công việc mới.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng ...

Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động

Phiên giao dịch việc làm dưới hình thức Festival tuyển dụng do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp cùng Trường Đại ...

Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ

Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Đời sống -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Đời sống -

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Đời sống -

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Đời sống -

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo" Cà phê tối

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.

Cháy một ngôi chùa Cà phê tối

Cháy một ngôi chùa

Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động chăm lo hiệu quả cho đoàn viên, người lao động; đặc biệt là lao động nữ.

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Đời sống -

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Đời sống -

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Đời sống -

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Đời sống -

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?

Hoa đá Thiên Tân

Đời sống -

Hoa đá Thiên Tân

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Đời sống -

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Đời sống -

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Đời sống -

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Người lao động -

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Người lao động -

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.