Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp
Người lao động
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do:

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.

Tuy nhiên, những người lao động (NLĐ) này lại phải đối mặt với nhiều thách thức: điều kiện làm việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, thiếu bảo vệ pháp lý và an sinh xã hội. Trong môi trường như vậy, họ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực – từ khách hàng, chủ lao động, thậm chí từ chính đồng nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp
PGS.TS Trần Thành Nam.

Lao động yếu thế: Thiếu tiếng nói, sự đoàn kết và am hiểu pháp luật

Hình ảnh những NLĐ giản đơn làm việc vất vả nhưng vẫn chật vật kiếm sống không còn xa lạ. Bộ phim Upstream (Ngược dòng cuộc đời) gây sốt trong thời gian qua cũng đã phản ánh thực trạng xã hội của những NLĐ giản đơn, làm việc chăm chỉ, căng thẳng và mệt mỏi nhưng chỉ có được thu nhập thấp, nhiều lúc không đủ để đảm bảo cuộc sống. Họ yếu thế, thiếu tiếng nói, thiếu sự am hiểu về pháp luật, thiếu cả sự đoàn kết với nhau và khả năng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong bối cảnh chính sách pháp luật hiện nay chưa bao phủ đầy đủ đối tượng lao động tự do, khiến họ dễ bị lạm dụng: bị ép làm thêm giờ không lương, làm việc trong môi trường nguy hiểm mà không có bảo hiểm; bị áp đặt các điều kiện bất lợi như khấu trừ lương, phạt vô lý, không được tăng lương đúng quy định; Không có tổ chức đại diện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi.

Vì sợ mất việc, nhiều lao động tự do chấp nhận nhẫn nhịn, không dám phản kháng khi bị đối xử bất công. Họ cũng dễ bị cô lập vì thời gian làm việc quá tải, không có đồng nghiệp hỗ trợ. Những đặc điểm tâm lý này khiến họ càng trở nên dễ tổn thương và dễ trở thành nạn nhân của bạo lực.

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp
Nhân viên giao hàng là nghề phổ biến trong xã hội hiện đại (Ảnh: AI).

Công việc chân tay quá tải đang bào mòn sức khỏe và tinh thần làm họ không còn đủ thời gian suy nghĩ đến việc cân nhắc đúng sai hay đấu tranh lại như thế nào. Họ dần trở thành những người bất lực và cam chịu. Chính những đặc điểm tâm lý này càng làm gia tăng sự bất công và họ tiếp tục trở thành nạn nhân của bạo hành và bắt nạt…

Tổn thương tinh thần và những hệ quả tâm lý nghiêm trọng

Trong môi trường làm việc khắc nghiệt, lao động yếu thế thường chọn cách im lặng khi bị bạo lực. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tư tưởng “khách hàng luôn đúng”, khiến họ tự đổ lỗi cho bản thân khi gặp sự cố.

Tuy nhiên, việc im lặng không làm giảm bớt bạo lực mà còn gây ra những hệ quả tâm lý nghiêm trọng:

Căng thẳng, trầm cảm, mất niềm tin vào xã hội:Họ dần tin rằng xã hội không công bằng, người nghèo luôn chịu thiệt thòi, dẫn đến tâm lý thu mình, mất động lực làm việc.

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD): Nhiều người có thể bị ám ảnh, hồi tưởng về những trải nghiệm bạo lực, sợ hãi và mất khả năng thích nghi với công việc.

Hành vi tiêu cực: Một số cá nhân chịu đựng sự ấm ức từ bạo lực có thể chuyển sang hành vi tiêu cực như: lạm dụng chất kích thích để giải tỏa căng thẳng; phản ứng thiếu thân thiện với khách hàng hoặc trả thù ngầm bằng cách làm hỏng, làm bẩn món hàng của khách; bóc phốt hạ uy tín khách hàng trên mạng xã hội. Hành động này lại càng làm gia tăng ác cảm của những người có khuynh hướng hung hăng bạo lực với những NLĐ giản đơn như shipper.

Tất cả những hệ quả này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NLĐ mà còn tác động đến chất lượng dịch vụ, mối quan hệ giữa khách hàng và người lao động, tạo ra một vòng lặp tiêu cực trong xã hội.

Lâu dài, nhiều người thay đổi cả nhận thức và sự tự tin rằng vì mình là NLĐ thuộc tầng lớp dưới nên mình không có quyền lên tiếng dẫn đến thu mình, căng thẳng, mất niềm tin. Hình thành nhận thức xã hội rằng “xã hội không công bằng” và “người nghèo luôn bị thiệt thòi”. Điều này khiến họ không còn hứng thú với công việc, mất động cơ, giảm năng suất làm việc.

Giải pháp nào cho lao động tự do bớt đơn độc?

Để giải quyết tình trạng này, cần có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía, bao gồm:

Truyền thông và giáo dục nhận thức:Tuyên truyền tinh thần bình đẳng nghề nghiệp, chống phân biệt đối xử trong lao động. Giáo dục đạo đức ứng xử cho cả khách hàng và NLĐ để tăng cường sự tôn trọng, cảm thông.

Trong đó, chỉ rõ nguyên nhân tâm lý của những hành vi bạo lực, bắt nạt NLĐ chỉ vì thấy mình “trên cơ” người khác, nhưng thực ra là thiếu trưởng thành, thiếu sự kiên nhẫn, thiếu kỹ năng và hành xử bốc đồng.

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp
Nhiều người lựa chọn tìm người giúp việc theo giờ, thay vì làm việc nhà (Ảnh: AI).

Cải thiện khung pháp lý và chính sách bảo vệ lao động tự do:

Xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ lao động tự do, yêu cầu các nền tảng công nghệ cam kết đảm bảo quyền lợi cho họ.

Nghiên cứu mô hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với lao động tự do.

Ban hành quy định về ATLĐ và chế tài xử lý các hành vi bạo lực với lao động tự do.

Thành lập nghiệp đoàn cho lao động tự do: Khuyến khích thành lập hiệp hội hoặc công đoàn cho từng nhóm lao động (tài xế công nghệ, người giúp việc…) để thương lượng điều kiện làm việc, cung cấp tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi chung.

Tổ chức các kênh phản ánh để NLĐ có thể lên tiếng, chia sẻ vấn đề và nhận được sự hỗ trợ.

Ứng dụng công nghệ để bảo vệ NLĐ:Phát triển các nền tảng công nghệ giúp giám sát môi trường làm việc, hỗ trợ khẩn cấp khi NLĐ gặp tình huống nguy hiểm.

Xây dựng hệ thống đánh giá công bằng giữa khách hàng và NLĐ, tránh tình trạng lạm quyền từ phía khách hàng.

Đào tạo kỹ năng và nâng cao năng lực tự bảo vệ:Tổ chức các khóa học về kỹ năng giao tiếp, nhận diện và xử lý bạo lực trong công việc cho NLĐ. Khuyến khích tinh thần đoàn kết giữa những NLĐ để cùng hỗ trợ và bảo vệ nhau.

NLĐ cũng cần được đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp, cách nhận diện các tình huống nguy hiểm và xử lý các tình huống bạo lực. Khuyến khích những NLĐ đoàn kết và hỗ trợ nhau tạo nên sức mạnh tập thể bảo vệ quyền lợi chung.

Lao động tự do đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại nhưng lại đang đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là bạo lực thể chất và tinh thần. Việc bảo vệ họ không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn cần sự chung tay của doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Một môi trường làm việc an toàn, công bằng không chỉ giúp NLĐ có cuộc sống tốt hơn mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân ái hơn.

Tin mới hơn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tại phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025, dựa trên tình hình thực tế về đời sống người lao động hiện nay.
Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin tức khác

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.
Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Xem thêm