Khi công đoàn cơ sở sẻ chia khó khăn với lao động nữ

Tăng ca để tăng thêm thu nhập, nhiều lao động nữ khó khăn khi phải lựa chọn cân bằng giữa công việc và gia đình. Chính vì vậy, nhiều công đoàn cơ sở đã thấu hiểu và chú trọng nhiều hơn trong việc bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ.

Xây dựng trường mầm non để hỗ trợ cho con em công nhân

Thực tế cho thấy, không ít gia đình nhiều lao động nữ phải lựa chọn cách gửi con ở quê với ông bà để hai vợ chồng có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm ở các thành phố lớn. Nhiều công nhân phải sống xa nhà, ngoài việc chỗ ăn ở không ổn định, họ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như mất việc làm, thu nhập bấp bênh.

Theo ThS. Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn, trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có vai trò rất quan trọng trong xây dựng thị trường lao động, việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em là con công nhân, nhất là con công nhân làm việc tại các khu công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan mà một bộ phận trẻ em là con công nhân không nhận được sự quan tâm giáo dục cần thiết từ cha mẹ, việc giáo dục con cái vô tình “phó mặc” cho nhà trường và xã hội. Vấn đề này đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Các con sẽ lớn lên và phát triển như thế nào trong tương lai?

Khi công đoàn cơ sở sẻ chia khó khăn với lao động nữ

Trường Mầm non cho con em công nhân giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến khi tăng ca. Ảnh: Tổng công ty May 10

Nắm được tâm tư của nhiều công nhân nữ mà nhiều công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp đã có những giải pháp hỗ trợ con em công nhân bằng cách xây dựng các trường mầm non ngay tại khuôn viên làm việc để tiện cho việc công nhân đưa đón con đi học, yên tâm làm việc.

Trường Mầm non May 10, thuộc Tổng công ty May 10 (Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội). Từ những ngày đầu thành lập cho đến hiện tại, Trường Mầm non May 10 với gánh vác trên vai sứ mệnh vô cùng giản dị nhưng hết sức cao cả đó là giúp chăm sóc, nuôi dạy các cháu nhỏ là con cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Công ty để bố mẹ yên tâm lao động, công tác.

Ngôi trường này mang nhiều ưu thế so với các trường trong khu vực lân cận và trở thành điểm gửi gắm tin cậy cho rất nhiều gia đình công nhân là nhận trông giữ trẻ cả thứ 7 và các tháng hè mà không hề tăng thu học phí. Điều này giúp cho bố mẹ không bị xáo trộn công tác khi phải bố trí người trông con trong các dịp này. Trường còn bố trí giáo viên đón trẻ sớm hơn (trước 7 giờ sáng), trả trẻ muộn hơn (sau 6 giờ chiều) và cũng không hề có phụ thu, thuận lợi cho phụ huynh là công nhân gấp gáp về giờ làm ca kíp.

Hơn nữa, Trường còn nhận trông các cháu từ 6 tháng tuổi trở lên, trong khi hầu hết các trường khác chỉ nhận trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ sự thấu hiểu, cảm thông đối với những trở ngại của phần đông lao động nữ khi phải quay trở lại làm việc sau thời kì nghỉ thai sản.

Với mục tiêu hoạt động chính là giúp đỡ, chăm lo cho con em người lao động (NLĐ) nên con của các công nhân nữ gửi tại đây còn được Tổng công ty May 10 hỗ trợ học phí, giúp cho gia đình NLĐ giảm bớt được gánh nặng về cuộc sống.

“Siêu thị Công đoàn” giúp cho lao động nữ tiết kiệm được chi phí

Với nhiều lao động nữ tại các doanh nghiệp sản xuất hay trong các khu công nghiệp, sau giờ tan ca, công nhân lao động không có thời gian đến các chợ để mua sắm những vật dụng cần thiết, nhu yếu phẩm để phục vụ nhu cầu hằng ngày. Hơn nữa, việc cân đối ngân sách thu chi cũng là vấn đề lớn đối với NLĐ, nhất là lao động nhập cư khi gánh nặng về tiền nhà, tiền ăn, tiền gửi con ở mức cao.

Chính vì vậy, nhiều công đoàn cơ sở đã đề xuất xây dựng mô hình “Siêu thị Công đoàn” tại công ty, nhằm đáp ứng những mặt hàng thiết yếu cho đoàn viên công đoàn, NLĐ với mức giá thấp hơn thị trường. Với những công nhân xa quê, điều này có ý nghĩa quan trọng, giúp công nhân giảm bớt được một phần áp lực.

Người lao động tiết kiệm được chi phí trong bối cảnh giá hàng hoá tăng cao.

Lao động nữ tiết kiệm được nhiều chi phí trong bối cảnh giá hàng hoá tăng cao khi mua hàng tại các "Siêu thị Công đoàn". Ảnh: laodong.vn

"Mua hàng hóa ở "Siêu thị Công đoàn" thì tiện lợi hơn. Hàng hóa ở đây đủ cả, không thiếu thứ gì so với bên ngoài, lại tranh thủ được thời gian.

Ưu điểm là giá cả ở đây rẻ hơn so với tạp hóa ở bên ngoài. Mua đồ tại đây giúp tôi tiết kiệm được một phần chi phí trong bối cảnh giá cả hàng hoá tăng cao” – một nữ công nhân Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam chia sẻ khi mua hàng ở "Siêu thị Công đoàn".

“Hiệu quả của siêu thị mang lại là giúp NLĐ mua được hàng hóa thuận tiện, rẻ và tiết kiệm hơn. Thông qua mô hình này nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công đoàn với NLĐ. Giúp đoàn viên có điều kiện đảm bảo phúc lợi tốt hơn, tạo sự gắn bó, tin tưởng giữa đoàn viên với tổ chức Công đoàn, Công ty”. Đồng chí Phạm Thị Tuyết Nhung – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam chia sẻ.

"Siêu thị Công đoàn" ra đời ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ công nhân lao động giải quyết phần nào khó khăn trong đời sống. Mô hình này phục vụ thiết thực cho công nhân lao động, góp phần giải phóng nhiều sức lực cho lao động, nhất là lao động nữ, họ không mất nhiều thời giờ cho việc chợ búa mà vẫn mua được hàng tiêu dùng với giá ưu đãi.

Bộ luật Lao động năm 2019 đã có những quy định riêng đối với lao động nữ và bình đẳng nữ giới như sau:

Điều 135. Chính sách của Nhà nước

1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 136. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Giải pháp phòng, hành vi chống quấy rối tình dục đối với lao động nữ Giải pháp phòng, hành vi chống quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng là vấn nạn của mỗi quốc gia. Nó đang diễn ...

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Năm 2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Những bất cập khi lao động nữ tăng ca thường xuyên Những bất cập khi lao động nữ tăng ca thường xuyên

Tăng ca thường xuyên khiến hầu hết lao động nữ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, gây ra ...

Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Khi bộ máy hành chính tinh gọn, khi những thay đổi về tổ chức là điều tất yếu của sự phát triển, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải đối diện với thực tế rằng công việc quen thuộc của họ có thể không còn nữa. Không ít người đã cống hiến cả chục năm cho cơ quan nhà nước, nay phải đối mặt với câu hỏi lớn: Tiếp tục con đường nào khi đã rời khỏi hệ thống hành chính công?
Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp cho nhiều người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui sở hữu “mái ấm” mơ ước, người mua, thuê nhà ở xã hội cũng cần nắm rõ những quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm để đảm bảo cuộc sống ổn định và lâu dài.
7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.