Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9 năm 2023 là 14.273 lao động (5.402 lao động nữ).
Cụ thể, số lao động đi xuất khẩu lao động cao nhất là sang Nhật Bản, với 8.475 người (trong đó có 3.831 lao động nữ), tiếp đến là Đài Loan với 4.512 lao động (trong đó có 1.391 lao động nữ), Hàn Quốc với 505 lao động (trong đó có 47 lao động nữ), Trung Quốc 198 lao động nam, Hungari 146 lao động (có 90 lao động nữ), Singapore 51 lao động nam, Malaysia 34 lao động (có 10 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 9 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động (trong đó có 38.816 lao động nữ), đạt 101,37% kế hoạch năm 2023.
Nhật Bản dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Tiếp đến là thị trường Đài Loan. Ngay sau đó, Hàn Quốc cũng là những thị trường có nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải chủ động hơn trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh minh họa |
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng với việc mở rộng thị trường, việc nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ được chú trọng. Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải chủ động hơn trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong đó, cần tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc nước ngoài với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để làm sao có nguồn lao động, đáp ứng được yêu cầu, điều kiện của các đối tác nước ngoài.
Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư; b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này; c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này; đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Có trang thông tin điện tử. |
Công đoàn Công thương Việt Nam làm việc với đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Pháp Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, Công đoàn Công ... |
Các phương tiện cấp cho người lao động làm việc nạo vét bùn ở cống ngầm Việc cấp phương tiện bảo vệ lao động cá nhân cho người lao động được phía người sử dụng lao động thực hiện dựa trên ... |
Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng Một số tổ chức, các nhân đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường... ... |