Đề xuất đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội cho công nhân vào kế hoạch đầu tư công
Hoạt động Công đoàn - 28/07/2021 11:44 Ý YÊN
Đại biểu Nguyễn Đình Khang tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều 27/7 |
Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều 27/7 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ trình Quốc hội, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (đại biểu Quốc hội đoàn Ninh Thuận) bày tỏ sự đồng tình cao về Tờ trình với cách tiếp cận, phương pháp cân đối, khoa học, khả thi của Chính phủ.
Đồng thời góp ý, đề nghị bổ sung danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân vào danh mục đầu tư công, mong muốn Quốc hội thảo luận, thông qua và quan tâm bố trí vốn cho nhiệm vụ này.
Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, một trong những vấn đề bức xúc hàng đầu hiện nay của công nhân lao động cả nước là vấn đề nhà ở. Thực tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, bức xúc này càng lộ rõ. Hàng triệu công nhân từ Bắc chí Nam khi bị cách ly, phong tỏa nhiều ngày trong thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng phải sống trong các phòng trọ do người dân xây dựng tự phát, chật chội, ẩm thấp, thiếu tiện nghi tối thiểu, giá thuê cao.
Khu nhà ở công nhân Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội - Ảnh: Anh Tuấn |
Điển hình có những địa phương tại một thôn ở gần các KCN chỉ có hơn 1.000 dân nhưng lại là nơi lưu trú của gần 10.000 công nhân lao động. Điều này tạo nên sức ép rất lớn về mật độ dân số, gây áp lực về hạ tầng xã hội và dễ phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, cả nước hiện chỉ có 214 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600 ha (trong đó đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250 ha). Như vậy, mới chỉ có khoảng 41% diện tích đất được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng. Riêng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đến nay cả nước mới có 2.580.000 m2, đủ bố trí cho khoảng hơn 330 nghìn người lao động.
Theo ông Khang: "Con số này thật quá ít ỏi so với thực tế nhu cầu về nhà ở của hàng chục triệu công nhân".
"Mặc dù những năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, điển hình là việc Chính phủ ban hành các Nghị định số 99 và 100 năm 2015 và đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49 ngày 01/4/2021 nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội nhưng các chính sách này tới nay có lẽ chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư. Vì vậy mà những bức thiết về nhà ở cho công nhân lúc nào cũng nóng bỏng", ông Khang đưa ý kiến.
Khu nhà ở công nhân tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội |
Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 16 ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ đều đề cập và nhấn mạnh ưu tiên xây dựng nhà ở cho công nhân.
“Để hiện thực hóa chủ trương tốt đẹp, nhân văn này, tôi đề nghị Chính phủ cần xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, đặt mục tiêu rõ ràng để thực hiện. Đồng thời, cũng rất cần thiết phải bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước để làm “vốn mồi” cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân vì chúng ta không thể khoán trắng nhà ở xã hội cho các nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước’’, đại biểu Nguyễn Đình Khang đề xuất.
Người đứng đầu tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ đã rất cố gắng cân đối để trình Quốc hội dự kiến dành hơn 27% ngân sách cho đầu tư phát triển, con số này có trở thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Từ thực tế cấp bách về vấn đề nhà ở cho công nhân, đại biểu Nguyễn Đình Khang trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, xem xét, bổ sung trong kế hoạch vốn một gói để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, chăm lo cho công nhân - lực lượng đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng rất dễ bị tổn thương để hướng đến xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
“Các cử tri là công nhân, lao động cả nước tin tưởng rằng, mong muốn của họ sẽ được Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và toàn xã hội quan tâm để họ có điều kiện tái tạo sức lao động, yên tâm hăng say lao động sản xuất, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang bày tỏ.
Nữ công nhân F1 nghẹn ngào với nỗi đau mất con giữa mùa dịch: “Mẹ xin lỗi con!” Đến tận bây giờ, khi nghĩ lại khoảng thời gian trong tháng 6 vừa qua, chị Lộc Bích Ly (29 tuổi, công nhân Công ... |
Đi về nhà Từng tốp, hàng chục, hàng trăm người lao động trên địa bàn các tỉnh phía Nam đã đi xe máy về quê. Hình ảnh đoàn ... |
Bình Dương sẽ tổ chức tiêm vắc xin cho trên 1 triệu người dân, lao động Đây là thông tin được UBND tỉnh Bình Dương cho biết tại Lễ phát động tiêm chủng vắc xin và phun khử khuẩn trên diện ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng