Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Nhiều nhà ở xã hội mở bán sau Tết

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, quy định diện tích theo từng loại nhà cụ thể.

Hiện nay, hình thức phân loại nhà ở xã hội bao gồm:

Nhà ở xã hội là nhà chung cư: Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn.

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm diện tích, nhưng không quá 77m2 và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng: Diện tích nhà ở không quá 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025
Một góc khu nhà ở xã hội Đặng Xá (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Huy.

11 đối tượng được mua nhà ở xã hội

Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định, hiện nay có 11 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể gồm có:

(1) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

(5) Công nhân, người lao động đang làm tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

(6) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hoặc các công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(7) Cán bộ, công chức, viên chức.

(8) Những người đã từng phải trả lại nhà ở công vụ do:

- Không còn đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội

- Chuyển đi nơi khác.

- Không thuộc trường hợp bị thu hồi do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở.

(9) Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

(10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(11) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Như vậy, Điều 76 Luật Nhà ở 2023 đã sửa đổi và bổ sung 2 nhóm đối tượng (số 10, 11) được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Điều kiện để mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo Điều 78 Luật Nhà ở 2023, Điều 29 và Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP thì điều kiện mua nhà ở xã hội 2025 cần đáp ứng như sau:

Đối tượng (1), từ (4) đến (10) mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về nhà ở

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó.

- Chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội.

- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó.

- Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Trường hợp thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ (theo quy định tại Điều 45, Luật Nhà ở) thì phải không đang ở nhà ở công vụ.

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Luật sư Bùi Văn Trường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc Luật Nhà ở 2023 mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội lên 11 nhóm là một bước tiến đáng ghi nhận, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến vấn đề an sinh xã hội và giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.

Đặc biệt, việc bổ sung đối tượng là học sinh, sinh viên và doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu công nghiệp sẽ góp phần thu hút nguồn nhân lực trẻ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các khu công nghiệp. Điều quan trọng nhất là phải chứng minh được mình thuộc đối tượng được hưởng chính sách và đáp ứng các điều kiện về thu nhập, nhà ở, và cư trú theo quy định của pháp luật.

Chẳng hạn, đối với hộ nghèo, cận nghèo, cần có giấy chứng nhận hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với công nhân, người lao động, cần có hợp đồng lao động, xác nhận của doanh nghiệp về tình trạng làm việc và thu nhập. Đối với học sinh, sinh viên, cần có giấy xác nhận của nhà trường.

2. Điều kiện về thu nhập

Điều kiện về thu nhập để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cũng là một trong những điểm mới về mua nhà ở xã hội 2025 mà công nhân, người lao động cần biết.

(i) Đối với đối tượng (5), (6), (8):

- Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

- Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

Chú ý: Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

(ii) Đối với đối tượng (5) không có hợp đồng lao động:

- Nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng.

- Nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng.

Chú ý: Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 1 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025
Khuôn viên một khu chung cư NƠXH tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thái Phương.

(iii) Đối với đối tượng (2), (3), (4): Phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.

(iv) Đối với đối tượng (7): Áp dụng điều kiện thu nhập như sau:

- Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá tổng thu nhập của sỹ quan có cấp bậc hàm Đại tá (gồm lương cơ bản và phụ cấp theo quy định) được cơ quan, đơn vị nơi công tác, quản lý xác nhận.

- Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật:

+ Người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó đều thuộc đối tượng (7) thì có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 2,0 lần tổng thu nhập của sĩ quan có cấp bậc hàm Đại tá (gồm lương cơ bản và phụ cấp theo quy định) được cơ quan, đơn vị nơi công tác, quản lý xác nhận;

+ Vợ (chồng) của người đứng đơn không thuộc đối tượng (7) có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 1,5 lần tổng thu nhập của sỹ quan có cấp bậc hàm Đại tá (gồm lương cơ bản và phụ cấp theo quy định) được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

Trường hợp vợ (chồng) của người đứng đơn không có Hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác nhận điều kiện về thu nhập.

Chú ý: Thời gian xác nhận điều kiện về thu nhập trong 1 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà ở xã hội về bản chất, là một chính sách nhân văn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều bất cập. Mặc dù giá bán thấp hơn so với nhà ở thương mại, nhưng đối với những người có thu nhập thấp, việc tích lũy đủ tiền để mua nhà vẫn là một thách thức lớn. Hơn nữa, số lượng dự án nhà ở xã hội còn quá ít so với nhu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và không ít trường hợp người dân phải "chạy vạy" để có được một suất mua.

Để mua được nhà ở xã hội, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cần có cái nhìn thực tế về những ưu và nhược điểm của nhà ở xã hội để đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Video: Đồng chí Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam chia sẻ về nhu cầu nhà ở xã hội dành cho công nhân.

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Cuộc trò chuyện giữa MC Mai An và Lão Hạc - nhân vật trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao về vấn ...

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ “Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ

Tôi gặp Tây trong một buổi trưa cuối năm. Dãy trọ công nhân im lìm, xác xơ giữa những ngày cuối đông.

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.