Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong đại dịch Covid- 19
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2020 09:00 Nhóm PV
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
Tại Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô…
Thành phố Đà Nẵng vừa “gượng dậy” sau đại dịch thì tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề của đợt dịch thứ 2.
Thống kê mới nhất, có 145 doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 ở các mức độ khác nhau. Trong đó có 38 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, giãn tiến độ, 22 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do khó khăn về nguyên liệu, đầu ra sản phẩm, cho công nhân nghỉ để phòng chống dịch. Kể từ khi dịch Covid-19 đợt 2 xảy ra đến nay có 1.508 người lao động bị ảnh hưởng, trong đó 191 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 556 lao động tạm thời ngừng việc và 761 lao động thuộc các trường hợp khác.
Vậy, phải làm gì để giúp doanh nghiệp thực hiện “mục tiêu kép” là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp?
Đây cũng chính là nội dung của chương trình Tọa đàm trực tuyến “Đà Nẵng: Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong đại dịch Covid- 19” do Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện, với sự tham gia của các vị khách mời là Bà Đinh Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng; Ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng; Ông Trần Văn Tỵ, Phó Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp Đà Nẵng; Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời là Giám đốc Công ty CP Vietnam TravelMart, doanh nghiệp lữ hành lớn ở miền Trung.
Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tuyến. |
Chương trình tọa đàm trực tuyến hôm nay sẽ được phát sóng trực tiếp trên website của Tạp chí điện tử Cuộc sống An toàn (Cuocsongantoan.vn).
Đại diện Ban tổ chức, Nhà báo Trần Duy Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, cho biết: Đà Nẵng đang trở thành một trong những “điểm nóng” của dịch Covid-19. Ảnh hưởng của dịch bệnh là rất lớn đến đời sống, việc làm của doanh nghiệp và người lao động. Một lần nữa chúng ta phải thực hiện "mục tiêu kép". Với lý do đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức buổi tọa đàm “Đà Nẵng: Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong đại dịch Covid- 19”. Xin cảm ơn các vị khách mời và bạn đọc đã đón xem chương trình này.
Tháo gỡ khó khăn cho người lao động
Bà Đinh Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong đợt dịch thứ hai, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) và người dân Đà Nẵng bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đợt đầu rất nhiều. Trong đợt địch đầu tiên, làn sóng chỉ mới tác động phần nào đến sức khỏe doanh nghiệp. Nhưng trong đợt dịch thứ hai, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và đã có ca nhiễm trong CNLĐ. Rất nhiều doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất trong đợt dịch đầu tiên, người lao động chưa tìm được việc làm mới thì dịch bệnh đã quay trở lại dẫn đến khó khăn chồng chất đối với doanh nghiệp và người lao động.
Theo thống kê có hơn 56.000 người lao động phải nghỉ việc luân phiên, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động… Trong số đó có hơn 44.000 người lao động làm việc trong khối ngành nghề du lịch, dịch vụ và nghỉ dưỡng. Đó là con số rất lớn. Đối với lực lượng CNLĐ có may mắn hơn một chút, vẫn giữ được việc làm nhưng lại có vợ hoặc chồng làm giáo viên mầm non, làm nghề du lịch, dịch vụ không có việc làm, phải ở nhà hoàn toàn nên đời sống cũng rất khó khăn.
Có thể nói Chính phủ và Thành phố Đà Nẵng rất nhanh chóng đề xuất các chủ trương, chính sách nhằm có sự chia sẻ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân, doanh nghiệp và công nhân, viên chức, lao động.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố, các cơ quan chức năng cũng nhanh chóng triển khai các chính sách đến với đơn vị, doanh nghiệp, người dân. Tổ chức Công đoàn cũng đã quan tâm, xin chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trích kinh phí tài chính công đoàn tiếp tục hỗ trợ cho người lao động khó khăn bị tác động bởi dịch bệnh.
Khó khăn lớn nhất chưa phải là vốn
Trước làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng, nhận định: Đối với các doanh nghiệp ở các địa phương bị ảnh hưởng, vấn đề đầu tiên khó khăn nhất chưa phải là vốn. Hệ thống ngân hàng hiện đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp trong vấn đề xảy ra đại dịch. Do vậy, vấn đề huy động vốn chưa phải khó khăn nhất.
Căng thẳng nhất hiện nay là nguồn tiền của các doanh nghiệp và người dân đang bị ảnh hưởng là hết sức nặng nề. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ ngân hàng và đối tác không có khả năng thanh toán.
Trong đợt dịch đầu tiên, ảnh hưởng của dịch bệnh đến dòng tiền của doanh nghiệp chỉ mới dừng ở mức tương đối. Tuy nhiên, trong lần thứ hai, ảnh hưởng là hết sức nghiêm trọng. Đối với, hệ thống Ngân hàng Thành phố Đà nẵng, sau khi nhận Thông tư 01, chúng tôi đã nhanh chóng triển khai quyết liệt các giải pháp. Ngân hàng Nhà nước Thành phố Đà Nẵng đã báo cáo lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các chủ trương tại Thông tư 01. Đồng thời thông báo đến người dân, doanh nghiệp trên tất cả các hệ thống ngân hàng thương mại, truy cập và nắm bắt đầy đủ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, chúng tôi đã giải quyết 18 ý kiến triệt để và 3 ý kiến đang giải quyết.
Làm thế nào để người lao động yên tâm làm việc?
Covid-19 lần thứ 2 có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay có khoảng 145/489 đơn vị bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Trong số đó có 22 doanh nghiệp bị khó khăn, các doanh nghiệp còn lại vẫn hoạt động bình thường. Các khu công nghiệp (KCN) phát hiện 17 ca dương tính và đã cách ly 48 người thuộc diện F1.
Về ứng phó với đại dịch, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn doanh nghiệp khẩn trương triển khai 4 tổ công tác tuyên truyền để nhắc nhở và hướng dẫn kiểm tra phòng, chống dịch.
Ông Trần Văn Tỵ, Phó Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp Đà Nẵng. |
Ông Trần Văn Tỵ, Phó Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp Đà Nẵng, cho biết: "Khi phát hiện ca dương tính, các đơn vị đã trực tiếp kiểm tra để thực hiện cách ly, ổn định tình hình, sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 4/9, chúng tôi đã lấy mẫu 100% người lao động trên địa bàn với 4277 mẫu. Khu Công nghệ cao triển khai tốt công tác phòng chống dịch, kết hợp tốt với chính quyền địa phương. Khử trùng vệ sinh nhà xưởng, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, chủ yếu là các ca lây nhiễm bên ngoài. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm soát các Khu Công nghệ cao, đưa nhân lực, hàng hóa tại các điểm chốt để tạo điều kiện cho người lao động".
Tại Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp Đà Nẵng, đợt 2 của Covid-19 xảy ra khiến 1.500 lao động bị ảnh hưởng, 2 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực khi dịch bệnh xảy ra là Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã thu hút đăng ký đầu tư 13 dự án, trong đó có 12 dự án trong nước với vốn 650 tỷ đồng và dự án FDI trị giá 60 triệu USD.
Qua báo cáo từ công tác kiểm tra, tính đến nay, Khu Công nghệ cao và Các Khu công nghiệp Đà Nẵng đã thực hiện tốt các chính sách cho người lao động và chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho người lao động như thực hiện 100% đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn; hạn chế tập trung đông người...
Doanh nghiệp cần phải chủ động, xây dựng kế hoạch "sống chung" với đại dịch Covid-19
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời là Giám đốc Công ty CP Vietnam TravelMart, chia sẻ: Có thể nói chưa bao giờ du lịch Đà Nẵng, người dân và doanh nghiệp Đà Nẵng đứng trước thử thách rất lớn, thiệt hại nặng nề do Covid-19. Đại dịch lần thứ nhất, các doanh nghiệp đã rất vất vả vượt qua và phục hồi khá tốt vào tháng 6, tháng 7. Tuy nhiên đến tháng 7, gần như chúng ta phải đóng cửa toàn bộ. Cụ thể, hơn 1 000 khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, tham quan gần như tạm dừng hoạt động. Toàn thành phố có khoảng hơn 56.000 lao động, trong đó hơn 44.000 lao động trong ngành du lịch đang hoàn toàn ngừng việc, thiệt hại rất lớn. Ước tính trong năm 2020 với kịch bản lạc quan nhất là tháng 9 này phục hồi thì doanh thu cũng vẫn thấp hơn năm 2019. Thiệt hại phải tính đến vài chục ngàn tỷ về doanh thu. Du lịch bị ảnh hưởng rất lớn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đời sống người lao động.
Hiện nay nhiệm vụ lớn nhất là làm sao giúp doanh nghiệp tồn tại, vượt qua khó khăn. Nếu kéo dài không nhận được sự giúp đỡ từ Chính phủ, cơ quan chức năng thì nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa phá sản, nhiều lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Chúng tôi vừa giúp doanh nghiệp tồn tại vừa hỗ trợ đời sống người lao động, cụ thể là đã triển khai nhiều việc như: Một số đối tượng lao động được hỗ trợ, giảm chi phí điện nước, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
Tuy nhiên, các biện pháp nếu không tiếp tục gia hạn, thêm các gói cứu trợ thì doanh nghiệp tiếp tục khó khăn. Chúng tôi tiếp tục có kiến nghị tập trung vào một số nhóm giải pháp. Thứ nhất, các gói cứu trợ từ ngân hàng. Đó là đẩy mạnh thêm chính sách tài chính mạnh mẽ hơn. Giảm sâu lãi vay, tiếp tục cho vay mới với các điều kiện. Các doanh nghiệp lớn rất khó khăn. Không có doanh thu đồng nghĩa với việc không có gì trả nợ nên nếu không có vay mới thì doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Thứ hai là đẩy mạnh giảm thuế VAT. Doanh nghiệp trong năm 2020 gần như 'đói lả', muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì gần như các doanh nghiệp không tiếp cận được. Do đó, chúng tôi đề nghị giảm ít nhất 5% đến hết 2020 để cứu doanh nghiệp.
Ông Dũng nhấn mạnh, hiện nay chúng tôi tập trung rà soát lao động, tái cấu trúc doanh nghiệp, rà soát khách hàng để sau khi phục hồi thì sử dụng lại những lao động đó. Vấn đề quyết định hiện nay vẫn là sự phục hồi của dòng tiền, doanh thu. Chúng tôi sẽ sử dụng lại lao động đã bị nghỉ việc trừ trường hợp họ có công việc mới tốt hơn.
Theo bà Đinh Thị Thanh Hà, với góc nhìn và hoạt động công đoàn thì không phân biệt người lao động ở khu vực nào mà tập trung ở tất cả khu vực như nhau. Tuy nhiên, sau khi bị tác động bởi dịch Covid từ đợt 1, đến đợt 2 thì có đối tượng cần chăm lo là dịch vụ du lịch và giáo viên mầm non tư thục. Hai đối tượng này đã được hỗ trợ từ nguồn 1,5 tỷ đồng.
"500 nghìn, 1 triệu so với khó khăn của người lao động thì như muối bỏ bể. Chúng tôi mong muốn kinh tế phục hồi, doanh nghiệp hoạt động thì người lao động có việc làm, cuộc sống bền vững hơn", bà Hà chia sẻ.
Tháng 4, Công đoàn thành phố đã phối hợp với hiệp hội du lịch tổ chức khóa tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động. Ngành Du lịch đang ngủ đông thì Công đoàn thành phố tổ chức 2 lớp tập huấn cho tất cả các ngành nghề. Thời gian tới chúng tôi tính tiếp cận đến đối tượng giáo viên tư thục vì Tổng Liên đoàn đã xây dựng đề án Công đoàn đồng hành cùng Chính phủ, trong đó có công đoàn nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động...
Thổi giá thiết bị - “nan y” của ngành Y “Thay vì trả 4 triệu đồng cho 1 ca phẫu thuật, số tiền bệnh nhân phải trả là 23 triệu đồng do thiết bị dùng ... |
"Chồng em ngoại tình, nên đánh ghen thế nào cho ngầu?" Khi người chồng ngoại tình, người vợ thường có xu hướng rủ người đánh ghen. Nhiều khi "cái sảy nảy cái ung", vì muốn ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 19:17
Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
Thị trường chung cư Hà Nội liên tục lập mặt bằng giá mới, trong khi nhiều chuyên gia dự báo chờ đợi giảm giá trong năm 2025 là bất khả thi. Bởi vậy, thời điểm này sẽ là cơ hội “quý hơn vàng” để sở hữu căn hộ nội đô có mức giá chỉ từ 62 triệu đồng/m2, trước khi thị trường chung vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 13:31
Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
Tỉnh Vĩnh Phúc đang nổi bật với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút thành công 15 dự án lớn, trọng điểm, tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 15:03
Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn
Clip từ camera an ninh đúng chỗ vụ tai nạn cho thấy nếu chiếc xe tải va phải xe 16 chỗ vượt ẩu, hậu quả có thể thảm khốc hơn nhiều.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:16
Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:03
Xe tự chế Nhết TV mô phỏng siêu xe Koenigsegg Jesko chạy thử thành công
Chiếc xe tự chế của Nhết TV đã chạy thử sau 10 tháng, dự kiến sẽ được làm hoàn chỉnh trong hơn một tháng tới đây.