Khi công nhân sợ về quê ăn Tết

Anh B. nhẩm tính nếu đi xe máy từ Bình Dương về Cà Mau chỉ tốn chừng hai trăm nghìn tiền xăng. Nhưng về quê ăn Tết mà chỉ phải lo tiền xăng thì anh đã không ở lại nhà trọ...
Nhớ cái Tết Sum vầy đầu tiên

Anh B. (SN 1984, nhân vật xin được giấu tên) quê ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Từ lâu, vùng đất này được xem là nơi “đất lành chim đậu”, người dân nơi đây dù nghèo nhưng không bao giờ đói bởi đất đai màu mỡ, trù phú, ruộng đồng bạt ngàn, sông nước cũng đầy ắp cá tôm…

Một thời, người dân quê chỉ cần ra ngõ trước vườn sau là có cái ăn. Nhưng cuộc sống không chỉ có ăn là đủ.

Với lực lượng lao động phần lớn là nông nhàn, lại thêm mấy năm gần đây thiên tai, biến đổi khí hậu... đã dần làm đất đai kiệt quệ, không thể canh tác hoặc canh tác kém hiệu quả. Một làn sóng di cư ồ ạt với 1,3 triệu cư dân đồng bằng rời bỏ quê lên các thành phố lớn làm công nhân trong 10 năm qua.

Khi công nhân sợ về quê ăn Tết
Nữ công nhân Nguyễn Thị Linh đón tết ở nhà trọ. Ảnh: P.V

Tám năm trước, anh B. một mình với chiếc xe máy quyết định lên Bình Dương lập nghiệp. Anh xin vào làm tại một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ và nội thất. Sức khỏe cường tráng cùng sự cần mẫn khi làm việc đã giúp anh có nguồn thu nhập ổn định hơn 15 triệu đồng mỗi tháng. Dịp Tết hằng năm, anh B. đều phấn khởi về quê.

Nhưng 4 năm nay, anh B. không về quê ăn Tết nữa. Lấy lý do công ty tăng ca, anh gửi chút tiền về cho gia đình sắm Tết rồi ở lại phòng trọ. Anh nói: “Nhớ dữ lắm, nhớ bông mai vàng trước ngõ, nhớ con đường đất dẫn ra ao, nhưng về thì mệt lắm, biết bao thứ tốn kém”.

Rồi anh kể: “Có năm hai vợ chồng tui làm việc cật lực và dư ra được 20 triệu đồng. Năm đó, tụi tui về quê xôm tụ lắm, mua đủ quà cáp cho cô dì chú bác nội ngoại, rồi phụ gia đình mua bánh mứt, bia rượu, mồi ngon… để sẵn trong nhà tiếp khách. Tết mà không có mấy thứ đó thì coi không được. Ngày Xuân ghé chơi, chúc tết bà con chòm xóm, gặp mấy đứa nhỏ phải móc hầu bao lì xì… Ban đầu cứ nghĩ đó là mấy chuyện lặt vặt, tới khi xem lại thì “bay” hết gần 15 triệu đồng. Vậy là tiền dành dụm cả năm của cả hai vợ chồng đã “bốc hơi” gần hết chỉ sau một chuyến về quê ăn Tết”.

Khi công nhân sợ về quê ăn Tết

Mặc dù không được sum họp bên gia đình nhưng công nhân ở TP. Dĩ An vẫn cảm thấy ấm lòng khi được Công đoàn tổ chức bữa cơm gắn kết. Ảnh: CĐCC

Năm nay chị Nguyễn Thị Linh (quê Bạc Liêu), công nhân một công ty giấy ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP. HCM, cũng quyết định đón Tết trong phòng trọ.

Chị chia sẻ, sau một năm kinh tế khó khăn, cuộc sống công nhân như chị dù rất vất vả nhưng chưa đến nỗi túng quẫn. Cuối năm, ngồi tính lại cũng dư vài ba triệu đồng. Nhiều lần muốn về quê nhưng sau cùng chị đã từ bỏ ý định. Chị sợ nhất cảnh phải mua quà cáp để có chút gọi là, và hơn nữa là khoản lì xì cho mấy đứa cháu nhỏ trong nhà.

“Ngày Xuân, con cháu mình qua nhà hàng xóm chơi được người ta lì xì. Tới khi con cháu nhà người ta qua nhà mình, thì mình phải lì xì ngược lại cho có lễ có nghĩa. Có năm, mẹ em hết tiền, kêu mấy đứa nhỏ đưa lại bao lì xì để thu hồi vốn. Tụi nhỏ khóc mướt nhìn mà thấy thương. Nói vui vậy chớ ai lại đi lấy lại bao lì xì của trẻ nhỏ”.

Chị Linh cho biết, sau Tết, công nhân chỉ có “tiền ra” chứ không có “tiền vô” nên nếu không tính toán thì sẽ rất khó khăn khi quay trở lại nhà máy làm việc. Do đó, chị Linh đành viện một một lý do để không về Tết.

“Vài người bạn xa quê giống như em cũng nói rằng: Thà chấp nhận không về quê ăn Tết chứ không để bố mẹ bị lời ra tiếng vào vì không có quà. Ngày Tết mà được sum họp bên gia đình thì vui lắm, nhưng cũng mệt mỏi và tốn kém lắm", chị chia sẻ.

Anh B., chị Linh là một trong số nhiều công nhân bị ảnh hưởng bởi công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định sau một năm doanh nghiệp lao đao vì thiếu đơn hàng. Họ quyết định ở lại nhà trọ, ăn Tết xa quê. Dù buồn nhưng phương án này giảm bớt chi phí đi lại, để qua năm mới có tiền trang trải, cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Khi công nhân sợ về quê ăn Tết

Công đoàn tỉnh Bình Dương tiễn đưa người lao động về quê ăn tết trên “chuyến xe xuân nghĩa tình”. Ảnh: H.T.

Như tại Công ty TNHH Giày An Thịnh, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, tỉnh Bình Dương có khoảng 260/900 công nhân ở lại ăn Tết trong các khu nhà trọ.

Theo LĐLĐ tỉnh Bình Dương, để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động khó khăn, tổ chức Công đoàn các cấp dành nguồn kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính quyền cùng các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ cũng hỗ trợ thêm 300 tỷ đồng để cùng công đoàn chăm lo cho người lao động và người dân khó khăn dịp Tết.

Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương thông tin: Đến nay Công đoàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Bên cạnh chuyến bay "0 đồng" đưa người lao động quê ở miền Bắc về nhà ăn Tết, đơn vị cũng tổ chức “chuyến xe Xuân nghĩa tình”, chuyến tàu "0 đồng".

Tổ chức Công đoàn tỉnh Bình Dương cũng tổ chức nhiều hoạt động để công nhân dù đón Tết xa quê nhưng vẫn luôn ấm áp, đủ đầy. Nhiều công đoàn cơ sở cũng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tiệc tất niên, các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí dành cho công nhân lao động.

Ngày 7/2/2024, đồng chí Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết và tặng quà một số đơn vị và người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tại các nơi đến, đồng chí Phan Văn Mãi thăm hỏi, chia sẻ, nắm bắt tình hình của công nhân và gia đình khi đón Tết xa quê. Lãnh đạo TP. HCM gửi lời cảm ơn người dân từ mọi miền đất nước đã đến TP. HCM làm việc, đóng góp sức lao động để chung tay xây dựng thành phố phát triển như ngày hôm nay…

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như ...

Muôn nỗi lo Tết của người lao động Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà ...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết công nhân tỉnh Bắc Giang Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết công nhân tỉnh Bắc Giang

Công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vui mừng đón nhận lời động viên, thăm hỏi và những suất quà Tết của Chủ tịch Quốc ...

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người, nhưng để có được dòng nước sạch luôn chảy, mỗi giọt nước đều cần sự nỗ lực, cống hiến không ngừng của những người làm nghề cấp thoát nước. Một trong những người thầm lặng nhưng quan trọng ấy là Huỳnh Tấn Văn Tuyến, công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ…
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được xem là giá trị cốt lõi. Và tổ chức Công đoàn giữ vai trò thiết yếu là đại diện quyền lợi, giám sát việc thực thi và thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn.
Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Xuất phát từ một người thợ lò bình dị, anh Nguyễn Quốc Dần (Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV) đã vươn lên trở thành một đảng viên tiêu biểu, một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và khát vọng cống hiến. Nhưng điều làm nên sức lan tỏa mạnh mẽ của anh không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là tinh thần dìu dắt, truyền lửa đam mê và kiến thức cho thế hệ công nhân kế cận.
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Tại một huyện ngoại thành ở TP. HCM như Củ Chi – nơi các trạm biến áp trải dài khắp các tuyến lộ nông thôn, việc đảm bảo điện ổn định cho dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất là một bài toán không hề đơn giản. Nhưng ở đó, có một người kỹ sư không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, để mỗi dòng điện không bị gián đoạn – kể cả khi… đang bảo trì.