Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, họ có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là câu hỏi được đặt ra lúc này. Ảnh mang tính minh họa: Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) vắng ngắt mùa dịch Covid-19. Ảnh giaoducthoidai.vn |
Doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là câu hỏi đặt ra với không ít doanh nghiệp lâm vào tình thế khánh kiệt lúc này.
Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu dịch Covid-19 hoành hành trong vòng 6 tháng, có thể có tới 73,8% số doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Đương nhiên khi đó doanh nghiệp không có khả năng bảo đảm việc làm, trả lương cho người lao động. Hiện tình hình sản xuất đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các lĩnh vực du lịch, hàng không, dệt may, các ngành dịch vụ… Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động đang đoàn kết, chia sẻ khó khăn, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tiến tới khôi phục, ổn định sản xuất.
Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nguồn nguyên, vật liệu từ nước ngoài; sản phẩm đầu ra phục vụ xuất khẩu mà đích đến là các quốc gia đang bùng phát dịch thì hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đình đốn, nợ tăng cao, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, nợ lương công nhân, thậm chí không có khả năng trả lương công nhân.
Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19; nhiều doanh nghiệp nhỏ lâm vào cảnh khánh kiệt, phá sản, buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Trong ảnh, Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, một điểm thu hút rất đông du khách trở nên vắng hoe trong mùa dịch. Ảnh baotainguyenmoitruong.vn |
Một số doanh nghiệp tính đến giải pháp thay vì cho nhân viên tạm thời nghỉ việc, đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động. Pháp luật hoàn toàn cho phép các doanh nghiệp làm việc này (tất nhiên còn các yêu cầu, điều kiện liên quan). Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 thì: “Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (địch họa, dịch bệnh...) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc”.
“Lý do bất khả kháng” được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Dịch bệnh Covid-19 là một lý do bất khả kháng như vậy.
Do đó, trong tình hình hiện nay, nếu doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất, không bán được sản phẩm, không có khả năng trả lương thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Vì nguyên nhân bất khả kháng không thể khắc phục được, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Trong ảnh: Một con phố sầm uất của Hà Nội cũng vắng vẻ trong những ngày dịch Covid -19. Ảnh vov.vn |
Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước theo mốc thời gian: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp này, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trước đó. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.
Bên trong trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 có kết quả sau 10 phút Sáng nay (31/3), trạm di động xét nghiệm nhanh Covid-19 ngoài cộng đồng chính thức hoạt động tại khuôn viên trường THCS Đống Đa (phường Kim ... |
Người già giữa đại dịch Cụ ông 89 tuổi lặng lẽ đạp xe đến điểm cách ly để trao tặng gạo, rau muống... và số tiền 20 ngàn đồng, món ... |
Bé trai 10 tuổi tại TP HCM mắc Covid-19 đã đi những đâu? Sáng ngày 31/3 Bộ Y tế đã công bố ca nhiễm Covid-19 thứ 204 là một bé trai 10 tuổi. Bé trai này được cách ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 31/3 Tính đến 7h sáng ngày 31/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 784.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |