Cử tri Hà Nội kiến nghị 4 vấn đề “nóng” về bất động sản
Kinh tế - Xã hội - 01/11/2023 18:03 MINH NGUYỆT
Ảnh minh hoạ: Internet |
Trong kiến nghị gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Ban Dân nguyện Quốc hội, cử tri Thành phố Hà Nội cho biết: “Ngày 24/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 993/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nêu các nội dung: đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030” và “đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội”.
Liên quan đến chính sách phát triển nhà ở xã hội, cử tri Thành phố Hà Nội đề cập 3 nội dung lớn.
Cụ thể, về vấn đề nhà ở thương mại, từ năm 2014 đến nay, Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố đã tạo quá nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Các dự án khu đô thị, chung cư thương mại phát triển bùng nổ, tuy nhiên giá bán nhà ở thương mại quá cao, nên công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và người lao động không thể mua được nhà bằng đồng lương của mình.
Các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không bán được nhà dẫn đến hậu quả là thị trường bất động sản nhà ở thương mại bị “đóng băng”, hàng chục nghìn khu đô thị, chung cư thương mại, đất nền bỏ hoang, không có người ở. Tình trạng này còn kéo dài đến năm 2030.
Về vấn đề nhà ở xã hội, khoản 2 Điều 56 Luật Nhà ở 2014 quy định: hàng năm UBND các tỉnh, thành phố phải bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng tổ chức đấu thầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hợp pháp (Nhà nước không phải đền bù, giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng), phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có năng lực kinh nghiệm, có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp đó được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Điểm đ khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 quy định: được miễn tiền sử dụng đất khi thực hiện dự án nhà ở xã hội. Từ năm 2014 đến nay, rất ít UBND các tỉnh, thành phố thực hiện quy định tại Điều 56, Điều 57 Luật Nhà ở năm 2014. Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, tại Hà Nội chỉ có 01 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án.
Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ đã đưa ra quy định hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội: Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách được miễn tiền sử dụng đất, được dành 20% tổng diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội để xây dựng nhà ở thương mại, trường hợp không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng nhà ở thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán theo giá kinh doanh thương mại.
Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ đã bãi bỏ quy định “trường hợp không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng nhà ở thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán theo giá kinh doanh thương mại”.
Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách chỉ được miễn tiền sử dụng đất.
Ngày 13/07/2022, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 610/QĐ- BXD công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo quy định tại phần 2, chương I, mục 1 Quyết định này, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở chung cư thương mại áp dụng cho công trình từ 15 đến 20 tầng là: 11.187.000 đồng/m2; suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dạng chung cư từ 15 đến 20 tầng là: 8.525.000 đồng/m2.
Hai loại công trình đều áp dụng theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4451:2012 “Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 04:2021/BXD về Nhà chung cư, Quy chuẩn QCVN06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, nhưng suất vốn đầu tư của chung cư thương mại cao hơn 31% so với nhà ở xã hội dạng chung cư. Ngoài ra lợi nhuận của chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định tối đa là 10%.
Về đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030”. Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 quy định 10 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; 4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước có khoảng 52 triệu lao động, 42% người lao động tương đương 21,84 triệu người chưa có nhà ở. Chính phủ đưa ra Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030”, còn 20,84 triệu lao động bao giờ mua được nhà ở xã hội
Trước những thực tế nêu trên, cử tri Hà Nội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện Quốc hội yêu cầu Chính phủ và Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội và thông báo cho cử tri được biết 4 kiến nghị.
Thứ nhất, Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Bộ ngành ban hành sau cần đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội hơn những quy định trước đây. Tại sao những quy định tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ đã bãi bỏ 02 quy định hỗ trợ đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, đó là “Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách được dành 20% tổng diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội để xây dựng nhà ở thương mại.
Bên cạnh còn là trường hợp không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng nhà ở thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán theo giá kinh doanh thương mại”.
Đây là 2 quy định cơ bản nhất để hỗ trợ doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội mà không bị lỗ vốn, trong khi giá thành xây dựng và giá bán nhà ở xã hội do UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt, lợi nhuận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được quy định tối đa là 10%.
Thứ hai, tại sao Quyết định số 610/QĐ- BXD ngày 13/07/2022 của Bộ Xây dựng quy định với tiêu chuẩn xây dựng như nhau lại đưa ra 2 suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở chung cư, trong đó suất vốn đầu tư nhà ở xã hội thấp hơn 31% so với suất vốn đầu tư nhà ở thương mại trong khi lợi nhuận tối đa của đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định là 10%.
Thứ ba, Điều 56 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: hàng năm UBND các tỉnh, thành phố phải bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng, tổ chức đấu thầu xây dựng nhà ở xã hội nhưng lại không thu được tiền sử dụng đất do Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 quy định: chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách được miễn tiền sử dụng đất.
Việc ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ và Quyết định số 610/QĐ- BXD ngày 13/07/2022 của Bộ Xây dựng có phải nhằm mục đích không khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đây có phải là biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã nhiều lần họp để đưa ra phương án giải cứu cho bất động sản tồn kho của 22 doanh nghiệp bất động sản lớn.
Thứ tư, quỹ đất, nguồn vốn ở đâu để thực hiện Đề án án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030” và bao giờ sẽ triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho 20,84 triệu lao động là công chức, viên chức loại A2, A1, A0, B, C làm việc trong các Ban của Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang và công chức, viên chức của các tỉnh, thành phố, quận, huyện đang làm việc tại trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tập trung rà soát quỹ đất, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng tập trung phối hợp với các địa phương rà soát ... |
Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội- Kỳ 1: Nhà ở cho công nhân, tư duy bao cấp hay thị trường? Trong các chỉ số đánh giá về an sinh xã hội của một quốc gia, khả năng tiếp cận nhà ở được xem là chỉ ... |
Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội - Kỳ cuối: Công nhân cần “chỗ ở” hay “nhà ở”? Đầu năm nay, Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:42
Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:17
Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:59
Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:29
Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:09
XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn
Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:00
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.
- 04 mục tiêu của đề án nâng cao sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động giai đoạn 2024-2030
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy