Khu cách ly phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh tuoitre.vn |
Sau khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 thứ 17, Hà Nội đã nâng cảnh báo về dịch Covid-19 lên một bậc, mở rộng rà soát những người tiếp xúc với bệnh nhân để đưa vào diện cách ly.
Những người phải cách ly được hưởng quyền lợi gì?
Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B phải được cách ly.
Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác. Nghị định số 101/2010/NĐ-CP quy định biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp như sau:
- Người mắc bệnh, mang mầm bệnh, nghi ngờ mắc bệnh dịch đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
- Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà, tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, nếu số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch thì sẽ áp dụng cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác.
Căn cứ vào Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người nhiễm Covid-19 sẽ được khám và điều trị miễn phí. Thông tư số 32/2012/TT-BTC cũng quy định người bị cách ly y tế do nhiễm bệnh sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Những người bị cách ly mà chưa hoặc không nhiễm bệnh được hưởng những quyền lợi gì?
Theo hướng dẫn tại Thông tư 32/2012/TT-BTC, người cách ly y tế tại nhà không được hỗ trợ.
Cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho dân cư chung cư Hòa Bình, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh bị cách ly sau khi bệnh nhân số 48 cư trú tại đây bị phát hiện dương tính với Covid-19. Ảnh zing.vn |
Các chế độ hỗ trợ chỉ được áp dụng đối với người bị cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cửa khẩu, cách ly tại địa điểm khác. Cụ thể:
- Được cấp không thu tiền: Nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bản chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt;
- Được miễn chi phí di chuyển từ nhà, từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác;
- Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác trong phạm vi quyền lợi (đối với người có thẻ bảo hiểm y tế);
- Trường hợp người bị cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt;
- Được cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả.
- Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo, được hỗ trợ tiền ăn 40.000 đồng/ngày. Được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ (nếu có).
Người dân Sơn Lôi phấn khởi khi hết thời hạn phong tỏa, cách ly. Ảnh tuoitre.vn |
Như vậy, hiện người bị cách ly y tế phải tự chi trả tiền ăn trong thời gian bị cách ly. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các địa phương đều chi trả chi phí tiền ăn đối với các trường hợp bị cách ly y tế để tạo điều kiện cho người bị cách ly. Đây là một nỗ lực rất lớn của nhà nước trong việc ngăn ngừa dịch bệnh, tạo điều kiện để người dân chủ động, tích cực phòng chống dịch Covid-19.
Lòng hảo tâm, tình đồng bào và Covid-19 |
Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 như thế nào? |
Bộ Y tế: Hướng dẫn những việc cần làm khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở Bộ Y tế vừa đưa hướng dẫn cụ thể đối với người dân khi có những biểu hiện (sốt, ho, đau họng, khó thở) trong ... |
Bộ Y tế: Khuyến cáo khi học sinh đi học, không nên dùng chung đồ, không bật điều hoà Bộ Y tế khuyến cáo, khi học sinh đi học, các trường không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, khăn, gối, chăn… ... |