Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn có thể bị xử phạt tới 40 triệu đồng.

Trên diễn đàn nhân sự, một thành viên đưa ra tình huống nhờ giải đáp:

“Bên em hiện đang cần cắt giảm một số vị trí nhân sự, trong đó có 1 trường hợp lao động đã làm 10 năm ở công ty và hiện đang là chủ tịch công đoàn, nhiệm kỳ đến năm 2028. Công ty đã đưa thỏa thuận bồi thường, tuy nhiên nhân sự này không đồng ý. Anh/chị nào đã có kinh nghiệm có thể chia sẻ với em được không ạ? Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, nếu làm theo luật thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?
Nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở - Ảnh minh họa

Liên quan đến tình huống trên, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – chuyên viên Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội có giải đáp như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau: “Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động cần phải lưu ý như sau:

- Bắt buộc thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

- Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.

- Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;

b) Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định tại khoản 3 Điều 177 của Bộ luật Lao động trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

c) Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn thì người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Tiền bắt đầu chảy… Tiền bắt đầu chảy…

Trong vòng một tuần qua, ít nhất 6 ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất trở lại sau gần 1 năm các nhà băng ...

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì? Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt ...

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5 Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc ...

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?